Hóa học Lớp 8

S + HNO3 → H2SO4 + NO2 + H2O

S + HNO3 → H2SO4 + NO2 + H2O được Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế biên soạn là phương trình phản ứng oxi hóa khử, ở phương trình này lưu huỳnh đóng vai trò là chất khử. Hy vọng với phản ứng này sẽ giúp bạn đọc viết và cân bằng chính xác, cũng như vận dụng tốt vào các dạng bài tập liên quan. Từ đó học tốt môn Hóa học hơn. Mời các bạn xem chi tiết phản ứng dưới đây.

1. Phương trình S thể hiện tính khử

S + 6HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

S thể hiện tính khử khi tác dụng có tính oxi hóa mạnh

2. Điều kiện phản ứng xảy ra giữa S và HNO3 

Nhiệt độ, HNO3 đặc

Có thể bạn cần

3. Tính chất hóa học của lưu huỳnh 

a. Tác dụng với kim loại và hidro

S thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại và hidro.

  • Tác dụng với hiđro:

H2 + S → H2S (350oC)

  • Tác dụng với kim loại (có to, tạo sản phẩm có số oxh thấp của kim loại).

Fe + S overset{t^{o} }{rightarrow}

FeS

Zn + S overset{t^{o} }{rightarrow}

ZnS

Hg + S overset{t^{o} }{rightarrow}

HgS

(Thủy phân sunfua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường nên thường dùng S khử độc Hg)

Chú ý: Một số muối sunfua có màu đặc trưng: CuS, PbS, Ag2S (màu đen); MnS (màu hồng); CdS (màu vàng) → thường được dùng để nhận biết gốc sunfua.

– Muối sunfua được chia thành 3 loại:

+ Loại 1. Tan trong nước gồm Na2S, K2S, CaS và BaS, (NH4)2S.

+ Loại 2. Không tan trong nước nhưng tan trong axit mạnh gồm FeS, ZnS, …

+ Loại 3. Không tan trong nước và không tan trong axit gồm CuS, PbS, HgS, Ag2S, …

b. Tác dụng với phi kim và hợp chất

S thể hiện tính khử khi tác dụng với 1 số phi kim và 1 số hợp chất có tính oxi hóa.

  • Tác dụng với oxi:

S + O2overset{t^{o} }{rightarrow}

SO2

S + F2overset{t^{o} }{rightarrow}

SF6

  • Tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh:

S + H2SO4 đặcoverset{t^{o} }{rightarrow}

3SO2 + 2H2O

S + 4HNO3 đặcoverset{t^{o} }{rightarrow}

2H2O + 4NO2 + SO2

4. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh

A. chất rắn màu vàng, giòn

B. không tan trong nước

C. có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ sôi của nước

D. tan nhiều trong benzen, ancol etylic

Đáp án D

Câu 2. Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

A. vôi sống.

B. cát.

C. muối ăn.

D. lưu huỳnh.

Đáp án D

Thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh ngay tại điều kiện thường:

Hg + S → HgS ↓

Do đó khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là lưu huỳnh.

Câu 3. Đun nóng 4,8 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh (trong điều kiện không có không khí), thu được chất rắn X. Cho toàn bộ X vào lượng dư dung dịch HCl, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24

B. 3,36

C. 4,48

D. 6,72

Đáp án C

Phương trình hóa học

Mg + S overset{t^{circ } }{rightarrow}

MgS

nMg = 4,8/24 = 0,2 (mol);

nS = 9,6/32 = 0,3 (mol)

Xét tỉ lệ số mol ⇒ S dư; lượng chất các chất trong bài tính theo số mol của Mg

nMg = nMgS = 0,2 (mol)

Phương trình hóa học

MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S ↑

⇒ V = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Câu 4. Cho 11 gam hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng với bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí) thấy có 12,8 gam lưu huỳnh tham gia phản ứng. Khối lượng sắt có trong 11 gam hỗn hợp đầu là

A. 5,6 gam.

B. 11,2 gam.

C. 2,8 gam.

D. 8,4 gam.

Đáp án A

nS = 12,8/32 = 0,4 (mol)

⇒ mhh = mFe + mAl

Bảo toàn electron: 2nFe+ 3nAl = 2nS

⇒ 56nFe + 27nAl = 11 ; 2nFe + 3nAl = 2.0,4)

⇒ nFe = 0,1 nAl = 0,2) ⇒ mFe = 0,1.56 = 5,6 (gam)

Câu 5. Đun nóng 9,6 gam bột Mg với 9,6 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hoàn toàn A vào dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí B. Xác định khối lượng mol khí B

A. 9

B. 13

C. 26

D. 5

Đáp án C

Phương trình hóa học

Mg + S → MgS

MgS + 2HCl → MgCl2 + H2S

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

nMg = 0,4 (mol); nS = 0,3 (mol)

nH2S = nMgS = nS = 0,3 mol;

nH2 = nMg (dư) = 0,4 – 0,3 = 0,1 (mol)

→ MY = (0,3.34 + 0,1.2)/(0,3 + 0,1) = 26

Câu 6. Hấp thụ 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch KOH xM. Tính a biết sau phản ứng chỉ thu được muối trung hòa.

A. 0,75M

B. 1,5M

C. 0,5M

D. 0,25M

Đáp án A

Vì đề cho chỉ tạo muối trung hòa nên chỉ xảy ra phản ứng

SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

0,15 → 0,3

nSO2 = 0,15 mol ,

VKOH = 200 ml = 0,2 lít

→ a = CMKOH = 0,15/0,2 = 0,75M

Câu 7. Dẫn khí SO2 qua 200 ml dung dịch Ca(OH)2 xM thu được 21,7 g kết tủa, thêm tiếp dung dịch NaOH đến dư vào lại thu thêm 10,85 gam kết tủa nữa. Tính x

A. 0,75M

B. 1,5M

C. 0,5M

D. 0,25M

Đáp án A

Thêm NaOH lại thu thêm kết tủa, chứng tỏ trong dung dịch tồn tại muối Ca(HSO3)2, mà vẫn có kết tủa

→ tồn tại 2 muối

n↓(1) = 21,7/217 = 0,1 mol

n↓(2) = 10,85/217 = 0,05 mol

Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3 ↓+ H2O

0,1 0,1

Ca(OH)2 + 2SO2 → Ca(HSO3)2

0,05 ← 0,05

Ca(HSO3)2 + 2NaOH → CaSO3 ↓ + Na2SO3 + 2H2O

0,05 ← 0,05

nCa(OH)2 = 0,1 + 0,05 = 0,15 mol → a = = 0,75M

Cách 2: ∑n↓ = 0,1 + 0,05 = 0,15 mol

Ca(OH)2 → CaSO3

0,15 ← 0,15

→ a = 0,15/0,2 = 0,75M

Câu 8. Đung nóng 9,75 gam kali với một phi kim X dư thu được 13,75 gam muối. Hỏi X là phi kim nào sau đây?

A. Cl

B. Br

C. S

D. N

Đáp án C

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan 

………………………………

Trên đây Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế đã giới thiệu S + HNO3 → H2SO4 + NO2 + H2O. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 10 để có thể cập nhật thêm nhiều tài liệu mới nhất.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button