Dàn ý thông điệp và tấm lòng nhân ái của nhà văn trong truyện Cô bé bán diêm
1. Mở bài
– Giới thiệu khái quát về tác giả An – đéc – xen (những nét chính về cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)
– Giới thiệu khái quát về truyện Cô bé bán diêm (những đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)
– Nêu vấn đề bàn luận: Thông điệp và tấm lòng cảm thông nhân ái của nhà văn trong truyện Cô bé bán diêm.
2. Thân bài
a. Niềm thương cảm với những con người nghèo khổ đặc biệt là trẻ em bất hạnh
– Hoàn cảnh của cô bé bán diêm:
+ Mồ côi mẹ, sống với người cha hà khắc, trong đêm giao thừa lạnh giá “đầu trần, chân đất, bụng đói” đi bán từng que diêm.
+ Không dám trở về nhà vì cả ngày em không bán được bao diêm nào rồi em sẽ bị bố đánh.
→ Đáng thương, tội nghiệp.
– Nghệ thuật: Tương phản, đối lập
→ Tác giả đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của mình trước hoàn cảnh của cô bé, đồng thời, qua đó cũng gợi lên trong người đọc niềm cảm thương với những số phận nghèo khổ, đặc biệt là trẻ em.
b. Niềm cảm thông và tình yêu thương sâu sắc đối với em bé đáng thương, bất hạnh.
– Giữa đêm tối, em bé đã quyết định quẹt những que diêm và sau những lần quẹt diêm ấy, giữa hai bờ của hiện thực và mộng ảo, nhà văn đã để cho em bé có những giấc mơ thật đẹp nhưng cũng thật xót xa.
+ Lần 1: Em bé tưởng tượng mình đang ngồi trước một cái lò sưởi với “một hơi nóng dịu dàng” nhưng rồi ánh sáng của que diêm vụt tắt, để lại trong em nỗi sợ hãi sẽ bị bố đánh.
+ Lần 2: Nhìn thấy một con ngỗng quay với mâm cỗ thịnh soạn nhưng rồi que diêm ấy cũng vụt tắt.
+ Lần 3: Nhìn thấy “một cây thông Nô-en”, nhưng ánh sáng của que diêm thứ ba cũng vội vụt tắt đi.
+ Lần 4: Được gặp người bà hiền hậu, yêu quý của em và em xin phép bà cho em được theo cùng.
+ Lần 5: Đốt hết những que diêm còn lại để níu chân bà ở lại nhưng điều đó là không thể, hai bà cháu đã nắm tay nhau về với Thượng đế.
→ Bằng những yếu tố tưởng tượng, kì ảo, tác giả An-đéc-xen đã để cô bé bán diêm thực hiện được những mong ước của mình – những thứ mà trong cuộc sống đời thường cô bé tội nghiệp, đáng thương ấy chưa bao giờ có được.
→ Điều ấy xét đến cùng là biểu hiện của sự cảm thông và tình yêu thương sâu sắc mà tác giả An-đéc-xen dành cho cô bé bán diêm tội nghiệp.
c. Nỗi đau xót xa và lòng thương cảm sâu sắc của tác giả trước cái chết của cô bé bán diêm
– Truyện kết thúc bằng cái chết của em bé và sự thờ ơ, dửng dưng của những người qua đường.
– Em bé đã chết không chỉ bởi cái lạnh lẽo, giá rét của tiết trời mà còn bởi sự vô tâm, thờ ơ của chính những con người trong xã hội ấy.
→ Tác giả đã thể hiện nỗi đau xót xa trước những số phận nghèo khó, đặc biệt là trẻ em và gián tiếp lên án sự vô tâm, thờ ơ, dửng dưng của những con người trong xã hội.
3. Kết bài
Khái quát về thông điệp, tấm lòng nhân ái của nhà văn qua truyện Cô bé bán diêm và nêu cảm nhận của bản thân.
Xem bài mẫu: Thông điệp và tấm lòng nhân ái của nhà văn trong truyện Cô bé bán diêm
Sau khi đón đọc dàn ý Thông điệp và tấm lòng nhân ái của nhà văn trong truyện Cô bé bán diêm, các bạn có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 8 như: Cảm nhận về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác; Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu; Phân tích bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà; Cảm nhận về bài thơ Ông đồ; Phân tích bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ;…