Lớp 8

Dàn ý thuyết minh về một trò chơi dân gian

I. Dàn ý Thuyết minh về một trò chơi dân gian

1. Mở bài

Giới thiệu về trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê

2. Thân bài

– Nguồn gốc của trò chơi bịt mắt bắt dê
– Giái thích cái tên của trò chơi: Tại sao gọi là “bịt mắt bắt dê”?
– Đối tượng tham gia chơi
– Các dịp tổ chức trò chơi (lễ hội, thi đấu…)
– Cách thức tổ chức trò chơi
– Cách thức chơi

3. Kết bài

– Cảm nghĩ về trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê
– Vị trí của trò chơi dân gian này trong truyền thống văn hóa, tâm hồn của con người Việt Nam
 

II. Bài văn mẫu Thuyết minh về một trò chơi dân gian

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua rất nhiều hình thức, một trong những hình thức đó là các trò chơi dân gian. Từ xưa đến nay, chúng ta được biết đến với rất nhiều những trò chơi dân gian mang đậm nét truyền thống của dân tộc. Bịt mắt bắt dê được xem là một trong các trò chơi có từ lâu đời và vô cùng độc đáo.

Bịt mắt bắt dê là trò chơi đã xuất hiện từ rất lâu. Ngay từ trong những bức tranh cổ, chúng ta còn lưu lại những hình ảnh về một miền kí ức xưa kia với những cô bé, cậu bé chơi trò chơi hay những người lớn cùng nhau đứng trong một vòng tròn, bịt mắt để bắt dê. Như chính cái tên của trò chơi này, đây là trò chơi nhiều người cùng tham gia, bịt mắt để bắt được dê. Chúng ta đặt ra câu hỏi tại sao là “bắt dê” chứ không phải bắt một con vật nào khác. Điều này được lí giải bởi loài dê là loài có tính hiền lành, nhút nhát, linh hoạt và rất thích vận động. Chính vì thế, người bắt được nó đòi hỏi phải có sự tinh ý, nhanh nhẹn, thậm chí là cả chiến thuật nhất định. Mở mắt để bắt dê đã khó, bịt mắt để bắt được dê lại càng khó khăn hơn. Chính vì thế, đây được coi là trò chơi khá khó khăn nhưng lại vô cùng thú vị, hấp dẫn…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Thuyết minh về một trò chơi dân gian tại đây.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button