Lớp 8

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú (15 Mẫu)

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú bao gồm dàn ý, sơ đồ tư duy cùng 15 bài văn mẫu hay nhất do thầy cô trường cấp 3 Lê Hồng Phong biên soạn sẽ giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài:Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú

Ta nghe hè dậy bên lòngMà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!Ngột làm sao, chết uất thôiCon chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú

Các em nên xem thêm: Viết bài văn cảm nhận 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú của Tố Hữu

Sơ đồ tư duy cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú

Sơ đồ tư duy cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu húSơ đồ tư duy cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 1

Bốn câu thơ cuối là lời phát biểu trực tiếp những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tiếng chim tu hú gọi trời đất vào hè, và mùa hè đã bừng dậy trong lòng người tù cách mạng, vốn đã rất đau khổ, bực bội vì “cảnh thân tù” đêm ngày hằng thèm khát tự do và thèm khát sự sống, thì giờ đây, anh càng cảm thấy không chịu nổi cái phòng giam ngột ngạt này. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,… càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 2

Khổ thơ trên trong tác phẩm “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu là 1 khổ thơ khiến em ấn tượng nhất trong bài. Khổ thơ này đã mạng lại cho em sự xúc động sâu sắc về tâm trạng của người chiến sỉ khi đang bị giam giữ.Khổ thơ ấy đã thể hiện rất rõ sự ngột ngạt cũng như sự uất ức cao độ của tác giả khi ông sử dụng những động từ mạnh như: “dậy”,”đạp tan”,”chết uất”,…để nói về cảm xúc của mình. Cụm từ “đạp tan phòng” đã thể hiện mong muốn phá tan xiềng xích nô lệ, thể hiện sự khao khát tự do cho chính ông và cho của người dân Việt Nam thời bấy giờ. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng những từ cảm thán như:”ôi”,”làm sao”,… càng làm hiện rõ niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục để trở về với cuộc sống tự do mà tác giả đang lắng nghe ngoài kia.Khổ cuối của bài”Khi con tu hú” đã làm cho em cảm nhận rõ nét được sự khao khát đến cháy bỏng của ông Tố Hữu nói riêng và của người dân Việt Nam thời đó nói chung.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 3

Bốn câu thơ cuối trong bài Khi con tu hú có giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi. Nhịp sống trào dâng, mời gọi, thôi thúc tràn ngập vào tận ngõ ngách tăm tối của chốn ngục tù, len lỏi vào tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi biến thành nỗi khát khao hành động: “muốn đạp lan phòng”. Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã “dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: “muốn đạp tan phòng” xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt để đón mùa hè. Câu thơ “Ngột làm sao / chết uất thôi” với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú “gọi bầy”, khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ”ngoài trời cứ kêu”. Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu.Bài thơ khép lại nhưng là nghe tiếng tu hú “cứ kêu”, kêu hoài, kêu mãi…Bài thơ cho ta hiểu thêm nét đẹp trong tâm hồn người cộng sản trẻ tuổi. Người chiến sĩ gang thép đó có một thế giới nội tâm rất mực phong phú, rung động mãnh liệt với nhịp đập của cuộc sống, gắn bó thiết tha với quê hương ruộng đồng, và một niềm khát khao tự do cháy bỏng. “Khi con tu hú” là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 4

Trong bài thơ “Khi con tu hú”, khổ thơ thứ hai đã thể hiện được tâm trạng uất ức, ngột ngạt cùng khát vọng tự do bùng cháy của người tù cách mạng. Cảm xúc và tâm trạng khao khát tự do của nhà thơ đã đạt đến cấp độ cao hơn. Khát vọng tự do ấy được khơi nguồn chỉ bằng một tiếng chim tu hú ở bên ngoài- hay chính là tiếng chim tu hú của khát vọng tự do, mà nhen nhóm và bùng lên mãnh liệt trong tâm tưởng của tác giả “Ta nghe hè dậy bên lòng”. Câu thơ tiếp theo “Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!” là câu cảm thán thể hiện cho thái độ uất ức đến ngột ngạt cùng khát vọng được phá tan gông xích của nhà tù để nhanh chóng được tự do, được tận hưởng bầu trời của tự do. Ôi, các câu thơ tiếp theo cũng thể hiện được cảm xúc mãnh liệt đó của nhà thơ “Ngột làm sao, chết uất thôi!/Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”. Câu cảm thán cùng với hàng loạt các động từ mạnh như “ngột, chết uất” cho thấy một tâm trạng đau khổ, bứt rứt như muốn chết đi và khát khao đến cháy bỏng được thoát ra ngoài của tác giả. Ấy vậy mà con chim tu hú cứ kêu- hay chính là khát vọng tự do của tác giả vẫn cứ trỗi dậy, vẫn cứ kêu gào trong tâm tưởng của nhà thơ hãy nhanh chóng giành lại được tự do của tuổi trẻ. Tiếng chim tu hú mãi mãi vang vọng ở câu thơ cuối phải chăng chính là nguồn khơi gợi khát vọng tự do và tình yêu cuộc sống, khát vọng cống hiến cho cách mạng luôn thường trực bên trong người tù cách mạng?

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 5

Bốn câu thơ cuối bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu đã cho ta thấy niềm khao khát tự do mãnh liệt trong người tù Cách mạng. Nghe tiếng hè, lòng người như xốn xang. Chốn lao tù có đau khổ không? Nó có lẽ không chỉ đau khổ mà còn khiến nhà thơ phẫn uất vô cùng! Hành động “đạp tan phòng” đủ gúp ta có những hình dung về sự bế tắc cực độ trong người tù. Thế giới mùa hè ngoài kia đẹp quá, sống động quá. Nhưng nhà thơ của chúng ta chỉ có thể tự giam hãm mình, tự mình vượt lên trên nỗi đau ấy. Cảm thán từ “hè ôi!” như tiếng lòng bật ra đau đớn, đau đớn đến tuyệt vọng trong thực tại. Sự ngột ngạt, uất ức, bế tắc trở thành nỗi niềm tâm trạng trong thi nhân. Động từ mạnh biểu thị sắc thái cảm xúc trong toàn bài kết hợp với rất nhiều thán từ đẩy niềm cảm xúc trong thi nhân vươn lên tột độ. Con chim tu hú ngoài trời kêu như tiếng kêu của lòng người, tiếng đau khổ khôn cùng trong lao ngục. Người tù khát khao về một thế giới tự do, khao khát ngày hè tươi đẹp. Lòng chìm đắm trong thế giới đẹp tươi mà thực tại thì đau đớn, giằng xé.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 6

Giọng thơ từ tha thiết nhớ chuyển thành uất hận sục sôi:

“Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chán muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”.

Mùa hè đã đến, mùa hè đang qua. Bao âm thanh đã “dậy bên lòng”, thôi thúc, gịuc giã: “muốn đạp tan phòng” xà lim chật chội. Không cam chịu cảnh tù đày! Lòng uất hận dâng trào muốn phá tung chốn ngục tù chật chội và ngột ngạt. Câu thơ “Ngột làm sao // chết uất thôi” với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú “gọi bầy”, khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ”ngoài trời cứ kêu”. Tiếng chim vừa gợi nhớ gợi thương, vừa giục giã lên đường chiến đấu. “Khi con tu hú” là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng. Bài thơ ghi lại một nét đẹp bức chân dung tinh thần tự họa của người thanh niên cộng sản Tố Hữu thuở ấy. Để ta ngưỡng mộ và tin yêu.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 7

Bốn câu thơ cuối đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng “Ta nghe hè dậy bên lòng”. Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột… Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Phải chăng mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội?. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu “như giục giã những hành động sắp tới”.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 8

Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình:

Ta nghe hè dậy bên lòngMà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!Ngột làm sao, chết uất thôiCon chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,… càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuối bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 9

Khi con tu hú là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn tố hữu, ông sáng tác bài thơ khi ông còn đang ở trong tù trong khi ngoài kia bức tranh rộn ràng của mùa hè sôi động đã đến. Câu thơ “ta nghe hè dậy bên làng/ mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi” đã thể hiện tâm trạng của người tù lúc bấy giờ là tâm trạng ngột ngạt bức bối khi ở trong tù với một không gian eo hẹp. Tác giả cảm thấy bực bội, nóng bức khi phải ở trong một không gian chật hep như vậy. Câu thơ “ngột làm sao chết uất thôi/ con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” đã thể hiện tâm trạng của tác giả lúc bấy giờ là một tâm trạng u uất, chán nản. Trong khi ngoài kia mùa hè sôi động đã về, bao nhiêu là cảnh vật đẹp đẽ ở ngoài kia thì tác giả lại phải ở trong không gian tối tăm, chật hẹp. Qua đó cũng thể hiện niềm khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Câu thơ “con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” đã thể hiện tiếng kêu của con tu hú là rất nhiều, nó cứ kêu mãi vọng cả vào trong tù. Khi tâm trạng của người tù đang u uất, tiếng chim tu hú ấy vẫn cứ da diết. Tiếng chim ấy như là lời nhắc nhở người chiến sĩ hãy mong chóng ra bên ngoài để đón lấy thế giới tự do và tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả của mình. Qua đây ta càng hiểu rõ thêm về lòng yêu cuộc sống sâu sắc và niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 10

Nếu 6 câu đầu là bức tranh mùa hè trong tâm tưởng được sáng tác trong tù, cảnh đẹp đó đang say đắm lòng người, làm náo nức trái tim yêu đời, yêu cuộc sống, yêu tự do của người tù cách mạng. Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng,của những cảm nhận tinh tế, nhạy cảm của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống, khao khát tự do. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương, đất nước với tâm hồn trẻ trung, phóng khoáng của nhà thơ – người chiến sĩ trẻ. Nhân vật trữ tình trở lại với thực tại. Đó chính là nỗi đau khổ, tâm trạng ngột ngạt uất ức vì bị giam cầm trong bốn bức tường u tối. Nhịp thơ thay đổi bất thường 6/2 (câu 8), 3/3 (câu 9), kết hợp với nhiều động từ mạnh: đạp tan phòng, chết uất thôi và nhiều từ cảm thán. Tất cả làm nổi bật được nỗi đau khổ đến tận cùng đồng thời qua đó cảm nhận đươc khát vọng muốn thoát khỏi cảnh tù đày u ám để trở về với cuộc sống tự do của người chiến sĩ cách mạng. Cho ta thấy cuộc vượt ngục bằng tinh thần của người chiến sĩ cộng sản thật mạnh mẽ. Đó là cuộc vượt ngục bằng tấm lòng nhiệt tình cách mạng, sống có lí tưởng đẹp đẽ với một tinh thần bất khuất không cam chịu. Đó là cuộc vượt ngục từ bóng tối ra ánh sáng. Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao. Cái tôi cá nhân hoà vào cái ta của dân tộc.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 11

Trong khổ cuối bài thơ Khi con tu hú. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những ngày tháng ấy không chật hẹp. Ngược lại, nó tự do, phóng khoáng, thanh bình. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù. Qua đó, ta cảm nhận được rõ ràng tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 12

Trong 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú, nhà thơ – nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc bức bối, ngột ngạt, khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh ngục tù tăm tối để trở về cuộc sống tự do. Trái ngược với khung cảnh khoáng đạt, tươi vui, tự do bên ngoài song sắt nhà tù là không gian chật hẹp, tù túng, ngột ngạt với 4 bức tường. Tác giả sử dụng các từ ngữ mạnh như: đạp tan, ngột, chết, uất cùng những từ cảm thán như: ôi, thôi, làm sao,… để thể hiện khát vọng muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù đày. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ là biểu tượng cho tiếng gọi tha thiết của tự do. Tuy nhiên, tâm trạng của nhà thơ mỗi lần nghe âm thanh tiếng chim tu hú có nét khác biệt. Nếu như ở phần đầu bài thơ, tiếng chim tu hú cất lên gợi nhớ một bức tranh thiên nhiên mùa hạ rộng lớn, rực rỡ, rộn rã sức sống khiến cho tâm trạng người tù phấn chấn, náo nức thì ở cuối bài thơ, tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cảm thấy bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 13

Nếu sáu câu trên là cảnh thì bốn câu dưới là tình, là lời phát biểu trực tiếp những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tiếng chim tu hú gọi trời đất vào hè, và mùa hè đã bừng dậy trong lòng người tù cách mạng, vốn đã rất đau khổ, bực bội vì “cảnh thân tù” đêm ngày hằng thèm khát tự do và thèm khát sự sống, thì giờ đây, anh càng cảm thấy không chịu nổi cái phòng giam ngột ngạt này:

Ta nghe hè dậy bên lòngMà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!Ngột làm sao, chết uất thôiCon chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Cùng với ý nghĩ rất táo tợn, dữ dội (chân muốn đạp tan phòng) là cách ngắt nhịp ở hai câu 8, 9 (nhịp 6/2 và nhịp 3/3 gợi cảm giác nhói lên bực bội đến điên người) và giọng điệu cảm thán, dường như cảm xúc bực bội không nén được cứ trào ra (“hè ôi! ngột làm sao, chết uất thôi”) Tất cả đều thể hiện tâm trạng ngột ngạt cao độ và niềm khao khát mãnh liệt hướng về cuộc đời tự do và sự sống bên ngoài.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 14

Ở 4 câu thơ cuối của bài thơ “Khi con tu hú” của nhà văn Tố Hữu, tác giả đã cho chúng ta thấy được tâm trạng trong hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng. Trái ngược với khung cảnh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ thì hoàn cảnh tù đày đã hiện lên sự thống khổ, khao khát tự do mãnh liệt của người tù. Trong 4 câu thơ cuối, tác giả đã sử dụng các động từ “dập.đạp tan, ngột, chết, uất,..” và các từ cảm thán “ôi,làm sao, thôi, cứ” để diễn tả được sự đau khổ, u uất, ngột ngại của người tù cách mạng hay chính là tác giả. Song song đó, tác giả cũng sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để ẩn dụ hình ảnh “đập tan phòng” có nghĩa là muốn “phá tan xiềng xích” để giúp cho tác giả có thể tự do. Và khi sử dụng biện pháp tu từ trên tác giả đã thể hiện cho độc giả thấy được niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của mình, chỉ muốn đạp tan phòng giam để trở về với cuộc sống tự do. Nhưng thực tại lại không thể phá tan cái xiềng xích đó – cái xiềng xích khiến tác giả chịu nhiều đau khổ, tra tấn và giày vò. Qua đó, hoàn cảnh tù đày của một người tù cáng mạng khốn đốn, đau khổ như nào đã được tái hiện vô cùng chân thực ở 4 câu thơ cuối.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú – Mẫu 15

Qua bốn câu thơ cuối, ta như cảm nhận được tâm trạng bức bối, ngột ngạt và tâm hồn khao khát tự do cháy bỏng của nhà thơ trong ngục giam tăm tối. Thanh âm của tiếng chim tu hú đã gợi dẫn tác giả về miền liên tưởng những ngày hạ tháng bảy. Những thanh âm của mùa hạ rộn rã và khung cảnh thiên nhiên vui tươi như giục giã, gọi mời người tù cách mạng hướng tâm hồn ra bên ngoài song sắt. Sự đối lập của không gian nhà tù và không gian tự do, giữa quá khứ và hiện tại khiến nhà thơ cảm thấy sự ngột ngạt, tù túng, niềm uất hận, bế tắc khi chưa ra khỏi chốn lao tù. Sự uất hận đó dường như lên tới đỉnh điểm khi nhà thơ “muốn đập tan phòng”. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy. Tiếng chim tu hú vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Sự lặp lại âm thanh của tiếng tu hú cuối bài thơ vừa nhấn mạnh, vừa tô đậm ý chí và khát khao tự do của người chiến sĩ cách mang trong chốn lao tù.

*******

Trên đây là 15 bài mẫu viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về 4 câu thơ cuối bài Khi con tu hú lớp 8 hay nhất. Hy vọng sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button