Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 bao gồm dàn ý chi tiết cùng các bài mãu hay nhất do thầy cô biên soạn và tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc sẽ giúp các em có thêm nhiều gợi ý mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đề bài:Em hãy viết đoạn văn về trang phục và văn hóa
Xác định chủ đề chính khi viết đoạn văn về trang phục và văn hóa
– Trang phục chính là văn hóa.
– Trang phục truyền thống và hiện đại là một vấn đề văn hóa đa dạng và phức tạp.
– Mặc trang phục như thế nào để phù hợp với văn hóa.
– Trang phục văn hóa đi liền với nhau thể hiện sự tôn trọng người khác.
– Trang phục nói lên trình độ văn hóa người mặc.
Sau khi xác định được chủ đề chính của đoạn thì các em tiến hành viết đoạn văn với những gợi ý sau đây:
Dàn ý viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 1
* Giải thích khái niệm “trang phục”, “văn hóa”
– Trang phục là phương diện, cách thức ăn mặc bên ngoài của mỗi một con người, bao gồm các yếu tố như quần áo, giày dép, phụ kiện, góp phần hình thành vẻ bề ngoài của mỗi một con người.
– Văn hóa là cách ứng xử, giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của con người.
* Bàn luận về ý nghĩa và mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa
– Trang phục là một nét đẹp văn hóa. Trang phục không chỉ thể hiện một quan niệm về thẩm mĩ, lối sống của một nhóm người, một cá nhân mà còn thể hiện những nét đẹp về văn hóa của cá nhân, cộng đồng. Chẳng hạn chiếc áo dài là Quốc phục của nước Việt Nam, nêu lên được vẻ đẹp truyền thống của con người và đất nước Việt Nam.
– Trang phục và vấn đề giữ gìn nét đẹp văn hóa của cộng đồng, xã hội
- Thể hiện và giữ gìn nét đẹp về văn hóa và truyền thống của một đất nước.
- Truyền tải những bức thông điệp nhất định về văn hóa của vùng miền, của quốc gia, dân tộc xuyên suốt tiến trình phát triển hoặc qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
– Trang phục là một trong những yếu tố thể hiện những yếu tố cá nhân về văn hóa của người mặc:
- Thể hiện tính cách
- Bộc lộ một số nét cơ bản về nghề nghiệp, tính cách, thẩm mĩ,… của người dùng
- Thể hiện được sự tinh tế trong việc lựa chọn trang phục của người sử dụng
* Lên án, phê phán những hành vi lựa chọn trang phục “”lệch chuẩn” văn hóa
– Một số cá nhân lựa chọn trang phục không phù hợp với hoàn cảnh.
– Một số cá nhân chạy theo các trào lưu đang thịnh hành, dẫn đến việc lựa chọn trang phục không phù hợp với bản thân.
* Cách lựa chọn trang phục phù hợp với văn hóa
– Lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp cùng những yếu tố khác như thời tiết, địa điểm.
– Lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng, giới tính, thời tiết, bối cảnh giao tiếp tránh việc vì chạy theo trào lưu dẫn đến việc lựa chọn những trang phục không phù hợp.
– Không ăn mặc hở hang, phản cảm, ảnh hướng đến những chuẩn mực về văn hóa của cộng đồng.
Dàn ý viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 2
* Giải thích:
– Trang phục: Là cách ăn mặc bên ngoài gồm quần áo, giày, dép, túi,…có chức năng bảo vệ, che chắn cho cơ thế, làm đẹp cho con người.
– Văn hoá là gì: Là cách sống, cách ứng xử, phạm trù đạo đức hợp với chuẩn mực xã hội.
* Mối quan hệ của trang phục và văn hoá
– Liên quan mật thiết đến nhau.
– Trang phục đại diện cho văn hoá quốc gia:
- Trang phục là một nét đẹp văn hóa được kế thừa từ truyền thống tới hiện đại
- Trang phục giúp nhận diện văn hoá quốc gia, dân tộc.
- Dẫn chứng: Áo dài
– Trang phục giúp nhận diện tính cách con người:
- Trang phục đơn giản: người giản dị, không cầu kì
- Trang phục được chăm chút: là người cầu kì, quan tâm tới vẻ ngoài
- Trang phục trang nhã: người có văn hoá, trình độ cao.
– Trang phục còn thể hiện thẩm mỹ của mỗi người
* Dung hòa giữa trang phục và văn hoá
– Trang phục phải phù hợp với lứa tuổi, mục đích, hoàn cảnh.
– Lựa chọn trang phục phù hợp với ngoại hình, công việc, điều kiện của bản thân.
– Lên án những hành vi ăn mặc phản cảm.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 1
Trang phục là một nét đẹp văn hóa. Trang phục không chỉ thể hiện một quan niệm về thẩm mĩ, lối sống của một nhóm người, một cá nhân mà còn thể hiện những nét đẹp về văn hóa của cá nhân, cộng đồng. Chẳng hạn chiếc áo dài là Quốc phục của nước Việt Nam, nêu lên được vẻ đẹp truyền thống của con người và đất nước Việt Nam. Hình ảnh những cô gái thướt tha trong tà áo dài truyền thống đã góp phần thể hiện vẻ đẹp truyền thống văn hóa được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Đặc biệt, trang phục còn thể hiện vấn đề giữ gìn nét đẹp văn hóa của cộng đồng, xã hội và truyền tải những bức thông điệp nhất định về văn hóa của vùng miền, của quốc gia, dân tộc xuyên suốt tiến trình phát triển hoặc qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Đặc trưng văn hóa ở đây chính là tính truyền thống được bảo lưu kết hợp với các yếu tố của thời trang hiện đại. Chúng ta có thể kể đến những trang phục nổi tiếng ghi dấu nền văn hóa của cả dân tộc như “sườn xám” – chiếc áo Thượng Hải của người Trung Quốc thời Mãn Thanh, chiếc áo Kimono của người Nhật Bản, chiếc váy Hanbook của Hàn Quốc,… Đồng thời, trang phục là một trong những yếu tố thể hiện những yếu tố cá nhân về văn hóa của người mặc. Qua cách ăn mặc, chúng ta có thể hiểu được một số nét cơ bản về tính cách, về nghề nghiệp, thẩm mĩ,… của người dùng. Đồng thời, thấy được sự tinh tế trong việc lựa chọn trang phục của người sử dụng.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 2
Trang phục là một phần của nét đẹp văn hóa cũng như nhằm tôn vinh lên vẻ đẹp của mỗi con người trong cuộc sống. Ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và đẹp chính là để nhằm tôn trọng mình cũng như tôn trọng người đối diện. Chúng ta cần tránh xa kiểu ăn mặc lố lăng, bẩn thỉu, không gọn gàng. Quần áo ko cần quá đẹp nhưng phải gọn gàng, sạch sẽ. Hơn nữa, việc mặc những trang phục truyền thống của quốc gia dân tộc chính là mang nét đẹp của dân tộc vươn ra thế giới. Chúng ta có quyền tự hào về trang phục của đất nước và quê hương mình. Tuy nhiên trang phục thì chúng ta nên hòa nhập với các quốc gia khác nhưng ko nên hòa tan quá mức. Trang phục chúng ta mặc vẫn nên mang bản sắc văn hóa của nước mình. Tóm lại, trang phục là nét đẹp văn hóa khi mỗi người biết mặc đẹp và chứa đựng tinh thần dân tộc.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 3
Văn hóa và trang phục, đây là hai khía cạnh tưởng chừng như chẳng có chút liên quan nào trong cuộc sống của chúng ta, vậy mà chúng lại có những liên quan mật thiết mà không phải ai cũng có thể hiểu hết được. Trang phục là người đồng hành của ta mỗi ngày, là ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với người khác. Cũng có thể, người ta sẽ đánh giá chúng ta qua cách mà chúng ta ăn mặc, cách chúng ta nói chuyện với người khác. Một trang phục có văn hóa là một trang phục không chỉ thể hiện tính thẩm mĩ của người mặc mà còn phải lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh cũng như độ tuổi của người mặc. Chúng ta không thể nói một học sinh ăn mặc theo phong cách của một người trưởng thành là văn hóa được dù học sinh đó la một người có giáo dục. Bởi lối ăn mặc đó không phù hợp với độ tuổi cũng như hoàn cảnh của thiếu niên. Vậy nên có thể nói rằng, trang phục cũng góp phần tạo nên một phần văn hóa trong cuộc sống mỗi ngày.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 4
Trang phục mở ra cánh cửa của thiện cảm. Người ta sẽ đánh giá bạn trước hết ở cách bạn thể hiện ở bề ngoài. Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. Thậm chí, nhiều bạn có lối ăn mặc hết sức lố lăng, kệch cỡm, “làm màu” quá đáng theo kiểu quái dị, dung tục, vô văn hóa. Các bạn lầm tưởng rằng cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”. Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại nhưng cũng phải phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống và nói lên phẩm chất tốt đẹp của con người. Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc như thế làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ. Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đứng đắn. Từ cách ăn mặc theo xu hướng tầm thường ấy, kéo theo nó là sự suy thoái đạo đức, nhân cách, nhân phẩm của con người. Ăn mặc không phải làm tốt cho mình, thỏa mãn sở thích của bản thân mà để tôn trọng kẻ khác. Hãy ăn mặc để thành công. Hình ảnh rất quan trọng.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 5
Trang phục văn hóa là nét đẹp của một dân tộc, một quốc gia. Trang phục văn hóa không chỉ làm đẹp người mặc trang phục mà còn giúp mỗi chúng ta tôn vinh, khẳng định vẻ đẹp của dân tộc mình. Nó gắn liền với ý thức, với sự tôn trọng, sự yêu quý của ta với bản sắc văn hóa dân tộc. Trang phục văn hóa có thể có nhiều cách tân cho phù hợp với thời đại. Nhưng, đồng thời, cách tân ấy phải không làm mất đi vẻ đẹp Việt Nam. Nhất là ở trong một xã hội mở như hiện nay khi mà con người dễ nhiễm, dễ học phải muôn vàn thói xấu. Ta cần phải có ý thức gìn giữ trang phục văn hóa và bảo tồn nét đẹp dân tộc. Bạn không chỉ khoác trên mình một bộ trang phục mà hơn hết, nó là vẻ đẹp, là văn hóa và truyền thống dân tộc.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 6
Xã hội càng phát triển mọi thứ yêu cầu ngày càng cao, cả về những điều đời thường nhiều khi vì cuồng quay cuộc sống ta vô tình bỏ qua, trong đó vấn đề quan trọng về trang phục văn hóa không thể không nói tới. Trang phục là tất cả những thứ mà người ta khoác lên cơ thể. Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như mũ, giày, dép, tất, khăn quàng… Hiện nay, một số học sinh đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh với lứa tuổi, văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Họ nghĩ ăn mặc như thế là văn minh, sành điệu, có văn hoá. Có những người còn là học sinh lớp 8, 9 đã đến lớp với tóc xanh, tóc đỏ, quần áo te tua. Họ cứ ngỡ mình là người tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Những loại quần áo đó vừa tốn kém tiền bạc, lơ là việc học tập, dễ chán nản vì không có điều kiện thoả mãn, dễ mắc khuyết điểm, coi thường bạn bè, người khác vì không theo kịp mốt thời đại. Học sinh có văn hoá không chỉ là người học sinh chăm ngoan, học giỏi… mà trong trang phục cần phải giản dị, gọn gàng, đẹp đẽ, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với điều kiện và truyền thống dân tộc. Vì thế, chúng ta cần mặc trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, không đua đòi, chạy theo mốt.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 7
Trang phục vốn chỉ những thứ chúng ta mặc lên người mỗi ngày. Đó có thể là một chiếc váy, một bộ quần áo thể thao, một bộ quần áo dài, một chiếc mũ, một đôi giày, … Trang phục được sử dụng cho mục đích cao cả nhất là giúp con người bảo vệ thân thể của mình. Không những vậy, ngày nay, chọn trang phục phù hợp còn giúp thể hiện khả năng thẩm mĩ của người mặc. Những trang phục phù hợp với văn hóa, với hoàn cảnh thì được gọi là những trang phục đẹp. Trang phục đẹp sẽ tôn vinh lên con người cũng như tôn vinh phần nào đó lối sống, phong cách của con người đó. Còn về văn hóa, ta hiểu đó là bao hàm của cách sống, bao gồm nhiều mặt trong cuộc sống của con người, trong đó có trình độ học vấn, trang phục, lối sống, văn hóa ứng xử … Văn hóa không chỉ thể hiện ở một khía cạnh mà nó còn mở rộng liên hệ tới nhiều vấn đề trong cuộc sống của một con người, và đôi khi còn liên quan tới cả khía cạnh tâm linh và tôn giáo nữa. Vậy nên, có thể nói, để đánh giá một con người, không chỉ dựa vào mức độ nhận thức, trình độ văn hóa mà còn cả khía cạnh ăn mặc, trang phục của người đó nữa.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 8
Xã hội càng phát triển mọi thứ yêu cầu ngày càng cao, cả về những điều đời thường nhiều khi vì cuồng quay cuộc sống ta vô tình bỏ qua, trong đó vấn đề quan trọng về trang phục văn hóa không thể không nói tới. Trang phục là tất cả những thứ mà người ta khoác lên cơ thể. Trang phục bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng khác đi kèm như mũ, giày, dép, tất, khăn quàng… Hiện nay, một số học sinh đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh với lứa tuổi, văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình. Họ nghĩ ăn mặc như thế là văn minh, sành điệu, có văn hoá. Có những người còn là học sinh lớp 8, 9 đã đến lớp với tóc xanh, tóc đỏ, quần áo te tua. Họ cứ ngỡ mình là người tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Những loại quần áo đó vừa tốn kém tiền bạc, lơ là việc học tập, dễ chán nản vì không có điều kiện thoả mãn, dễ mắc khuyết điểm, coi thường bạn bè, người khác vì không theo kịp mốt thời đại. Học sinh có văn hoá không chỉ là người học sinh chăm ngoan, học giỏi… mà trong trang phục cần phải giản dị, gọn gàng, đẹp đẽ, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với điều kiện và truyền thống dân tộc. Vì thế, chúng ta cần mặc trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, không đua đòi, chạy theo mốt.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 9
Nhân dân ta từ xưa đã có câu tục ngữ: “Cái răng cái tóc là góc con người”. Trong mọi hoàn cảnh, vẻ bề ngoài “cái răng, cái tóc” được xem là “góc” của một con người. Nhưng bên cạnh “răng, tóc” thì quan trọng hơn chính là trang phục. Trang phục của một người ảnh hưởng như thế nào đến “góc con người”.Nó phản ánh văn hóa ra sao? Trước hết, ta hiểu rằng trang phục muốn nói đến bề ngoài của con người, là những vật ta khoác lên, mang theo trên mình như quần, áo, váy vóc, giày dép và các phụ kiện…Còn văn hóa là hành vi, lối sống, cách ứng xử, trình độ học vấn…Trang phục và văn hóa của mỗi người, mỗi cộng đồng dân tộc là không như nhau nhưng lại cùng tồn tại, song hành tạo nên những giá trị và bản sắc riêng. Giữa trang phục và văn hóa có quan hệ qua lại, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Qua cái nhìn đầu tiên, cách ăn mặc của một người còn giúp ta có cái nhìn chủ quan về tính cách, trình độ văn hóa của đó. Tất nhiên một người học sinh mặc quần vải, áo trắng sẽ để lại ấn tượng rất khác một bạn mang trên mình trang phục hầm hố, phụ kiện dây xích lằng nhằng. Tất nhiên, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm trong việc sử dụng trang phục để thể hiện văn hóa riêng. Chúng ta hãy lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh và lứa tuổi của mình. Trang phục đi học, trang phục đi chơi, trang phục ở nhà… Chắc chắn rằng, không ít người đã lầm lẫn, chọn sai trang phục trong nhiều trường hợp và rất đáng tiếc vì vô hình chung họ bị đánh giá sai. Việc chọn trang phục chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt hơn bởi bạn mang trên mình không chỉ trang phục mà còn là văn hóa.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 10
Sở dĩ nói văn hóa và trang phục có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau là bởi lẽ trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, chính những thói quen, khuynh hướng thẩm mỹ của con người trong từng giai đoạn đã phản ánh vào nhu cầu ăn mặc tạo ra các loại trang phục khác nhau. Thời tiền sử người ta chỉ cần loại trang phục từ vỏ cây, lá cây để che chắn các bộ phận nhạy cảm, thiết kế đơn giản, ngắn gọn dễ dàng cho công cuộc săn bắt hái lượm. Xa hơn một chút con người bước vào cuộc cách mạng Nông Nghiệp, lúc này đây dân số tăng lên, thức ăn ngày một khan hiếm buộc con người phải tham gia trồng trọt tự cung tự cấp, nguồn thức ăn kém dồi dào, phong phú, khiến sức đề kháng trở nên kém đi, nhu cầu giữ ấm và bảo vệ bản thân ngày càng tăng cao. Từ đó trang phục cũng trở nên phong phú, đa dạng hơn làm từ các loại da thú, lông thú,… Trang phục và văn hóa là hai phạm trù có mối liên hệ chặt chẽ và tương hỗ, bổ trợ lẫn nhau, trang phục thể hiện sự phát triển của văn hóa thời đại, đồng thời những nét văn hóa trong cuộc sống của con người cũng làm nên những kiểu trang phục khác nhau, với những mục đích và ý nghĩa khác nhau. Sự phát triển của trang phục luôn đi kèm với sự văn triển của văn hóa nhân loại và sự phát triển của xã hội, việc ăn mặc của chúng ta cũng đồng thời thể hiện một phần nền văn hóa mà chúng ta đang thừa hưởng, cũng như những nét văn hóa mà bản thân từng cá thể đang ngày ngày xây dựng và bồi đắp.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 11
Trang phục là những yếu tố bên ngoài như quần áo, giày dép, trang sức…vừa có chức năng bảo vệ con người khỏi những hiện tượng tự nhiên bao gồm nắng, mưa, tia bức xạ…mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi người. Văn hóa là những giá trị tốt đẹp cả về vật chất và tinh thần trên nhiều khía cạnh khác nhau. Song nhắc tới văn hóa, người ta thường nghĩ tới những biểu hiện thanh nhã, lịch sự và những cách ứng xử đầy văn minh. Trang phục cũng là một nét đẹp văn hóa. Có những khi, mọi người cũng nhìn vào cách ăn mặc cùng cách giao tiếp, ứng xử để đánh giá tính cách của một ai đó. Cách ăn mặc đồng thời cũng luôn gây ấn tượng mạnh mẽ trong lần gặp đầu tiên, từ đó ảnh hưởng đến ấn tượng của người khác về chính con người bạn. Trang phục và văn hóa thực sự có liên quan chặt chẽ đến nhau. Lựa chọn trang phục nên chú ý phù hợp để giữ gìn văn hóa. Không chỉ giữ gìn nét đẹp của bản thân mà còn góp phần tạo nên vẻ đẹp văn hóa của cuộc sống, của quê hương chúng ta.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 12
Nhân dân ta từ xưa đã có câu tục ngữ: “ Cái răng cái tóc là góc con người”. Trong mọi hoàn cảnh, vẻ bề ngoài “cái răng, cái tóc” được xem là “góc” của một con người. Nhưng bên cạnh “răng, tóc” thì quan trọng hơn chính là trang phục. Trang phục của một người ảnh hưởng như thế nào đến “góc con người”.Nó phản ánh văn hóa ra sao? Trước hết, ta hiểu rằng trang phục muốn nói đến bề ngoài của con người, là những vật ta khoác lên, mang theo trên mình như quần, áo, váy vóc, giày dép và các phụ kiện…Còn văn hóa là hành vi, lối sống, cách ứng xử, trình độ học vấn…Trang phục và văn hóa của mỗi người, mỗi cộng đồng dân tộc là không như nhau nhưng lại cùng tồn tại, song hành tạo nên những giá trị và bản sắc riêng. Giữa trang phục và văn hóa có quan hệ qua lại, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Qua cái nhìn đầu tiên, cách ăn mặc của một người còn giúp ta có cái nhìn chủ quan về tính cách, trình độ văn hóa của đó. Tất nhiên một người học sinh mặc quần vải, áo trắng sẽ để lại ấn tượng rất khác một bạn mang trên mình trang phục hầm hố, phụ kiện dây xích lằng nhằng. Tất nhiên, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm trong việc sử dụng trang phục để thể hiện văn hóa riêng. Chúng ta hãy lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh và lứa tuổi của mình. Trang phục đi học, trang phục đi chơi, trang phục ở nhà… Chắc chắn rằng, không ít người đã lầm lẫn, chọn sai trang phục trong nhiều trường hợp và rất đáng tiếc vì vô hình chung họ bị đánh giá sai. Việc chọn trang phục chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt hơn bởi bạn mang trên mình không chỉ trang phục mà còn là văn hóa.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 13
Người xưa có câu: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Việc lựa chọn trang phục phù hợp với mỗi người là việc vô cùng quan trọng vì nó không chỉ phản ánh con người mà còn phản ánh văn hóa bởi lẽ trang phục và văn hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trang phục và những bộ quần áo, váy vóc chúng ta mặc hằng ngày hoặc trong những dịp lễ, sự kiện. Việc lựa chọn trang phục hợp lí có vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người mặc mà còn ảnh hưởng đến sự kiện mà người đó tham gia. Trang phục có ảnh hưởng to lớn đến văn hóa. Để thu hẹp khoảng cách văn hóa giàu nghèo, nam nữ nên nhiều loại đồng phục đã ra đời. Khi chúng ta khoác lên mình bộ đồng phục thì không phân biệt địa vị, quốc gia, sang hèn, chúng ta trở nên công bằng như nhau, những khoảng cách vô hình cũng như được xóa bỏ. Đồng phục làm hòa nhập văn hóa. Bên cạnh đó, trang phục còn phản ánh văn hóa riêng của từng người. Đi làm ăn mặc gọn gàng, đi gặp khách hàng ăn mặc lịch sự, ở nhà ăn mặc thoái mái, đến dự những sự kiện ăn mặc trang trọng,… tất cả những điều này phản ánh trình độ cũng như gu thẩm mĩ, văn hóa ăn mặc của mỗi người. Từ những trang phục đó, người khác sẽ có cái nhìn, cách đánh giá về ta và quyết định những hành vi của họ đối với ta hoặc đối với những mối quan hệ sắp tới của họ với ta. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa có nhận thức đúng đắn về cách ăn mặc, trang phục của bản thân. Lại có những người ăn mặc lố lăng, màu mè, phản cảm không phù hợp với hoàn cảnh, với văn hóa,… Những người này cần phải xem xét lại trang phục của bản thân sao cho hợp lí. Việc lựa chọn trang phục ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống con người. Hãy lựa chọn cho bản thân những trang phục gọn gàng, hợp lí, chỉn chu để có được hiệu ứng tốt từ những người xung quanh.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 14
Nhiều khi chỉ cần nhìn cách ăn mặc thì ấn tượng ban đầu có ý nghĩa không nhỏ đối với việc đánh giá một con người. Việc lựa chọn trang phục quả thực là vô cùng quan trọng, bởi ngoài thể hiện khiếu thẩm mỹ thì bộ trang phục cũng ngầm nói lên rằng chủ nhân mang nó có lịch sự, có văn hoá hay không. Theo tôi nghĩ, không chỉ giới trẻ mà hầu như tất cả mọi người, trong đó có cả các em học sinh tiểu học, trung học đều hiểu việc mặc như thế nào là đẹp, là có văn hoá, nhất là trong thời đại ngày nay, sự giáo dục của gia đình và nhà trường trong vấn đề ăn mặc được quan tâm và có điều kiện hơn trước. Nhưng không ít bạn trẻ ăn mặc một cách tự do, “phóng khoáng” tới mức lố lăng. Sự thái quá trong giới trẻ về cách ăn mặc là sự đua đòi, bắt chước nhau diễn ra ngày càng phổ biến và khó dừng lại. Ra phố, nhất là vào mùa hè hẳn chúng ta đã có phần “quen mắt” với hình ảnh các chàng trai, cô gái trẻ mặc những bộ trang phục ngắn cũn cỡn, te tua, hở hang … đến đáng ngại? Ta còn tự hỏi liệu họ thấy vậy là đẹp và “thời trang” ở điểm nào. Có hay chăng liệu đó là người có văn hoá thì mọi người sẽ nhìn họ với con mắt ác cảm và đánh giá họ là những người… không có văn hoá, thậm chí là vô học, vô văn hoá! Vẫn biết rằng việc yêu thích cái đẹp, chạy theo xu hướng là nhu cầu của mỗi người, nhất là trong khi điều kiện kinh tế đã cho phép thì vấn đề càng dễ hiểu. Thế nhưng chúng ta, nhất là học sinh thì chỉ cần mặc sao đấy cho kín đáo, tế nhị đã là đẹp nhất rồi. Như vậy, biết cách lựa chọn trang phục đẹp phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh đặc biệt là phù hợp với hình ảnh của một học sinh trên ghế nhà trường chính là các giúp ta thể hiện mình là người có văn hóa.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 15
Mỗi quốc gia có một nét đẹp về trang phục và văn hóa khác nhau. Tất cả được thể hiện bởi ý thức, góc nhìn của con người. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề về trang phục và văn hóa đang là một vấn đề nan giải được đặt ra thu hút được nhiều sự quan tâm lớn của mọi người. Mốt trang phục là những trang phục theo kiểu cách, hình thức mới nhất, hiện đại, tiên tiên nhất. Mốt thể hiện trình độ phát triển và đổi mới của trang phục. Trang phục theo mốt thời đại, một phần chứng tỏ con người có hiểu biết, lịch sự, văn hoá. Chạy theo mốt của xã hội nói chung, trong nhà trường nói riêng lại là vấn đề cần phải xem xét, bàn bạc kỹ. Nhiều bạn cho rằng chạy theo mốt mới thể hiện là người hiện đại, văn minh, có văn hoá. Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích không sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. Chạy theo mốt có nhiều tác hại: Vừa mất nhiều thời gian, tốn kém tiền bạc, lơ là việc học tập, tu dưỡng, dễ chán nản vì không có điều kiện thoả mãn, dễ mắc thuyết điểm, coi thường bạn bè, người khác vì không theo kịp mốt thời đại. Học sinh có văn hoá không chỉ là người học sinh chăm ngoan, học giỏi… mà trong trang phục cần phải giản dị, gọn gàng, đẹp đẽ, phù hợp với lứa tuổi, hình dáng cơ thể, phù hợp với điều kiện và truyền thống dân tộc. Bạn cần suy nghĩ, lựa chọn trang phục sao cho đạt những yêu cầu trên nhưng quyết không đua đòi, chạy theo mốt trang phục thời thượng. Là những người học sinh, chúng ta cần phải ăn mặc phù hợp với lứa tuổi, văn hoá dân tộc và hoàn cảnh gia đình, mặc sao cho kín đáo, tế nhị mà vẫn hợp thời trang, vẫn đẹp, không bị cho là lỗi thời và đừng sai lầm khi nghĩ rằng cứ quần áo ngắn, hở hang… là đẹp, là mốt và thời trang. Mỗi chúng ta cần phải thay đổi tư duy, cách nhìn nhận về thời trang với cuộc sống nếu muốn bản thân mình tốt hơn và duy trì được nguyên vẹn những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.
Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 – Mẫu 16
Con người từ lúc sinh ra và trưởng thành cần phải rèn luyện nhiều đức tính quý báu và hoàn thiện bản thân mình. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là việc chúng ta ăn mặc, lựa chọn trang phục sao cho đẹp đẽ và phù hợp với văn hóa. Trang phục là cách con người ăn mặc, bao gồm quần áo và các phụ kiện khác. Trang phục là vẻ bề ngoài của con người, phản ánh gu thẩm mĩ cũng như phong cách của người đó. Còn văn hóa là những nét văn hóa từ lâu đời của dân tộc được truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành những phong tục tập quán, những đặc trưng vùng miền của cả đất nước ta. Trang phục và văn hóa tưởng chừng không liên quan đến nhau nhưng thực chất lại có mối quan hệ vô cùng khăng khít. Trang phục của con người nên phù hợp với văn hóa của quê hương, đất nước, thuần phong mĩ tục, tránh kệch cỡm, lố lăng. Thông qua trang phục, ta cũng có thể nhận diện được đó là văn hoá đại diện cho quốc gia hay dân tộc nào đó. Với mỗi người, cần phải hiểu trang phục và văn hoá đi liền với nhau và có sự gắn bó nhất định. Khi giao tiếp với người khác, vẻ bề ngoài rất quan trọng bởi điều thu hút ánh nhìn của ta trước hết chính là trang phục của người đối diện. Thông qua cách ăn mặc, ta có thể đánh giá được phần nào tính cách của người đó. Bởi vậy, cần biết cách lựa chọn trang phục phù hợp không chỉ theo sở thích mà còn phải gắn với chuẩn mực, nếp sống văn hóa xã hội. Y phục đẹp không cần phải quá cầu kỳ với những bộ cánh màu mè, không phải đồ hiệu, sang chảnh mới là thể hiện trình độ văn hóa cao mà nó phải thật sự tạo thoải mái, tự tin cho người mang nó và phù hợp với điều kiện sống, hoàn cảnh giao tiếp. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có cách ăn mặc phản cảm, chưa phù hợp với hoàn cảnh, thậm chí là lố lăng, không gây thiện cảm với người khác, không phù hợp với văn hóa, bối cảnh… những người này cần xem xét lại bản thân mình. Trang phục thuộc về hình thức nhưng nó phản ánh tư duy, suy nghĩ của con người. Chúng ta cần phải lựa chọn trang phục phù hợp với bản thân, hoàn cảnh để lịch sự và khiến bản thân mình tự tin hơn.
*****
Trên đây là 16 bài mẫu Viết đoạn văn về trang phục và văn hóa lớp 8 hay nhất do thầy cô trường Ngô Thì Nhậm biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ là nguồn tài liệu giúp các em rèn luyện kỹ năng viết văn của mình ngày một hoàn thiện hơn.
Đăng bởi các thầy cô trường Hoàng Thùy Chi About trong chuyên mục Giáo Dục