Phiếu lấy ý kiến của giáo viên, nhân viên trong trường được ban hành kèm theo Công văn số 4529/BGDĐT-NGCBQLGD, là mẫu phiếu được lập ra dùng để khảo sát lấy ý kiến của cá nhân giáo viên, nhân viên trong toàn nhà trường để đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.
Đây chính là căn cứ để đánh giá Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng dịp cuối năm học 2020 – 2021. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Hoàng Thùy Chi About nhé:
Mẫu phiếu lấy ý kiến đánh giá Hiệu trưởng năm 2021
PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN TRONG TRƯỜNG
1) Tỉnh/Thành phố…………………………………….. ………………………………………………..
2) Huyện/Quận/Thị xã:……………………………….. ……………………………………………….
3) Cấp học:……………………………………………….. ……………………………………………….
4) Trường:………………………………………………… ………………………………………………..
5) Họ và tên hiệu trưởng/phó hiệu trưởng được đánh giá:……………………………………
6) Thời gian đánh giá (ngày, tháng, năm): ………/………/20……
Thưa quý Thầy/Cô!
Cuộc khảo sát ý kiến này nhằm cải tiến công tác quản lý trường học. Ý kiến của Thầy/Cô rất quan trọng trong việc thúc đẩy thành công của nhà trường và từng học sinh. Để đảm bảo tính khách quan, ý kiến của Thầy/Cô sẽ được giữ bí mật.
Xin Thầy/Cô cho ý kiến về Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng trường của Thầy/Cô đang công tác bằng cách khoanh tròn vào chỉ 1 ô tương ứng với mức đạt được ở mỗi dòng. Trong bảng có 4 mức đạt được là:
1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: Ít đồng ý; 3: Tương đối đồng ý; 4: Hoàn toàn đồng ý.
Nội dung | Mức | |||
1. Hiệu trưởng thực hiện gương mẫu các quy định về đạo đức nhà giáo | 1 | 2 | 3 | 4 |
2. Hiệu trưởng có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường | 1 | 2 | 3 | 4 |
3. Hiệu trưởng am hiểu chuyên môn và thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân | 1 | 2 | 3 | 4 |
4. Kế hoạch phát triển nhà trường phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và địa phương | 1 | 2 | 3 | 4 |
5. Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động dạy học và giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của chương trình giáo dục phổ thông. | 1 | 2 | 3 | 4 |
6. Hiệu trưởng xây dựng vị trí việc làm và bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với tất cả giáo viên, nhân viên | 1 | 2 | 3 | 4 |
7. Các tổ/nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán hoạt động hiệu quả và kết nối với mạng lưới giáo viên cốt cán của địa phương. | 1 | 2 | 3 | 4 |
8. Hiệu trưởng quản lý và sử dụng tài chính phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, công khai, minh bạch. | 1 | 2 | 3 | 4 |
9. Hiệu trưởng chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học của nhà trường hiệu quả, phục vụ nâng cao chất lượng dạy học | 1 | 2 | 3 | 4 |
10. Nhà trường thực hiện tự đánh giá và cải tiến chất lượng liên tục. | 1 | 2 | 3 | 4 |
11. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường chủ động thực hiện nghiêm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử nhà trường theo quy định | 1 | 2 | 3 | 4 |
12. Hiệu trưởng khuyến khích phản ánh góp ý phát triển nhà trường và giải quyết những tâm tư vướng mắc, những đóng góp cho nhà trường ngày một tốt hơn. | 1 | 2 | 3 | 4 |
13. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường chủ động, tích cực tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực | 1 | 2 | 3 | 4 |
14. Nhà trường phối hợp có hiệu quả với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh và cộng đồng trong cung cấp và tiếp nhận và xử lý các thông tin về hoạt động dạy học của nhà trường | 1 | 2 | 3 | 4 |
15. Nhà trường phối hợp có hiệu quả với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh và cộng đồng trong cung cấp và tiếp nhận và xử lý các thông tin về hoạt động giáo dục đạo đức học sinh | 1 | 2 | 3 | 4 |
16. Nhà trường phối hợp có hiệu quả với cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh và cộng đồng trong huy động các nguồn lực phát triển nhà trường | 1 | 2 | 3 | 4 |
17. Hiệu trưởng có sử dụng tiếng ngoại ngữ trong giao tiếp, trong công việc và tạo lập môi trường phát triển ngoại ngữ cho giáo viên, nhân viên và học sinh | 1 | 2 | 3 | 4 |
18. Hiệu trưởng chỉ đạo ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong các điều hành các hoạt động của nhà trường | 1 | 2 | 3 | 4 |
15. Các ý kiến khác (ghi rõ):
15.1. Những điểm tốt trong hoạt động quản lý nhà trường:……………………………………….
…………………………………………………………… ……………………………………………………………
…………………………………………………………… ……………………………………………………………
…………………………………………………………… ……………………………………………………………
…………………………………………………………… ……………………………………………………………
15.2. Những điều cần thay đổi:……………….. ……………………………………………………………
…………………………………………………………… ……………………………………………………………
…………………………………………………………… ……………………………………………………………
…………………………………………………………… ……………………………………………………………
…………………………………………………………… ……………………………………………………………