Lễ tết

Giao thừa là gì? Giao thừa năm 2023 vào ngày nào?

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đêm giao thừa có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người Việt Nam, nhằm bỏ những điều xấu của năm cũ, để đón những điều tốt đẹp cho năm mới.

Giao thừa cũng chính là lúc để các thành viên trong gia đình sum vầy, cùng nhau đón năm mới. Vậy mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hoàng Thùy Chi About để hiểu rõ hơn giao thừa là gì? Những phong tục, những việc cần làm trước và sau giao thừa, văn hóa hái lộc, xông đất, cúng đêm giao thừa ra sao?

Giao thừa là gì?

Giao thừa (New Year’s Eve) là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Vào đúng 0h00 ngày 1 tháng 1 –  Thời điểm quan trọng, trời đất giao hòa, âm dương hòa quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới.

Giao thừa năm 2023 vào ngày nào?

Giao thừa năm 2023 rơi vào thứ 7 ngày 21/01/2023 Dương lịch, cũng chính là ngày 30 Tết Nguyên Đán.

Tết năm 2023 là năm Qúy Mão và ngày mùng 1 Tết bắt đầu vào ngày Chủ nhật (tức ngày 22/01/2023 Dương lịch) và ngày giao thừa sẽ rơi vào ngày 21/01/2023 dương lịch (thứ 7).

Như vậy, Tết Âm lịch 2023 sẽ rơi vào các ngày:

– 29 Tết: vào Thứ 6 ngày 20/01/2023

– 30 Tết: vào Thứ 7 ngày 21/01/2023

– Mùng 1 Tết: vào Chủ Nhật ngày 22/01/2023

– Mùng 2 Tết: vào Thứ Hai ngày 23/01/2023

– Mùng 3 Tết: vào Thứ Ba ngày 24/01/2023

– Mùng 4 Tết: vào Thứ Tư ngày 25/01/2023

– Mùng 5 Tết: vào Thứ Năm ngày 26/01/2023

Giao thừa năm 2023 rơi vào thứ 7 ngày 21/01/2023 Dương lịch
Giao thừa năm 2023 rơi vào thứ 7 ngày 21/01/2023 Dương lịch

Ý nghĩa của đêm Giao thừa

Lễ giao thừa còn gọi là Lễ Trừ tịch, được thực hiện vào lúc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Lễ cúng giao thừa thường được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng Chạp (29 tháng Chạp nếu tháng thiếu).

Ý nghĩa của lễ giao thừa là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ, để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “khu trừ ma quỷ”. Đây là khoảng thời gian thiêng liêng nhất của năm khi các gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới với những điều tốt lành, may mắn.

Những việc nên làm vào đêm Giao thừa

Thời khắc Giao thừa có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người dân Việt Nam chúng ta. Chính vì thế luôn có những việc phải làm trước và sau Giao thừa để một năm mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

Những việc nên làm trước Giao thừa:

  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ
  • Thắp hương bàn thờ tổ tiên và Phật
  • Không gây cự cãi
  • Trả hết nợ
  • Để tiền đầy bóp
  • Trữ nước đầy đủ
  • Mặc quần áo mới màu đỏ
  • Trưng hoa kiểng

Những việc nên làm sau Giao thừa:

  • Thắp hương cầu mong cả năm may mắn, bình an
  • Ăn món ăn có màu đỏ để may mắn cả năm
  • Không cắt tóc, cắt móng
  • Không thăm bệnh, thăm bà đẻ
  • Không làm rơi vỡ đồ đạc trong nhà

Phong tục đêm Giao thừa

Cúng giao thừa

Lễ cúng giao thừa được cúng vào đúng giờ chính tý tức 00 giờ ngày 1 tháng 1. Theo phong tục của dân tộc Việt Nam từ cổ xưa, bàn cúng Giao thừa được chia làm 2 mâm: một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.

Gia chủ làm lễ cúng bái cầu chúc cho một năm mới tốt lành bằng cách thắp hương từ ngoài trời sau đó khấn vái và thắp vào trong nhà để mang may mắn đến. Trong lễ này tại gia đình, người ta nhắc đến công ơn trời đất, tổ tiên, tạ lỗi cùng cha mẹ, làm hòa với nhau, trút bỏ điều xấu và hứa hẹn những điều tốt đẹp sẽ thực hiện.

Đi lễ chùa, đình, đền

Sau khi cúng Giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc, cầu may, để xin Thần, Phật phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình trong năm mới. Nhân dịp này người ta thường xin quẻ thẻ đầu năm.

Hái lộc

Đi lễ đình, chùa, miếu, điện xong người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “lấy lộc” của Trời đất, Thần Phật ban cho. Cành lộc này được mang về cắm trước bàn thờ cho đến khi tàn khô.

Chọn hướng xuất hành

Vào lần ra khỏi nhà đầu tiên, thường là khi đi lễ, người ta chọn giờ và hướng xuất hành hợp với năm tuổi và đi đúng hướng đúng giờ để gặp may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta vẫn đi lễ nhưng ít người chọn giờ và chọn hướng như trước nữa.

Xông nhà

Cúng Giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Đối với các gia đình muốn tự xông nhà, người ta thường chọn một người dễ vía, hợp tuổi ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này sẽ tự xông nhà cho gia đình mình, mang về gia đình sự tốt đẹp quanh năm.

Đối với các gia đình khác, người ta phải nhờ một người trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem đến sự dễ dãi may mắn cho gia đình.

Mua muối đêm giao thừa

Các cụ có câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” là tục lệ truyền thống từ xưa đến nay vẫn được duy trì. Muối không chỉ có ý nghĩa xua đuổi tà ma, xui xẻo mà chúng còn mang ý nghĩa thể hiện sự gắn kết tình cảm quan hệ gia đình, con cái khỏe mạnh, thuận hòa. Sau đêm giao thừa người ta thường hay mua túi muối nhỏ mang về nhà với ý nghĩa xua đuổi tà ma, xui xẻo, khởi đầu năm mới thuận lợi.

Chúc Tết

Thời khắc bước vào những giây phút đầu tiên của năm mới là lúc mọi người dành cho nhau những lời chúc ý nghĩa mong cho một năm mới đầy thuận hoà, may mắn, hạnh phúc và nhiều thành công.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button