Kiến thức

Hỗ trợ hay hổ trợ là đúng chính tả tiếng Việt?

Nên dùng hổ trợ hay hỗ trợ mới là đúng chính tả tiếng Việt. Đây là 2 cặp từ thường hay sai khi dùng vì chúng phát âm khá giống nhau. Những sai sót chính tả nào thường gặp khi sử dụng hỗ trợ. Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Hỗ trợ là gì?

Hỗ trợ là một hành động giúp đỡ lẫn nhau giữa người này với người kia nhằm giảm tải, làm bớt đi những khó khăn trong cuộc sống.

Một số ví dụ về hỗ trợ như: Hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào bão lũ; Hỗ trợ người dân vùng cao thoát nghèo; hỗ trợ học sinh nghèo đến trường, …

Hổ trợ là gì?

Hổ trợ là từ không có trong cuốn từ điển được xuất bản lần gần nhất của từ điển tiếng việt. Chính vì vậy “Hổ trợ” là từ không được công nhận. Và trên thực tế, Hổ trợ cũng là từ hoàn toàn không có nghĩa.

Sự nhầm lẫn giữa hổ trợ và hỗ trợ bắt nguồn từ việc phát âm sai dấu câu, người viết không phân biệt chính xác được các dấu câu khi viết.

Hỗ trợ hay hổ trợ là đúng?

Kết luận từ đúng chính tả trong tiếng Việt đó chính là từ Hỗ trợ

Một số ví dụ phân biệt hỗ trợ với hổ trợ

  • Hỗ trợ người dân vùng cao thoát nghèo → Đúng
  • Hỗ trợ học sinh nghèo đến trường → Đúng
  • Chăm sóc hỗ trợ người vô gia cư → Đúng
  • Trung tâm hỗ trợ khách hàng → Đúng
  • Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ → Đúng
  • Chuyên viên hỗ trợ khách hàng → Đúng
  • Ủng hộ, hỗ trợ đồng bào bão lụt miền trung → Đúng
  • Hỗ trợ việc làm tại Nhật bản → Đúng
  • Hổ trợ đầu tư → Sai (đáp án đúng: Hỗ trợ đầu tư)
  • Tổng đài hỗ trợ Garena → Đúng
  • Tổng đài hỗ trợ KiotViet → Đúng
  • Đai hổ trợ cho bé tập đi → Sai (đáp án đúng: Đai hỗ trợ cho bé tập đi)
  • Gói hổ trợ người dân vùng lũ → Sai (đáp án đúng: Gói hỗ trợ người dân vùng lũ)
  • Hổ trợ ứng dụng kỹ thuật → Sai (đáp án đúng: Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật)

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button