Lớp 10

Tưởng tượng mình là Mị Châu để kể về cuộc đời mình

Đề bài: Tưởng tượng mình là Mị Châu để kể về cuộc đời mình

tuong tuong minh la mi chau de ke ve cuoc doi minh

 

Phần 1: Dàn ý tưởng tượng mình là Mị Châu để kể về cuộc đời mình

Xem chi tiết Dàn ý tưởng tượng mình là Mị Châu để kể về cuộc đời mình  tại đây
 

Phần 2: Bài văn mẫu Tưởng tượng mình là Mị Châu để kể về cuộc đời mình

Bài làm:

Tôi là Mị Châu, con gái vua An Dương Vương của đất nước u Lạc. Cha tôi là người hết mực yêu thương nhân dân, hết lòng trị vì đất nước và tôi là một công chúa được vua cha yêu thương chiều chuộng, dân chúng yêu mến, quay trọng. Nhưng vì sự cả tin và tình yêu mù quáng của mình, tôi đã không làm tròn vai trò của một công chúa, đẩy nhân dân vào cảnh sống cơ cực, đất nước lại thêm một lần bị ngoại xâm. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình.

Sau khi đánh tan giặc Tần xâm lược, cha ta bắt đầu sự nghiệp xây dựng đất nước u Lạc. Việc làm đầu tiên của cha ta đó chính là xây thành với mong muốn bảo vệ vững chắc đất nước. Nhưng có một điều đặc biệt kì lạ là thành cứ xây cao đến đâu lại lở ngay đến chỗ ấy. Cuối cùng, vua cha quyết định lập đàn trai giới mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của bách thần. Và rồi, đến ngày mồng bảy tháng ba bỗng có một ông già đi từ hướng đông tới trước cửa thành và nói với vua cha sẽ có sứ Thanh Giang tới giúp sức cha ta xây dựng thành hoàn tất rồi mới trở về. Nói xong, ông lão từ biệt cha ra rồi ra về.

Theo lời của cụ già, hôm sau, vua cha ra tận cửa đông đợi thì quả nhiên, đúng như lời của cụ già từng nói, có một con Rùa Vàng từ phía đông nổi lên trên mặt nước, nói rất rõ tiếng người và tự xưng là sứ Thanh Giang, thông hiểu mọi việc trong trời đất, âm dương ngũ hành. Vua cha lấy làm mừng rỡ hết mực, sai quân lính dùng xe bằng vàng rước vào trong thành.

Với sự giúp đỡ của sứ Thanh Giang, chẳng mấy chốc, thành đã xây xong dài ngàn trượng với hình xoắn ốc nên được gọi là Loa Thành, người đời Đường vẫn thường gọi nó là Côn Lôn Thành vì độ cao của nó. Rùa Vàng ở lại u Lạc ba năm rồi từ biệt ra về. Trước lúc Rùa Vàng ra về, vua cảm tạ ơn đức và sự giúp đỡ của Rùa Vàng trong quá trình xây thành đồng thời mong muốn Rùa Vàng chỉ cách đánh giặc khi có giặc ngoại xâm. Đáp lại mong ước của vua cha, Rùa Vàng đáp rằng: “Vận nước thịnh suy, xã tắc nguy an đều do mệnh trời, con người có thể tu tâm, tích đức mà kéo dài thời vận.” Nói rồi, Rùa Vàng tháo móng vuốt đưa cho vua cha và bảo lấy nó làm lẫy nỏ, khi có giặc thì mang ra dùng. Nói xong, Rùa Vàng từ biệt rồi ra về.

Sau khi từ biệt Rùa Vàng trở về với biển cả, cha ta bèn sai Cao Lỗ lấy móng của thần Rùa đem làm lẫy nỏ và nó được gọi với cái tên là nỏ “Linh quang Kim Quy thần cơ”. Từ ngày có nỏ thần, vua cha đã đánh tan quân xâm lược của Triệu Đà, buộc chúng phải rút quân về nước.

Thế nhưng, chẳng mấy lâu sau, Đà muốn cầu thân, muốn con trai là Trọng Thủy được kết duyên vợ chồng với ta. Vua cha đã đồng ý gả ta cho Trọng Thủy. Cuộc sống của vợ chồng ta ngày càng êm ấm, hạnh phúc và ta hết lòng tin tưởng chàng đến nỗi chàng muốn xem trộm Nỏ thần, ta cũng đồng ý giấu cha ta dẫn chàng đi xem. Nhưng rồi mãi đến sau này ta mới biết được rằng lần ta dẫn chàng xem trộm Nỏ thần ấy, chàng đã làm một chiếc lẫy khác và đem đổi cái lấy nỏ bằng vuốt của Rùa Vàng. Ta vẫn còn nhớ, sau khi xem xong Nỏ thần, chàng bảo muốn về phương Bắc thăm quê hương, đất nước và gia đình. Cả ta và vua cha đều đồng ý. Trước lúc trở về phương Bắc, chàng còn hỏi ta rằng: “Nếu như một ngày chiến chinh nổ ra, hai miền Nam Bắc chia cắt, ta biết làm cách nào để tìm nàng?”. Ta đáp lại chàng rằng: “Thiếp có tấm áo lông ngỗng, đi đến nơi đâu, thiếp sẽ rải nó dọc đường làm dấu. Chàng cứ đi theo dấu lông ngỗng thể nào cũng gặp được thiếp.

Trọng Thủy quay về phương Bắc chưa được bao lâu thì quân Đà kéo xuống xâm lược u Lạc. Vua cha nghĩ mình có Nỏ thần, chẳng việc gì phải lo sợ nên vẫn thản nhiên ngồi vui vẻ đánh cờ, nhưng rồi quân Đà mỗi lúc một tiến vào gần cồng thành hơn, vua cha lấy nỏ thần ra thì không thấy lẫy nỏ ở đâu cả nên vội vàng đặt ta sau lưng ngựa rồi phi ngựa chạy về hướng Nam.

Ta vẫn nhớ lời hẹn với Trọng Thủy nên đi tới đâu ta cũng rải lông ngỗng làm dấu cho chàng và Trọng Thủy cứ theo dấu lông ngỗng bên đường mà đuổi theo được ta và cha. Khi chạy tới bờ biển, vua cha biết đấy là đường cùng, không còn đường để đi tiếp và cũng không thể nào quay đầu lại được nữa, nhớ tới lời dặn của Rùa Vàng trước lúc ra về năm xưa, vua cha ngửa mặt lên trời mà gọi: “Trời hại ta rồi, sứ Thanh Giang ở đâu mau ra giúp ta với”. Vua cha dứt lời thì từ dưới biển Rùa Vàng hiện lên rồi bảo: “Giặc ở sau lưng ngươi đấy”. Bàng hoàng nhận ra mọi việc, Vua cha rút gươm ra và chém ta.

Ta lúc này mới vỡ lẽ và hiểu ra tất cả mọi thứ hóa ra chỉ là do ta quá cả tin, vì ta đã yêu chồng mù quáng mà hại cha ta, hại đất nước này và hại cả chính bản thân mình nữa. Nhưng lúc ta nhận ra, lúc ta hối hận thì không kịp nữa rồi, vua cha rút gươm ra chém ta. Lần cuối nhìn theo bóng hình của cha rẽ nước đi xuống biển khơi, lòng ta quặn thắt vô ngần, ta chỉ mong cha ta sẽ hiểu và tha thứ cho những lỗi lầm mà ta đã phạm phải. Còn Trọng Thủy – chàng là tình yêu mù quáng, cả tin và lầm lỡ của ta.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button