Lớp 11

Tìm hiểu bài thơ Tôi yêu em của Puskin

Đề bài: Tìm hiểu bài thơ Tôi yêu em của Puskin

tim hieu bai tho toi yeu em cua puskin

Tìm hiểu bài thơ Tôi yêu em của Puskin

Bài soạn: Tìm hiểu bài thơ Tôi yêu em của Puskin

Câu 1: (Trang 60 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)

– Điệp khúc “Tôi yêu em” được lặp lại ba lần là điệp khúc có tác dụng làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

– Bài thơ là lời từ giã cho một mối tình không thành, là lời cầu hôn bị chối bỏ nhưng tình yêu ấy không hề bị mất đi, không hận thù mà thay vào đó là sự ra đi cao thượng để người con gái mình yêu không bận lòng.

+ Mở đầu nhà thơ trực tiếp giãi bày tình cảm của mình bằng câu thú nhận trực tiếp thẳng thắn, có chút gì đó lãng mạn “Tôi yêu em”, trong nguyên bản nhà thơ sử dụng ngôi thứ hai, để mang đến cho cô gái mình yêu sự trân trọng nhất, thể hiện một tình yêu cao thượng không ích kỷ.

+ Trong suốt bốn câu thơ đầu, tác giả giãi bày nỗi lòng của mình, rất chân thực và lý trí, vừa thể hiện sự buông bỏ, có vẻ nhẹ nhõm. Nhưng đến hai câu thơ tiếp lại thể hiện một góc khác trong tình yêu của Puskin, là nỗi đớn đau, sự dày vò mà ông phải chịu đựng, sự ghen tuông âm thầm lặng lẽ không nói thành lời. Hai câu cuối như là lời kết của một bức thư từ biệt, là lời cuối cho mối tình không thành đầy cao thượng, vị tha.

→ Cả bài thơ là minh chứng cho quan điểm: Yêu là khiến cho người mình yêu hạnh phúc, hướng tới giá trị nhân văn tốt đẹp của con người.

Câu 2: (Trang 60 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)

– Giọng điệu của tác giả thay đổi trong từng câu thơ một cách rất tinh tế và uyển chuyển thể hiện đúng những cung bậc cảm xúc của một con người lý trí khi thất bại trong tình yêu.

+ Nếu như trong hai câu đầu tác giả dùng một giọng thơ nhẹ nhàng trầm buồn để giãi bày tình yêu, để ý kỹ sẽ thấy trong ấy là cả một sự kìm nén, dùng lý trí để điều khiển cảm xúc, vẫn còn yêu đó, nhưng tình yêu ấy chỉ mãi nằm sâu trong lòng tác giả, một sự day dứt, có chút phân vân nhưng lại xen vào cả sự mạnh mẽ, dứt khoát từ bỏ tình yêu không kết quả này.

+ Đến 2 câu tiếp giọng thơ có sự đổi chiều bởi từ “Nhưng”, tác giả vực dậy từ trong sự phân vân, rối bời, trong “ngọn lửa tình” để dứt khoát từ bỏ, ra đi nhằm muốn cho cô gái ấy khỏi phải bận lòng thêm nữa.

+ Hai câu tiếp theo tác giả lại tiếp tục bày tỏ những cảm giác mà ông trải qua khi yêu cô gái ấy, đây là những lời bộc bạch đầy chân thành, vương vấn chút sầu muộn, đớn đau của một mối tình thầm lặng.

+ Hai câu cuối bắt đầu bằng “Tôi yêu em”, tác giả tiếp tục khẳng định tình yêu của mình, nhưng lúc này đây là sự buông tay đầy vị tha và cao thượng của một người đàn ông mong muốn đem đến cho cô gái mình yêu được hạnh phúc, và tác giả sẽ bước ra khỏi tình yêu vô vọng này.

Câu 3:(Trang 60 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)

Hai câu kết thật bất ngờ bởi tác giả đang trong trạng thái bày tỏ một tình yêu say đắm “Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm”, đầy vương vấn, day dứt, cứ ngỡ ông sẽ chẳng dễ dàng buông bỏ, bởi tình yêu còn sâu sắc quá. Thế nhưng không, ông đã kết lại tình yêu ấy bằng một lời cầu chúc lạ lùng “Cầu em được người tình như tôi đã từng yêu em”, vừa khẳng định tình yêu duy nhất của ông một cách đầy kiêu hãnh, vừa là lời chúc phúc đầy cao thượng, dịu dàng, yêu thương người con gái ấy đến mức chẳng giữ cho bản thân chút gì một lòng chỉ mong cô ấy hạnh phúc.

→ Tình yêu vượt lên trên tất cả sự ích kỷ, chiếm hữu và đau khổ là tình yêu cao thượng nhất, xứng với câu “Một tình yêu chết sẽ sống trăm năm”.

Câu 4: (Trang 60 SGK Ngữ Văn 11, tập 2)

Puskin là một người có tâm hồn lãng mạn, tình yêu của ông rất dịu dàng, đằm thắm, trong sáng và chân thành. Yêu ai cũng muốn độc chiếm người mình yêu nhưng ông thì không, quan niệm của ông là yêu phải khiến người mình yêu hạnh phúc. Ông yêu trong lý trí với một tâm hồn kiêu hãnh và cao thượng, vậy nên tình yêu với ông dù thành hay không cũng đều là kỷ niệm đẹp, là những trang sách quý giá nhất trong cuộc đời.

Xem thêm các bài viết cùng chủ để trên Hoàng Thùy Chi About

– Phân tích bài thơ Tôi yêu em
– Cảm nghĩ về bài thơ Tôi yêu em
– Soạn văn lớp 11 – Soạn bài Tôi yêu em

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button