Lớp 12

Ý nghĩa nhan đề Vợ chồng A Phủ

y nghia nhan de vo chong a phu

Ý nghĩa nhan đề Vợ chồng A Phủ

Với nhan đề “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã bước đầu gợi mở cho người đọc về chủ đề, tư tưởng được truyền tải trong tác phẩm. Nhan đề đề cập đến hai hình tượng trung tâm của tác phẩm là Mị và A Phủ. Vậy tại sao Tô Hoài lại không đặt tên truyện ngắn của mình là “Mị và A Phủ”? Nhan đề đã thể hiện mối quan hệ giữa hai nhân vật – mối quan hệ “vợ chồng”. Mị và A Phủ là hai con người xa lạ nhưng lại gặp gỡ nhau ở hoàn cảnh khốn cùng, khổ sở. Vậy nên quá trình họ trở thành vợ chồng cũng là quá trình họ nương tựa, kết nối với nhau để vận động từ bóng tối ra ánh sáng, tìm đến tự do. Như vậy, qua nhan đề, người đọc có thể cảm nhận được sức sống tiềm tàng cũng như khát vọng tự do của người dân lao động vùng cao Tây Bắc.

—————-HẾT—————-

Trên đây là ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Để củng cố, ôn tập lại ý nghĩa nhan đề các tác phẩm khác trong chương trình, hãy tham khảo các bài viết Ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt, Ý nghĩa nhan đề Việt Bắc, Ý nghĩa nhan đề Tây Tiến, Phân tích nhan đề vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn!

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button