Vật Lí 7 Bài 13: Môi trường truyền âm được Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.
Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 7 Bài 3
Môi trường truyền âm
– Âm thanh có thể truyền qua môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí.
– Các môi trường chất rắn, chất lỏng và chất khí được gọi là môi trường truyền âm.
– Âm thanh không thể truyền qua được trong chân không.
– Khi âm truyền trong môi trường thì âm bị hấp thụ dần nên càng xa nguồn âm thì âm càng nhỏ dần rồi tắt hẳn.
Lưu ý: Muốn âm truyền từ nguồn âm đến tai phải có môi trường truyền âm như chất rắn, chất lỏng và chất khí.
Vận tốc truyền âm
– Trong các môi trường khác nhau thì vận tốc truyền âm là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
– Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
– Ở 200C, vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s; trong nước là 1500 m/s; trong thép là 6100 m/s.
Phương pháp giải
Tính vận tốc, quãng đường và thời gian truyền âm
Dựa vào công thức tính vận tốc truyền âm trong các môi trường:
Trong đó: v là vận tốc truyền âm (m/s)
s là quãng đường truyền âm (m)
t là thời gian truyền âm (s)
Xác định âm truyền trong môi trường nào
Để xác định âm truyền trong môi trường nào ta thực hiện như sau:
– Tính vận tốc truyền âm.
– Dựa vào vận tốc truyền âm trong các môi trường:
vkhông khí = 340 m/s; vnước = 1500 m/s; vthép = 6100 m/s…
Từ đó suy ra được âm truyền trong môi trường nào.
Giải bài tập SGK Vật Lí 7 Bài 13
Bài C1 (trang 37 SGK Vật Lý 7)
Có hiện tượng gì xảy ra với quả cầu bấc treo gần trống 2? Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?
Lời giải:
* Ta thấy quả cầu bấc dao động (rung động) và lệch ra khỏi vị trí ban đầu.
* Hiện tượng này chứng tỏ mặt trống (2) dao động. Kết quả này cho thấy dao động phát ra âm ở trống (1) đã truyền trong không khí từ trống (1) sang trống (2).
Bài C2 (trang 37 SGK Vật Lý 7)
So sánh biên độ dao động của hai quả cầu bấc. Từ đó rút ra kết luận về độ to của âm trong khi lan truyền.
Lời giải:
* So sánh biên độ dao động của hai quả cầu bấc: quả cầu bấc (2) có biên độ dao động nhỏ hơn so với quả cầu bấc (1).
* Kết luận: Độ to của âm càng giảm khi càng ở xa nguồn âm (hoặc độ to của âm càng lớn khi càng ở gần nguồn âm).
Bài C3 (trang 37 SGK Vật Lý 7)
Âm truyền tới tai bạn C qua môi trường nào khi nghe thấy tiếng gõ?
Lời giải:
Âm từ A truyền trong môi trường rắn (cụ thể là gỗ) đến C.
Lưu ý: Tai bạn B đặt trong không khí có thể không nghe rõ âm phát ra khi bạn A gõ nhẹ xuống bàn.
Bài C4 (trang 38 SGK Vật Lý 7)
Âm truyền đến tai qua những môi trường nào?
Lời giải:
Vì nguồn âm đặt trong cốc chứa không khí và bịt kín miệng cốc bằng miếng nilông, cốc đặt trong chất lỏng (nước). Suy ra âm phát ra từ nguồn âm truyền trong không khí trong cốc, truyền sang nước rồi truyền qua không khí ngoài hồ nước đến tai.
Bài C5 (trang 38 SGK Vật Lý 7)
Kết quả thí nghiệm trên đây chứng tỏ điều gì?
Lời giải:
Thí nghiệm mô tả hình 13.4 SGK chứng tỏ âm không truyền được trong môi trường chân không.
Kết luận:
– Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không khí truyền qua chân không.
– Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm càng nhỏ.
Bài C6 (trang 39 SGK Vật Lý 7)
Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép.
Lời giải:
Ở 20oC vận tốc âm trong không khí là 340 m/s, trong nước là 1500 m/s, trong thép là 6100 m/s.
Do đó ta thấy 340 m/s < 1500 m/s < 6100 m/s hay vận tốc âm trong không khí < trong nước < trong thép.
Bài C7 (trang 39 SGK Vật Lý 7)
Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường nào?
Lời giải:
Âm truyền tới tai nhờ môi trường truyền âm xung quanh tai (như tai có thể đặt trong không khí, trong nước, hay áp tai vào vật rắn).
Bài C8 (trang 39 SGK Vật Lý 7)
Hãy nêu thí dụ chứng tỏ âm có truyền trong môi trường lỏng.
Lời giải:
Tùy theo học sinh. Các thí dụ có thể nêu là:
– Có thể nêu lại ở C4 vừa học.
– Có thể nêu ví dụ: về ao cá của Bác trong phủ Chủ Tịch. Nghe kể rằng mỗi lần Bác Hồ cho cá ăn thường vỗ tay tạo âm thanh quen thuộc cho cá quen dần, và mỗi lần Bác vỗ tay “ra hiệu” cá vây quanh bờ ao chờ nhận thức ăn. Kết quả này cho thấy âm (vỗ tay) truyền trong không khí rồi truyền vào chất lỏng (nước) cá nhận được.
– Khi chúng ta bơi dưới nước, chúng ta có thể nghe thấy tiếng sùng sục của bong bóng nước. Như vậy âm có thể truyền trong môi trường chất lỏng.
– Những người hay đi câu cá cho biết không thể câu được cá khi có người đi tới gần bờ. Đó là vì cá đã nghe được tiếng chân người truyền qua đất, qua nước và bỏ đi ra xa.
Bài C9 (trang 39 SGK Vật Lý 7)
Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở phần mở bài.
Lời giải:
– Tiếng vó ngựa: Âm phát ra do bước chân ngựa chạm đất.
– Xem đất là vật rắn, do đó đất là môi trường truyền âm tốt hơn không khí, nhờ đó khi áp tai xuống đất ta có thể nghe rõ tiếng vó ngựa ở khoảng cách xa mà tai đặt trong không khí có thể không nghe rõ.
Bài C10 (trang 39 SGK Vật Lý 7)
Khi ở ngoài khoảng không (chân không), các nhà du hành vũ trụ có thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được không? Tại sao?
Lời giải:
* Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được.
Vì âm không truyền được trong chân không và giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ.
Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 13 (có đáp án)
Bài 1: Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh, người ta đã có những nhận xét sau. Hãy chọn câu trả lời sai:
A. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.
B. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
C. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.
D. Không khí là môi trường truyền âm tốt nhất.
Lời giải
Chất rắn là môi trường truyền âm tốt nhất ⇒ Đáp án D sai
Bài 2: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. Rắn, lỏng, khí
B. Lỏng, khí, rắn
C. Khí, lỏng, rắn
D. Rắn, khí, lỏng
Lời giải
Vận tốc truyền âm tăng dần từ chất khí, qua chất lỏng rồi đến chất rắn ⇒ Chọn C
Bài 3: Trong các môi trường sau, môi trường nào không thể truyền được âm: Nước sôi, tấm nhựa, chân không, cao su?
A. Tấm nhựa
B. Chân không
C. Nước sôi
D. Cao su
Lời giải
Âm chỉ truyền được trong môi trường vật chất (rắn, lỏng, khí), không truyền được trong môi trường chân không ⇒ Chọn đáp án B
Bài 4: Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong nước là 1500 m/s. Vận tốc truyền âm trong thanh nhôm ở cùng điều kiện nhiệt độ có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 340 m/s
B. 170 m/s
C. 6420 m/s
D. 1500 m/s
Lời giải
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí ⇒ vận tốc truyền âm trong nhôm (chất rắn) phải lớn hơn 1500 m/s ⇒ Chọn đáp án C.
Bài 5: Gọi t1, t2, t3 lần lượt là thời gian âm truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và khoảng cách. Khi so sánh t1, t2, t3 thứ tự tăng dần là:
A. t1< t2 < t3
B. t3 < t2 < t1
C. t2< t1 < t3
D. t3 < t1 < t2
Lời giải
– Vận tốc truyền âm trong các môi trường: vrắn > vlỏng > vkhí .
– Vì truyền trong cùng một khoảng cách nên khi vận tốc truyền âm càng lớn thì thời gian truyền âm càng nhỏ nên trắn < tlỏng < tkhí ⇒ t1 < t2 < t3.
Bài 6: Trong môi trường nào mà cứ 2 giây thì âm thanh lan truyền được 3000 mét?
A. Nước
B. không khí
C. Thép
D. Nhôm
Lời giải
Vận tốc truyền âm của môi trường đó là:
⇒ Môi trường nước ⇒ Chọn đáp án A
Bài 7: Nước có thể tồn tại ở ba thể là: rắn, lỏng, khí. Hãy chỉ ra nội dung nào sai trong các nội dung dưới đây?
A. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái rắn, nước truyền âm tốt nhất.
B. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái khí, nước truyền âm kém nhất.
C. Tốc độ truyền âm giảm theo thứ tự từ rắn, lỏng, khí.
D. Vì cùng là nước nên tốc độ truyền âm như nhau.
Lời giải
Tốc độ truyền âm giảm theo thứ tự rắn, lỏng, khí ⇒ Chọn đáp án D
Bài 8: Âm truyền nhanh nhất trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nước
B. Sắt
C. Khí O2
D. Chân không
Lời giải
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí
Âm không truyền được trong chân không ⇒ Chọn đáp án B
Bài 9: Khi lặn xuống hồ, một người thợ lặn nghe được tiếng chuông sau 1/20 giây kể từ khi nó reo. Biết đồng hồ cũng được đặt chìm trong nước, hỏi khoảng cách giữa nó và người thợ lặn lúc này là bao nhiêu?
A. 35 m
B. 17 m
C. 75 m
D. 305 m
Lời giải
Âm truyền trong nước với vận tốc 1500 m/s.
Khoảng cách từ người thợ lặn đến nơi đặt đồng hồ là:
Bài 10: Một đoàn tàu bắt đầu chuyển động trong sân ga sau khi dừng ở đấy một thời gian. Hỏi bao lâu sau thì một người ở cách ga 2km và áp tai vào đường sắt thì nghe thấy tiếng tàu chạy? Biết vận tốc âm truyền trong đường ray là 6100 m/s.
A. 1200 s
B. 3050 s
C. 3,05 s
D. 0,328 s
Lời giải
Đổi 2 km = 2000 m
Thời gian kể từ khi đoàn tàu bắt đầu xuất phát cho đến khi người đó nghe được tiếng chuyển động của đoàn tàu là:
******************
Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 7 Bài 13: Môi trường truyền âm do Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Môi trường truyền âm. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.
Biên soạn bởi: Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế