Viết đoạn văn ngắn mô tả một thành tựu văn hóa của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam là câu hỏi trong môn Lịch sử và Địa lí 6. Dưới đây là 5 mẫu trả lời do Hoàng Thùy Chi About biên soạn, hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt môn Lịch Sử và Địa lí 6.
Câu hỏi:Viết đoạn văn ngắn mô tả một thành tựu văn hóa của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam?
Viết đoạn văn ngắn mô tả một thành tựu văn hóa của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam
Mẫu 1
Văn hóa của Ấn Độ ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa Việt Nam đặc biệt đối vương quốc Champa, tôn giáo Ấn Độ đã ảnh hưởng và chi phối mạnh mẽ đến tình hình chính trị, văn hóa, xã hội của vương quốc này. Và nghệ thuật điêu khắc của Champa cũng không nằm ngoài sự chi phối đó. Tôn giáo Ấn Độ đã cung cấp nguồn tư liệu cho các tác phẩm điêu khắc của Champa. Một trong những công trình nổi bật, biểu hiện rõ ràng và chính xác nhất là Khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn.
Mẫu 2
Một trong những thành tựu văn hóa của Ấn Độ ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam chính là Phật giáo. Phật giáo răn dạy chúng ta về luật nhân quả, về cách sống sao tốt, khuyên răn con người ta không làm việc xấu và chủ chương tất cả mọi người sống đều bình đẳng. Chính vì những nét đẹp trong văn hóa Phật giáo Ấn Độ mà Phật giáo được lưu hành rộng rãi trải qua hàng ngàn năm ở nước ta. Hiện nay có những di tích cho thấy rõ ràng nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.
Mẫu 3
Ấn độ là đất nước có nền thành tựu văn hóa ảnh hưởng to lớn đến đất nước đến nền văn hóa Việt Nam chính là văn hóa Phật Giáo .Phật giáo dạy bảo chúng ta về luật nhân quả, về cách sống tốt , khuyên con người chúng ta không làm việc ác và giúp đỡ người gặp nạn. Chính vì có những nét đẹp trong văn hóa Phật giáo Ấn Độ mà Phật giáo ở Việt Nam được lưu truyền qua nhiều thế hệ ở nước ta. Hiện nay người ta đã có những phát hiện về các di tích cho thấy sự xác thực nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, là một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.
Mẫu 4
* Ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa Việt Nam
– Thông qua hoạt động truyền giáo và thương mại của các nhà sư và thương nhân Ấn Độ, Phật giáo đã được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu công nguyên.
– Có thể nói, ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam là khá toàn diện và sâu sắc:
+ Đạo phật với các thuyết luân hồi, nghiệp báo, nhân quả… có tác dụng duy trì trật tự xã hội, giáo dục đạo đức, điều chỉnh những hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội (ví dụ: Dù xây chín bậc phù đồ / Không bằng làm phúc cứu cho một người; Ở hiền thì lại gặp lành / Những người nhân đức trời dành phúc cho….)
+ Phật giáo có tác động lớn, góp phúc đẩy sự phát triển của văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, văn học, giáo dục… (Ví dụ: chùa Một cột; chùa Dâu; tượng phật Quan âm nhgìn mắt, nghìn tay; giáo lý Phật giáo thấm nhuần trong văn học dân gian của Việt Nam…).
– Phật giáo khi xâm nhập vào Việt Nam không tồn tại một cách thuần khiết, mà có sự hòa hợp, dung nạp với các yếu tố văn hóa của tín ngưỡng bản địa. Ví dụ: trong các ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam không chỉ thờ phụng các vị Phật, Bồ tát cũng như các vị hộ trì Phập pháp, mà còn thờ nhiều vị thần/ thánh của các tôn giáo/ tín ngưỡng khác, như: thờ Mẫu; thờ Đức Thánh Trần…
Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam như thế nào?
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với Việt Nam:
* Tôn giáo
– Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời bấy giờ là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
– Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông.
– Sau này, sang thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào.
– Do thâm nhập một cách hòa bình, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ biến rộng khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh.
– Ở Việt Nam di tích cho thấy rõ ràng nhất về sự tồn tại của Ấn Độ giáo là thánh địa Mỹ Sơn của quốc gia Champa cổ, một công trình kiến trúc vĩ đại còn tồn tại đến ngày nay.
* Văn học
– Từ đầu công nguyên, chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nước Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập, Tây Âu, v.v..
– Ở Việt Nam, từ rất lâu đời các tác phẩm sử thi Ấn Độ đã trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn truyền từ đời này sang đời khác như sử thi nổi tiếng Ramayana.
* Nghệ thuật kiến trúc
– Sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ trong các công trình có tính chất tôn giáo như đền, tháp, điêu khắc trên phù điêu.
– Nền kiến trúc Ấn Độ đã dung hòa, biến đổi cho phù hợp với nền văn hóa của từng nước khác nhau và trở thành điểm nổi bật của chính nước đó như: Borobudur(Indonesia), Angkor Wat (Campuchia) đặc biệt ở Việt Nam thì có thánh địa Mỹ Sơn.
– Ngoài ra kiến trúc Ấn Độ cổ xưa còn được phát hiện qua các công trình đổ nát được xây dựng bằng nhiều loại vật liệu khác nhau chủ yếu là gạch và đá (các công trình của người Champa).
* Lễ hội – Ẩm thực
– Ở Việt Nam người Chăm là dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nền văn hóa Ấn vì vậy những lễ hội của họ cũng bắt nguồn từ Ấn Độ được thể hiện qua các lễ hội đền tháp như: lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hằng năm.
****************
Trên đây là 4 mẫu trả lời cho câu hỏi viết đoạn văn ngắn mô tả một thành tựu văn hóa của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam. Hy vọng các em sẽ học tốt môn Lịch sử và Địa lí 6. Chúc các em học thật tốt và đạt điểm cao trong mọi kì thi.