Vật lý 9 bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ, cách vẽ tia khúc xạ. Trong bài trước các em đã biết khái niệm về góc tới, góc khúc xạ và cũng biết là hai góc này không bằng nhau. Vậy khi thay đổi góc tới (tăng hoặc giảm) thì góc khúc xạ thay đổi như thế nào?
Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ, cách vẽ tia khúc xạ qua bài viết dưới đây.
I. Sự thay đổi góc khúc xạ theo góc tới
• Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh:
– Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
– Góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng, khi góc tới giảm thì góc khúc xạ cũng giảm.
• Mở rộng:
– Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau như thạch anh, nước đá, rượu, dầu,.. thì góc khúc xạ nhỏ cũng nhỏ hơn góc tới.
II. Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
• Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại.
• Khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm )
• Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00 tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
III. Cách vẽ tia khúc xạ
• Cách vẽ tia khúc xạ khi tia tới đi từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác. Thực hiện:
+ Bước 1: Vẽ tia tới, điểm tới là giao điểm giữa tia tới và mặt phân cách 2 môi trường.
+ Bước 2: Vẽ pháp tuyến là đoạn thẳng vuông góc với mặt phân cách giữa 2 môi trường.
+ Bước 3: Vẽ tia khúc xạ nằm ở bên kia pháp tuyến như sau:
– Khi tia sáng truyền từ không khí vào môi trường trong suốt rắn, lỏng,… thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
– Khi tia sáng truyền từ môi trường trong suốt rắn, lỏng,… vào không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
IV. Bài tập vận dụng
* Câu C3 trang 112 SGK Vật Lý 9: Trên hình 41.2 SGK cho biết M là vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh viên sỏi nhỏ ở trong nước, A là vị trí thực của viên sỏi, B là vị trí ảnh của nó, PQ là mặt nước. Hãy vẽ đường truyền của tia sáng từ viên sỏi đến mắt.
* Lời giải:
– Đường truyền của tia sáng từ viên sỏi đến mắt được thể hiện trong hình sau:
* Câu C4 trang 112 SGK Vật Lý 9: Ở hình 41.3 SGK, SI là tia tới. Tia khúc xạ của tia này trùng với một trong số các đường IH, IE, IG, IK. Hãy điền dấu mũi tên vảo tia khúc xa đó.
* Lời giải:
– Dấu mũi tên đặt vào đường IG như hình sau:
Hy vọng, bài viết đã giúp các em hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ, 3 ý chính mà các em cần nhớ là:
1- Góc tới tăng thì góc khúc xạ tăng, góc tới giảm thì góc khúc xạ cũng giảm;
2- Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại;
3- Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00 tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
Hy vọng với bài viết về Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ, cách vẽ tia khúc xạ ở trên hữu ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Hoàng Thùy Chi About ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.