Lớp 5

Tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức

Đề bài: Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức.

ta nguoi me cay lua giua trua thang 6 nong buc

Viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức

 

I. Dàn ý Tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức
 

1. Mở bài

Nêu khái quát về thời tiết vào mùa khi tháng sáu.
 

2. Thân bài

– Tả cảnh vật ngày trưa hè tháng sáu:
+ Cỏ cây bị đốt cháy
+ Nước nóng như ai đun
+ Cá chết nổi lềnh bềnh vì nóng
+ Cua cũng phải lên bờ tìm chỗ tránh
– Tả dáng mẹ cấy lúa giữa đồng:
+ Hành động: nhanh nhẹn, cấy đều tay
+ Dáng hình: bóng mẹ cúi xuống in trên dòng nước, tần tảo, chăm chỉ
+ Thành quả: những hàng mạ thắp tắp, xanh rờn dần phủ khắp thửa ruộng

3. Kết bài

Tình cảm của em với mẹ.
 

II. Bài văn mẫu Tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức
 

1. Tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức, mẫu số 1:

Những ngày hè oi ả của tháng sáu mang theo cái nóng bức ùa về khắp mọi nẻo đường, mọi miền quê. Ban trưa, cái nóng nực ấy càng rõ rệt hơn bao giờ hết. Cỏ cây cũng như bị nắng vàng, mặt nước trên cánh đồng quê nóng quá khiến những chú cá cờ không thể chịu nổi mà chấp nhận cái chết, nổi lềnh bềnh giữa kênh mương, trên những mẩu ruộng người dân vừa cày xới. Cái nóng khủng khiếp ấy làm những chú cua đồng vốn được trang bị lớp áo giáp bảo vệ cũng phải chịu thua, cô ngoi ngóp lên bờ tìm chốn mát mẻ nơi những bờ ruộng gần kề mà nghỉ ngơi. Trời mỗi lúc một nắng hơn, cái nắng cháy tàn nhẫn của mùa hạ, người mẹ nghèo mang chiếc áo tơi xuống ruộng cấy cho kịp vụ mùa.

Giữa mảnh ruộng không một bóng cây che, mẹ một mình cùng mấy bó mạ non xanh. Những hàng mạ được cấy thẳng tắp, đều đặn, xanh rờn. Bàn tay mẹ nhanh thoát thoát cấy từng cây mạ, đôi mắt mẹ tập trung làm việc, bóng mẹ in hằn trên khoảnh ruộng, lặng lẽ , cần mẫn, chịu thương, chịu khó biết bao. Thoáng thấy nếp nhăn đã hằn sâu trên khuôn mặt khắc khổ của mẹ, đôi vai gầy guộc còng mình làm việc và cả những giọt mồ hôi mẹ ướt đẫm sao chạnh lòng quá đỗi.

Thương mẹ biết bao nhiêu, người phụ nữ suốt một đời tần tảo, một đời hy sinh, lắng lo cho con, cho công việc đồng áng ngày mùa.

Để thấy được tình yêu thương và sự hi sinh của mẹ dành cho chúng ta đồng thời đánh thức những xúc cảm thiêng liêng nhất, bên cạnh 3 bài văn Tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức, các em có thể tham khảo thêm những bài văn tả mẹ cảm động khác như: Tả lại hình ảnh của mẹ khi em mắc lỗi, Mẹ là người gần gũi và thân thiết nhất với em. Hãy tả và kể lại một vài kỉ niệm về mẹ, Viết một đoạn văn ngắn tả về mẹ, Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến, viết về mẹ.

 

2. Tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức, mẫu số 2: 

Ngày hạ tháng sáu nắng gay gắt, cánh đồng làng như ngộp thở trước những trận nắng cháy thiêu đốt. Ruộng vừa vào vụ, những khoảnh ruộng được cày xới sẵn, nước trong mặt ruộng tưởng chừng như đang bốc hơi lên được. Từng đàn cá cờ dường như không thể chịu nổi được sức nóng của từng làn nước mà chết đi, nổi trắng cả mặt nước. Những chú cua cũng có ngoi mình, trườn lên bờ ruộng tìm nơi mát mẻ mà trú ẩn. Vậy mà, giữa cái nắng ấy, mẹ vẫn một mình lặng lẽ cấy lúa nơi thửa ruộng.

Đôi bàn tay thoăn thoắt lấy từng đôi mạ cấy xuống ruộng, mang lại sự sống cho bao cây mạ non. Mẹ cấy đều tay, nhẫn nại, cần mẫn, những hàng mạ thẳng tắp và đều đặn, xanh tươi. Bóng mẹ lom khom in mình giữa dòng nước, giọt mồ hơi rơi ướt đẫm lưng mẹ. Thương mẹ thật nhiều, mẹ ơi!. Mảnh ruộng trống trơn mới đây thôi mà nhờ bàn tay mẹ đã phủ lên một màu xanh mới, màu xanh của hy vọng, của niềm tin vào một ngày mùa bội thu, ngày mang những bông lúa chắc nịch và nặng hạt. Thoáng thấy niềm vui nơi khoé mắt mẹ khi cấy mạ vừa xong, thật yêu mẹ nhiều, dẫu cho có nhọc nhằn giữa nắng cháy, mẹ chẳng hề cất tiếng than thân. Nụ cười mẹ thật đẹp, thật rạng rỡ, xưa tan đi cả cơn nóng ngày hè bực bội của thời tiết.

Vất vả biết bao những người nông dân, bao công lao nhọc nhằn mới làm nên hạt lúa vàng thơm. Thế mới biết thương và quý thêm những hạt gạo trắng ngần được làm nên từ bàn tay người lao động, bàn tay gầy của những người mẹ tảo tần bao tháng năm vì cuộc sống, vì con yêu.

 

3. Tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức, mẫu số 3:

Tháng sáu mùa hạ, trời nắng gắt, ánh nắng chói chang như thiêu đốt muôn vật. Trời ban trưa lại càng nóng bức, khó chịu đến lạ, nước dưới ruộng đồng như được đun nóng, khiến cho bao chú cá cờ không chịu nổi sức nóng của nước, của đất mà chết, nổi trên mặt nước nơi những vạt ruộng và cả những kênh rạch, mương đê. Những anh cua, chị cua vốn dùng mãnh, gan góc trước sự ẩm ương của nắng, mưa giờ cũng không chịu nổi sức nóng của nước, của thời tiết ngoi lên bờ tìm chỗ mát mà tránh nóng, nghỉ ngơi. Vậy mà, giữa cái tiết trời ấy mẹ vẫn chẳng ngại, lội xuống ruộng cấy lúa. Chiếc nón trên đầu, bó má trên tay, mẹ cặm cụi làm việc. Đôi tay mẹ nhanh nhẹn lấy từng đôi má cấy xuống ruộng, bóng mẹ in trên dòng nước của ruộng đồng giữa nắng trời. Mẹ tập trung với công việc ấy, thỉnh thoảng mẹ đừng dậy lâu đi những giọt mồ hôi rơi rồi lại tiếp tục với công việc. Mới đó mà vạt ruộng đã được đắp lên những hàng mạ xanh rờn, thẳng tắp.

Thật vất vả bao nhiêu để có những hạt ngọc kết tinh từ dư vị đất trời và sự hy sinh của những người nông dân lao động. Nói sao hết những niềm thương mẹ, những vất vả nhọc nhằn mà mẹ đã trải qua. Yêu mẹ lắm, mẹ à!

Trên đây là nội dung bài Tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng bức, để học củng cố thêm cho kĩ năng viết bài văn miêu tả của mình, các em có thể tham khảo thêm một số Bài văn hay lớp 5 khác như: Tả con mèo đang rình bắt chuột, Tả một ca sĩ đang biểu diễn, Tả một người thân đang làm việc, Tả quang cảnh một phiên chợ.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button