Kiến thức

Trợ giảng là gì? Vai trò, nhiệm vụ, mô tả công việc trợ giảng

 

Trợ giảng là gì? Vai trò, nhiệm vụ và công việc của trợ giảng?

Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh các giảng viên thì còn có sự tham gia của các trợ giảng. Các trợ giảng có vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy. Hiện nay pháp luật đã có những quy định chi tiết về hoạt động của trợ giảng trong quá trình giảng dạy. Bài viết dưới đây Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế sẽ cung cấp các thông tin về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và công việc của trợ giảng trong quá trình giảng dạy.

Luật sưtư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7:

* Cơ sở pháp lý:

– Luật Giáo dục đại học năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018;

–  Thông tư số 20/2020/TT- BGDĐT ngày 27 tháng 07 năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học.

– Thông tư số 40/2020/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.

1. Trợ giảng là gì?

Tại Khoản 2 Điều 54 Luật Giáo dục đại học năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định như sau:

“2. Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. “

Như vậy, trợ giảng đóng vai trò là một loại hình giảng viên trong giảng dạy tại đại học. Nếu phân tích từ tên gọi, thì từ “trợ” ở đây được hiểu là trợ trong “hỗ trợ”. Do vậy, trợ giảng được hiểu là người đóng vai trò hỗ trợ trong việc giảng dạy bên cạnh các giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư. Các cá nhân này chưa được đóng vai trò chính trong việc giảng dạy mà chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ.  Đóng vai trò là một giảng viên, thì trợ giảng cũng phải đáp ứng các tiêu chí chung được quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật Giáo dục đại học năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018, cụ thể thì đây là các cá nhân có nhân thân rõ ràng, có phẩm chất, đạo đức, có sức khỏe và trình độ đáp ứng các yêu cầu luật định. Trình độ mà trợ giảng phải đáp ứng được đề cập đến ở đây được quy định tại Khoản 3 Điều 54 Luật Giáo dục đại học năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018, đó chính là trợ giảng có trình độ từ đại học trở lên.

Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 40/2020/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của trợ giảng bao gồm các tiêu chí sau:

– Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo; (điểm a)

Mặc dù không đóng vai trò chính trong các hoạt động giảng dạy như giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp, nhưng các trợ giảng cũng có một số hoạt động liên quan đến việc giảng dạy, liên quan đến nội dung giảng dạy. Do đó, nếu các giảng viên không có hiểu biết  đến nội dung giảng dạy dẫn đến việc khó có thể truyền đạt các nội dung bài học đến người học, hoặc truyền đại sai,… từ đó sẽ không đảm bảo đến chất lượng giáo dục. Vì lẽ đó mà yếu tố về sự hiểu biết về nội dung giảng dạy được phân công được đặt làm tiêu chí đầu trong các tiêu chí về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

– Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước; (điểm b)

Bên cạnh hiểu biết về nội dụng môn học, thì trợ giảng cũng phải hiểu vệ mục tiêu, kế hoạch,… về chương trình đào tạo. Việc đào tạo hiện nay có thể chia thành mục tiêu ứng dụng hoặc mục tiêu nghiên cứu. Khi trợ giảng nắm rõ được mục tiêu, kế hoạch giảng dạy,… giúp cho trợ giảng có cái nhìn tổng quát nhất về chương trình đào tạo, từ đó vận dụng các kiến thức của bản thân đề phù hợp với mục tiêu, kế hoạch đào tạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra. Đồng thời, thì việc đào tạo luôn đi cùng với thực tiễn, một trợ giảng cũng phải nắm bắt được các vấn đề này để phù hợp với thực tiễn đào tạo.

– Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học (điểm c)

Các phương tiện, trang thiết bị dạy học là điều không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy tại các trường đại học như máy chiếu, loa, … , giúp ích có việc giảng dạy được hiệu quả, cho người dạy có thể truyền đạt tối đa các kiến thức cần thiết, cho người học có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức. Các trợ giảng phải biết sử dụng các thiết bị này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

– Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).(điểm d)

Ứng dụng công nghệ thông tin là điều không thể thiếu trong xu thế ngày nay. Phương pháp giảng dạy truyền thống sẽ không đạt được hiệu quả cao như trước trong thời đại ngày nay. Ứng dụng công nghệ thông tin có thể được thể hiện dưới nhiều mặt khác nhau như giảng dạy trực tuyến, phân bài tập, nhận kết quả bài tập trực tuyến,…. Bên cạnh đó, thì xu thế hội nhập cũng yêu cầu con người nói cung và các cá nhân làm việc trong lĩnh vực giáo dục nói riêng phải có khả năng ngoại ngữ. Và các trợ giảng cũng vậy, việc sử dụng ngoại ngữ vừa giúp nâng cao năng lực của trợ giảng đồng thời cũng giúp cho việc trợ giảng thêm chất lượng, đáp ứng nhu cầu giáo dục.

2. Vai trò, nhiệm vụ và công việc của trợ giảng

Vai trò, nhiệm vụ và công việc của trợ giảng được quy định tại Điều 2 Thông tư số 20/2020/TT- BGDĐT ngày 27 tháng 07 năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học và Điều 4 Thông tư số 40/2020/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Cụ thể thì nhiệm vụ, công việc của trợ giảng như sau:

– Hỗ trợ giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm bài; (điểm a, khoản 1 Điều 4)

Các giảng viên là người trực tiếp tiến hành các hoạt động giảng dạy trên giảng đường. Thông thường, việc giảng dạy phải được chuẩn bị rất lâu và với khối lượng công việc lớn, do đó, mà trợ giảng có trách nhiệm trong việc hỗ trợ cho giảng viên từ việc chuẩn bị bài giảng. Và đến khi tiến hành trực tiếp giảng dạy, thì trợ giảng sẽ tiến hành phụ đạo cho giảng viên, ví dụ như việc giúp giảng viên giảng dạy theo phân công, chủ yếu là ở phần các nội dung đơn giản,… Bên cạnh đó, thì trợ giảng cũng chính là người trực tiếp hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập cho sinh viên, học viên. Số lượng sinh viên, học viên ở các trường đại học thường có số lượng lớn, các giảng viên khó có thể tiến hành hướng dẫn được cho toàn bộ các sinh viên, học việc. Khi đó, thì trợ giảng sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên, giải đáp những khúc mắc trong môn học của sinh viên, học viện trong quá trình học tập. Và trợ giảng cũng giúp giảng viên trong quá trình giảng dạy tích lũy thêm kinh nghiệm giảng dạy, tìm ra phương thức giảng dạy, trao đổi với sinh viên cho sau này.

– Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; (điểm b, Khoản 1 Điều 4)

Nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ là việc không thể thiếu. Học tập, bồi dưỡng là điều không thể ngừng nghỉ, để nâng cao chuyên môn cho các trợ giảng, mở rộng tri thức, có khả năng cung cấp kiến thức sinh viên và việc nâng cao kiến thức này cũng giúp ích phục vụ cho công việc của trợ giảng sau này. Đồng thời, khi trình độ của các trợ giảng được nâng cao sẽ giúp cho hoạt động giảng dạy được nâng cao hiệu quả. Đồng thời, việc tham gia các hoạt động thực tiễn giúp các trợ giảng có cái nhìn thực tiễn, áp dụng việc giảng dạy vào thực tiễn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tại các trường đại học.

– Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Không chỉ tham gia vào hoạt động giảng dạy mà các trợ giảng còn tham gia vào các hoạt động quản lý khác trong công tác của nhà trường như công tác quản lý học sinh, công tác Đảng, công tác đoàn,… theo sự phân công của nhà trường. Việc tham gia này nhằm giúp đỡ cho nhà trường trong hoạt động quản lý sinh viên, học viên, đồng thời cũng tích lũy kinh nghiệm quản lý cho các trợ giảng.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button