Kiến thức

Tư tưởng dân chủ và thực hiện dân chủ xuất hiện khi nào

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đại đa số nhân dân, gắn với quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được pháp luật bảo đảm dưới sự lãnh đạo của Đảng; là hình thức thể hiện quyền tự do, bình đẳng của công dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Vậy Tư tưởng dân chủ và thực hiện dân chủ xuất hiện khi nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của trường Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế để trả lời câu hỏi nêu trên.

Dân chủ là gì?

Trước tiên cần phải hiểu dân chủ là gì?

Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.

Dân chủ – phạm trù lịch sử và phạm trù nhân văn

Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định. Là hình thức tổ chức chính trị của Nhà nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, như vậy dân chủ là một phạm trù lịch sử, cũng như các biểu hiện khác của hình thái ý thức xã hội, dân chủ do tồn tại xã hội quyết định, do phương thức sản xuất vật chất của xã hội quyết định; và do đó, trình độ của phương thức sản xuất khác nhau tất yếu dẫn đến sự khác nhau về trình độ dân chủ (mức độ thực hiện dân chủ và dân chủ hoá trong xã hội). Dân chủ biến đổi và phát triển không ngừng cả về chất và lượng trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người.

Dân chủ là gì? Khái niệm và đặc điểm của Dân chủ - JES

Tuy nhiên, dân chủ với tính cách là giá trị xã hội, là thành quả giá trị nhân văn trước hết được sinh ra từ phương thức tổ chức hợp tác sản xuất vật chất và cấu kết cộng đồng giữa người với người thì đã tồn tại ngay từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Và do đó, với ý nghĩa này, dân chủ sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, là một trong những phương thức tồn tại của con người ngay cả khi Nhà nước đã biến mất.

Dân chủ – được bảo đảm bởi pháp luật

Dân chủ trong Đảng - Chìa khóa của phát triển và thành công - Tạp chí Xây  dựng Đảng

Khác với hình thức khác của thiết chế nhà nước, trong thiết chế dân chủ, quyền của đa số, quyền bình đẳng của mọi công dân, tính tối cao của pháp luật được chính thức thừa nhận; đồng thời, các cơ quan quyền lực phải do bầu cử mà ra. Ở đây, pháp luật được xem là nguyên tắc tối thượng của việc xây dựng thiết chế, quản lý và điều hành xã hội, là nền tảng của trật tự xã hội và là chuẩn mực có tính chất cưỡng chế nhằm điểu chỉnh hành vi của các cá nhân và các quan hệ trong xã hội. Nếu không có sự đề cao nguyên tắc tối thượng của pháp luật thì sẽ không có dân chủ, hay đúng hơn là dân chủ không thể được nảy sinh và tồn tại trên nền tảng của một xã hội mà ở đó các quan hệ xã hội và hành vi của con người hầu như chỉ được điều chỉnh bởi các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán thuần tuý. Các chuẩn mực như vậy chưa thể tạo ra cơ sở pháp lý cho sự nảy sinh dân chủ. Bởi lẽ những cam kết và chuẩn mực có tính chất chính trị, đạo đức, tôn giáo, phong tục không đủ vững chắc và bảo đảm cho việc thực hiện quyền tự do lựa chọn người đứng đầu quốc gia, chức sắc tôn giáo hay quyền tự do phế truất,… cũng như không thể giúp cho các công dân có quyền tự do ứng cử vào các cơ quan của Nhà nước và chính quyền địa phương để tham gia vào việc giám sát, thực thi, điều hành và quản lý tất cả mọi hoạt động của xã hội và của Nhà nước.

Những điều này chỉ có thể được hiện thực hoá từng bước tuỳ theo trình độ phát triển của xã hội đó, ở trong một xã hội mà những cam kết về sự tự do của công dân hay cá nhân ấy phải được ghi nhận và quy định thành luật, nghĩa là trong một xã hội được tổ chức chặt chẽ bởi thiết chế luật pháp.

Các hình thức dân chủ và mối quan hệ giữa chúng

Các hình thức dân chủ

Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình thức biểu hiện của cùng thực thể dân chủ, cả hai hình thức này đều đóng một vai trò quan trọng bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ, là hai hình thức không thể thiếu được của việc quản lý, điều hành, kiểm soát và thực thi quyền lực của nhân dân. Việc vận dụng chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình cụ thể.

Mối quan hệ giữa hình thức dân chủ đại diện và hình thức dân chủ trực tiếp

Giữa hai hình thức này có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại và chuyển hoá cho nhau. Để thực hiện được dân chủ đại diện thì phải cần đến dân chủ trực tiếp, chẳng hạn việc bầu cử lựa chọn ra các đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân, nghĩa là trước khi mỗi công dân chuyển giao quyền lực của mình cho người đại diện, những đại biểu dân cử và cho Nhà nước thì họ đã phải thực hiện dân chủ trực tiếp bằng cách:

Thứ nhất, tham gia vào hội nghị hiệp thương nhân dân để lựa chọn các ứng cử viên hoặc thông qua tiếp xúc trực tiếp với một hay một số ứng cử viên mà mình sẽ lựa chọn;

Thứ hai, thông qua việc bỏ phiếu kín, trên nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, công bằng, công khai và minh bạch, để lựa chọn cho mình một đại biểu ưu tú dựa trên ý chí quyết định của chính mình. Ngược lại, đến lượt mình, các đại biểu Quốc hội (nghị sĩ) khi thực hiện quyền lực của công dân (cử tri) giao cho thì lại cần phải dựa trên phương thức dân chủ trực tiếp, nghĩa là tham gia một cách trực tiếp và thể hiện ý chí của mình trong việc lập pháp cũng như các công việc quan trọng khác của Nhà nước.

Ưu điểm và hạn chế của dân chủ gián tiếp 2022 - HoaTieu.vn

Chế độ xã hội của nước ta dựa trên nền dân chủ đại diện, nhưng không có nghĩa đó là hình thức dân chủ duy nhất, bởi vì bản thân dân chủ đã luôn luôn bao chứa trong nó cả hai hình thái tồn tại và chỉ có như vậy thì dân chủ mới thực hiện theo đúng nghĩa đầy đủ của nó, mà cần phải thấy rằng chính hình thức dân chủ trực tiếp là nội dung, là cái quyết định đối với nền dân chủ đại diện này. Chỉ khi nào mức độ dân chủ trực tiếp được hiện thực hoá một cách đầy đủ, hiệu quả và sâu rộng thì đó chính là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện tốt hình thức dân chủ đại diện và nền dân chủ đại diện.

Chẳng hạn, khi quyền làm chủ của nhân dân đã được uỷ thác cho những đại diện của mình là đại biểu Quốc hội thì đòi hỏi những đại biểu này cần thường xuyên lắng nghe và phản ánh về những vấn đề thiết yếu hàng ngày của người dân. Những cuộc tiếp xúc trực tiếp với các cử tri và xử lý kiến nghị của cử tri cũng chính là một hình thức của dân chủ trực tiếp giúp cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cấp đại diện (Quốc hội) được bảo đảm hiệu quả hơn, phản ánh đúng và sâu sát với những bức xúc, trăn trở của nhân dân.

Hơn nữa, quyền lực của nhân dân do được thực hiện thông qua người đại diện của mình (đại biểu Quốc hội) cho nên đôi khi nó “bị khúc xạ” qua lăng kính trình độ và trách nhiệm của những người đại biểu. Do vậy, việc thực hiện dân chủ đại diện không thể tách rời dân chủ trực tiếp còn ở chỗ dân chủ trực tiếp chính là thước đo và là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm, giám sát và đánh giá dân chủ gián tiếp. Chẳng hạn, trước khi một dự luật được Quốc hội thông qua hay một chính sách, nghị định nào của Chính phủ được ban hành thì điều hết sức quan trọng là nó cần phải được gửi cho tất cả mọi công dân để lấy ý kiến của nhân dân, hoặc phải tiến hành trưng cầu dân ý và đây chính là một hình thức của dân chủ trực tiếp. Hình thức này cần phải được coi là nền tảng để thực hiện dân chủ trực tiếp cũng như là cơ chế hết sức quan trọng để thực hiện quyền dân chủ của mọi công dân. Nghĩa là, trưng cầu dân ý cần phải trở thành nguyên tắc Hiến định đối với hoạt động thực thi và giám sát quyền lực của nhân dân. Quy chế dân chủ ở cơ sở là hết sức quan trọng và cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân thông qua hình thức dân chủ trực tiếp nhưng như thế vẫn chưa đủ, cần phải xây dựng một dự luật về trưng cầu dân ý. Chỉ có như vậy mới giúp cho việc lập pháp và việc hoạch định chính sách tránh được những bất cập, thiếu tính khả thi và chưa thực sự hiệu quả.

Tư tưởng dân chủ và thực hiện dân chủ xuất hiện khi nào?

Phạm trù dân chủ xuất hiện khi có nhà nước vô sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thành lập.

Dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra; là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người.

Phân biệt dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp 2022 - HoaTieu.vn

Là hình thức tổ chức chính trị của Nhà nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Như vậy dân chủ là một phạm trù lịch sử, cũng như các biểu hiện khác của hình thái ý thức xã hội, dân chủ do tồn tại xã hội quyết định, do phương thức sản xuất vật chất của xã hội quyết định; và do đó, trình độ của phương thức sản xuất khác nhau tất yếu dẫn đến sự khác nhau về trình độ dân chủ (mức độ thực hiện dân chủ và dân chủ hoá trong xã hội).

Dân chủ biến đổi và phát triển không ngừng cả về chất và lượng trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người. Tuy nhiên, dân chủ bắt nguồn từ giá trị xã hội, là thành quả giá trị nhân văn trước hết được sinh ra từ phương thức tổ chức hợp tác sản xuất vật chất và cấu kết cộng đồng giữa người với người thì đã tồn tại ngay từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ.

Và do đó, với ý nghĩa này, dân chủ sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, là một trong những phương thức tồn tại của con người ngay cả khi Nhà nước đã biến mất.

Dân chủ và thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền ở Việt Nam

Tư tưởng dân chủ tại Việt Nam

Với quan niệm dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ, Hồ Chí Minh không chỉ đặt nhân dân lên vị thế chủ thể xã hội, mà còn nói rõ mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời giữa vị thế chủ thể xã hội của nhân dân với hành động làm chủ xã hội của nhân dân. Người khẳng định: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”, là lợi ích thiết thực của nhân dân, là động lực thúc đẩy nhân dân hành động vì đất nước, vì dân tộc. Với Hồ Chí Minh, dân chủ là động lực không chỉ cho những thành công của cách mạng giải phóng dân tộc, mà cả cho những thành công trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam.

Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân  dân | Tạp chí Tuyên giáo

Dân là chủ, dân làm chủ

Ở Việt Nam hiện nay, qua gần một thế kỷ lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và thành công trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, được toàn thể nhân dân tin tưởng. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền là một lẽ đương nhiên. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Việt Nam không có tam quyền phân lập mà có sự thống nhất, phân công và phối hợp kiểm soát giữa ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền vì Hiến pháp và pháp luật là tối thượng. Cơ chế vận hành thể chế chính trị của Việt Nam dựa trên nền tảng thống nhất giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội; Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Việt Nam chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức là nền dân chủ mà ở đó tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân; pháp luật của Nhà nước vì lợi ích của nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đại đa số nhân dân, gắn với quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được pháp luật bảo đảm dưới sự lãnh đạo của Đảng; là hình thức thể hiện quyền tự do, bình đẳng của công dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm toàn bộ các quyền của con người, quyền của công dân như quyền tự do cá nhân, tự do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền nhà ở, nghỉ ngơi, học hành… Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Cốt lõi của dân chủ xã hội chủ nghĩa là khẳng định quyền lực của nhân dân, là giải quyết mối quan hệ giữa quyền và lợi ích, quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm.

Thực hành dân chủ ở Việt Nam

Qua các kỳ đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc và cụ thể hơn về dân chủ và thực hành dân chủ.

Thành công của Việt Nam trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chính là kết hợp hài hòa giữa nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về dân chủ để có chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật phù hợp, là giữa lý thuyết về dân chủ với việc thực hành dân chủ trên mọi mặt của đời sống xã hội. Thực hành dân chủ chính là hình thành những cơ chế, chính sách, những quy định, nguyên tắc và biện pháp hữu hiệu để bảo đảm cho mọi người dân thực hiện quyền dân chủ, là hiện thực hóa phương châm mà Đảng đã xác định. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng. Thực chất của việc thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa là phát huy vai trò chủ thể của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân nhằm huy động mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là phát huy vai trò tích cực, tự giác, sáng tạo của con người với tư cách là chủ nhân của xã hội.

Điều kiện ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Mục tiêu của thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là củng cố và tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa vững mạnh; giữ ổn định chính trị, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo tiền đề đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ.
Nội dung cơ bản của thực hành dân chủ là Đảng lãnh đạo toàn bộ xã hội phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Nhà nước là tổ chức quyền lực của nhân dân, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật, tổ chức quản lý, điều hành xã hội để thực hiện đường lối của Đảng và bảo đảm lợi ích của nhân dân; các tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và bảo đảm quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân. Nhân dân có quyền và trách nhiệm trực tiếp tham gia xây dựng, hoạch định và thi hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Video về tư tưởng dân chủ và thực hành dân chủ xuất hiện khi nào

Kết luận

Dân chủ là một quyền cơ bản của Nhân dân, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước, hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về tư tưởng dân và thực hành dân chủ. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.

tư tưởng dân chủ và thực hành dân chủ xuất hiện khi nào

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đại đa số nhân dân, gắn với quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được pháp luật bảo đảm dưới sự lãnh đạo của Đảng; là hình thức thể hiện quyền tự do, bình đẳng của công dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Vậy Tư tưởng dân chủ và thực hiện dân chủ xuất hiện khi nào? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây của trường Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế để trả lời câu hỏi nêu trên. Dân chủ là gì? Trước tiên cần phải hiểu dân chủ là gì? Dân chủ là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người. Dân chủ – phạm trù lịch sử và phạm trù nhân văn Dân chủ cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định. Là hình thức tổ chức chính trị của Nhà nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, như vậy dân chủ là một phạm trù lịch sử, cũng như các biểu hiện khác của hình thái ý thức xã hội, dân chủ do tồn tại xã hội quyết định, do phương thức sản xuất vật chất của xã hội quyết định; và do đó, trình độ của phương thức sản xuất khác nhau tất yếu dẫn đến sự khác nhau về trình độ dân chủ (mức độ thực hiện dân chủ và dân chủ hoá trong xã hội). Dân chủ biến đổi và phát triển không ngừng cả về chất và lượng trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người. Dân chủ là gì? Khái niệm và đặc điểm của Dân chủ – JES Tuy nhiên, dân chủ với tính cách là giá trị xã hội, là thành quả giá trị nhân văn trước hết được sinh ra từ phương thức tổ chức hợp tác sản xuất vật chất và cấu kết cộng đồng giữa người với người thì đã tồn tại ngay từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Và do đó, với ý nghĩa này, dân chủ sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, là một trong những phương thức tồn tại của con người ngay cả khi Nhà nước đã biến mất. Dân chủ – được bảo đảm bởi pháp luật Dân chủ trong Đảng – Chìa khóa của phát triển và thành công – Tạp chí Xây dựng Đảng Khác với hình thức khác của thiết chế nhà nước, trong thiết chế dân chủ, quyền của đa số, quyền bình đẳng của mọi công dân, tính tối cao của pháp luật được chính thức thừa nhận; đồng thời, các cơ quan quyền lực phải do bầu cử mà ra. Ở đây, pháp luật được xem là nguyên tắc tối thượng của việc xây dựng thiết chế, quản lý và điều hành xã hội, là nền tảng của trật tự xã hội và là chuẩn mực có tính chất cưỡng chế nhằm điểu chỉnh hành vi của các cá nhân và các quan hệ trong xã hội. Nếu không có sự đề cao nguyên tắc tối thượng của pháp luật thì sẽ không có dân chủ, hay đúng hơn là dân chủ không thể được nảy sinh và tồn tại trên nền tảng của một xã hội mà ở đó các quan hệ xã hội và hành vi của con người hầu như chỉ được điều chỉnh bởi các chuẩn mực đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán thuần tuý. Các chuẩn mực như vậy chưa thể tạo ra cơ sở pháp lý cho sự nảy sinh dân chủ. Bởi lẽ những cam kết và chuẩn mực có tính chất chính trị, đạo đức, tôn giáo, phong tục không đủ vững chắc và bảo đảm cho việc thực hiện quyền tự do lựa chọn người đứng đầu quốc gia, chức sắc tôn giáo hay quyền tự do phế truất,… cũng như không thể giúp cho các công dân có quyền tự do ứng cử vào các cơ quan của Nhà nước và chính quyền địa phương để tham gia vào việc giám sát, thực thi, điều hành và quản lý tất cả mọi hoạt động của xã hội và của Nhà nước. Những điều này chỉ có thể được hiện thực hoá từng bước tuỳ theo trình độ phát triển của xã hội đó, ở trong một xã hội mà những cam kết về sự tự do của công dân hay cá nhân ấy phải được ghi nhận và quy định thành luật, nghĩa là trong một xã hội được tổ chức chặt chẽ bởi thiết chế luật pháp. Các hình thức dân chủ và mối quan hệ giữa chúng Các hình thức dân chủ Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình thức biểu hiện của cùng thực thể dân chủ, cả hai hình thức này đều đóng một vai trò quan trọng bảo đảm cho việc thực hiện dân chủ, là hai hình thức không thể thiếu được của việc quản lý, điều hành, kiểm soát và thực thi quyền lực của nhân dân. Việc vận dụng chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Mối quan hệ giữa hình thức dân chủ đại diện và hình thức dân chủ trực tiếp Giữa hai hình thức này có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại và chuyển hoá cho nhau. Để thực hiện được dân chủ đại diện thì phải cần đến dân chủ trực tiếp, chẳng hạn việc bầu cử lựa chọn ra các đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân, nghĩa là trước khi mỗi công dân chuyển giao quyền lực của mình cho người đại diện, những đại biểu dân cử và cho Nhà nước thì họ đã phải thực hiện dân chủ trực tiếp bằng cách: Thứ nhất, tham gia vào hội nghị hiệp thương nhân dân để lựa chọn các ứng cử viên hoặc thông qua tiếp xúc trực tiếp với một hay một số ứng cử viên mà mình sẽ lựa chọn; Thứ hai, thông qua việc bỏ phiếu kín, trên nguyên tắc phổ thông đầu phiếu, công bằng, công khai và minh bạch, để lựa chọn cho mình một đại biểu ưu tú dựa trên ý chí quyết định của chính mình. Ngược lại, đến lượt mình, các đại biểu Quốc hội (nghị sĩ) khi thực hiện quyền lực của công dân (cử tri) giao cho thì lại cần phải dựa trên phương thức dân chủ trực tiếp, nghĩa là tham gia một cách trực tiếp và thể hiện ý chí của mình trong việc lập pháp cũng như các công việc quan trọng khác của Nhà nước. Ưu điểm và hạn chế của dân chủ gián tiếp 2022 – HoaTieu.vn Chế độ xã hội của nước ta dựa trên nền dân chủ đại diện, nhưng không có nghĩa đó là hình thức dân chủ duy nhất, bởi vì bản thân dân chủ đã luôn luôn bao chứa trong nó cả hai hình thái tồn tại và chỉ có như vậy thì dân chủ mới thực hiện theo đúng nghĩa đầy đủ của nó, mà cần phải thấy rằng chính hình thức dân chủ trực tiếp là nội dung, là cái quyết định đối với nền dân chủ đại diện này. Chỉ khi nào mức độ dân chủ trực tiếp được hiện thực hoá một cách đầy đủ, hiệu quả và sâu rộng thì đó chính là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện tốt hình thức dân chủ đại diện và nền dân chủ đại diện. Chẳng hạn, khi quyền làm chủ của nhân dân đã được uỷ thác cho những đại diện của mình là đại biểu Quốc hội thì đòi hỏi những đại biểu này cần thường xuyên lắng nghe và phản ánh về những vấn đề thiết yếu hàng ngày của người dân. Những cuộc tiếp xúc trực tiếp với các cử tri và xử lý kiến nghị của cử tri cũng chính là một hình thức của dân chủ trực tiếp giúp cho việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở cấp đại diện (Quốc hội) được bảo đảm hiệu quả hơn, phản ánh đúng và sâu sát với những bức xúc, trăn trở của nhân dân. Hơn nữa, quyền lực của nhân dân do được thực hiện thông qua người đại diện của mình (đại biểu Quốc hội) cho nên đôi khi nó “bị khúc xạ” qua lăng kính trình độ và trách nhiệm của những người đại biểu. Do vậy, việc thực hiện dân chủ đại diện không thể tách rời dân chủ trực tiếp còn ở chỗ dân chủ trực tiếp chính là thước đo và là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm, giám sát và đánh giá dân chủ gián tiếp. Chẳng hạn, trước khi một dự luật được Quốc hội thông qua hay một chính sách, nghị định nào của Chính phủ được ban hành thì điều hết sức quan trọng là nó cần phải được gửi cho tất cả mọi công dân để lấy ý kiến của nhân dân, hoặc phải tiến hành trưng cầu dân ý và đây chính là một hình thức của dân chủ trực tiếp. Hình thức này cần phải được coi là nền tảng để thực hiện dân chủ trực tiếp cũng như là cơ chế hết sức quan trọng để thực hiện quyền dân chủ của mọi công dân. Nghĩa là, trưng cầu dân ý cần phải trở thành nguyên tắc Hiến định đối với hoạt động thực thi và giám sát quyền lực của nhân dân. Quy chế dân chủ ở cơ sở là hết sức quan trọng và cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân thông qua hình thức dân chủ trực tiếp nhưng như thế vẫn chưa đủ, cần phải xây dựng một dự luật về trưng cầu dân ý. Chỉ có như vậy mới giúp cho việc lập pháp và việc hoạch định chính sách tránh được những bất cập, thiếu tính khả thi và chưa thực sự hiệu quả. Tư tưởng dân chủ và thực hiện dân chủ xuất hiện khi nào? Phạm trù dân chủ xuất hiện khi có nhà nước vô sản của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thành lập. Dân chủ là chế độ chính trị trong đó toàn bộ quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, do dân thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện do dân bầu ra; là hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng, tự do và quyền con người. Phân biệt dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp 2022 – HoaTieu.vn Là hình thức tổ chức chính trị của Nhà nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Như vậy dân chủ là một phạm trù lịch sử, cũng như các biểu hiện khác của hình thái ý thức xã hội, dân chủ do tồn tại xã hội quyết định, do phương thức sản xuất vật chất của xã hội quyết định; và do đó, trình độ của phương thức sản xuất khác nhau tất yếu dẫn đến sự khác nhau về trình độ dân chủ (mức độ thực hiện dân chủ và dân chủ hoá trong xã hội). Dân chủ biến đổi và phát triển không ngừng cả về chất và lượng trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người. Tuy nhiên, dân chủ bắt nguồn từ giá trị xã hội, là thành quả giá trị nhân văn trước hết được sinh ra từ phương thức tổ chức hợp tác sản xuất vật chất và cấu kết cộng đồng giữa người với người thì đã tồn tại ngay từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ. Và do đó, với ý nghĩa này, dân chủ sẽ tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con người, là một trong những phương thức tồn tại của con người ngay cả khi Nhà nước đã biến mất. Dân chủ và thực hành dân chủ trong điều kiện một đảng cầm quyền ở Việt Nam Tư tưởng dân chủ tại Việt Nam Với quan niệm dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ, Hồ Chí Minh không chỉ đặt nhân dân lên vị thế chủ thể xã hội, mà còn nói rõ mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời giữa vị thế chủ thể xã hội của nhân dân với hành động làm chủ xã hội của nhân dân. Người khẳng định: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân”, là lợi ích thiết thực của nhân dân, là động lực thúc đẩy nhân dân hành động vì đất nước, vì dân tộc. Với Hồ Chí Minh, dân chủ là động lực không chỉ cho những thành công của cách mạng giải phóng dân tộc, mà cả cho những thành công trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân | Tạp chí Tuyên giáo Dân là chủ, dân làm chủ Ở Việt Nam hiện nay, qua gần một thế kỷ lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trọn vẹn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và thành công trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, được toàn thể nhân dân tin tưởng. Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền là một lẽ đương nhiên. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Việt Nam không có tam quyền phân lập mà có sự thống nhất, phân công và phối hợp kiểm soát giữa ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền vì Hiến pháp và pháp luật là tối thượng. Cơ chế vận hành thể chế chính trị của Việt Nam dựa trên nền tảng thống nhất giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội; Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Việt Nam chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, tức là nền dân chủ mà ở đó tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân; pháp luật của Nhà nước vì lợi ích của nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ của đại đa số nhân dân, gắn với quyền dân chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được pháp luật bảo đảm dưới sự lãnh đạo của Đảng; là hình thức thể hiện quyền tự do, bình đẳng của công dân, xác định nhân dân là chủ thể của quyền lực. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm toàn bộ các quyền của con người, quyền của công dân như quyền tự do cá nhân, tự do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền nhà ở, nghỉ ngơi, học hành… Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Cốt lõi của dân chủ xã hội chủ nghĩa là khẳng định quyền lực của nhân dân, là giải quyết mối quan hệ giữa quyền và lợi ích, quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm. Thực hành dân chủ ở Việt Nam Qua các kỳ đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức sâu sắc và cụ thể hơn về dân chủ và thực hành dân chủ. Thành công của Việt Nam trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chính là kết hợp hài hòa giữa nhận thức ngày càng sâu sắc hơn về dân chủ để có chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật phù hợp, là giữa lý thuyết về dân chủ với việc thực hành dân chủ trên mọi mặt của đời sống xã hội. Thực hành dân chủ chính là hình thành những cơ chế, chính sách, những quy định, nguyên tắc và biện pháp hữu hiệu để bảo đảm cho mọi người dân thực hiện quyền dân chủ, là hiện thực hóa phương châm mà Đảng đã xác định. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng. Thực chất của việc thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa là phát huy vai trò chủ thể của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân nhằm huy động mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là phát huy vai trò tích cực, tự giác, sáng tạo của con người với tư cách là chủ nhân của xã hội. Điều kiện ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân Mục tiêu của thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là củng cố và tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa vững mạnh; giữ ổn định chính trị, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, tạo tiền đề đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ. Nội dung cơ bản của thực hành dân chủ là Đảng lãnh đạo toàn bộ xã hội phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; Nhà nước là tổ chức quyền lực của nhân dân, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật, tổ chức quản lý, điều hành xã hội để thực hiện đường lối của Đảng và bảo đảm lợi ích của nhân dân; các tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và bảo đảm quyền làm chủ của các tầng lớp nhân dân. Nhân dân có quyền và trách nhiệm trực tiếp tham gia xây dựng, hoạch định và thi hành các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Video về tư tưởng dân chủ và thực hành dân chủ xuất hiện khi nào Kết luận Dân chủ là một quyền cơ bản của Nhân dân, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước, hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về tư tưởng dân và thực hành dân chủ. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button