Kiến thức

Văn minh là gì? Các nền văn minh lớn trên thế giới là gì?

Văn minh là gì?

Xét về nhiều khía cạnh và các nền văn hóa khác nhau, văn minh cũng được định nghĩa khác nhau.

Căn cứ theo từ điển Hán – Việt, thì văn có nghĩa là vẻ đẹp, minh có nghĩa là sáng.

Trong tiếng Pháp thì văn minh được biết đến với từ civilization, được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Trong tiếng Anh văn minh là civilization.

Văn minh hàm nghĩa trong tiếng Anh, tiếng Pháp có cùng căn gốc Latinh là civitas với nghĩa gốc: đô thị; thành phố; và các nghĩa phái sinh: thị dân; công dân.

Theo W. Durrant thì văn minh là từ dùng chỉ sự sáng tạo văn hoá và còn được dùng theo nghĩa tổ chức xã hội; tổ chức luân lí và hoạt động văn hoá. Còn F. Ăngghen lại cho rằng, văn minh là chính trị khoanh văn hoá lại, sợi dây liên kết văn minh chính là Nhà nước.

Văn minh không phải là điều tự phát hoặc bất diệt. Nó là thành quả đạt được của từng thế hệ tích lũy thành.

Tóm lại, văn minh theo quan điểm phương Đông là chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn hóa, nghệ thuật

Theo quan điểm phương Tây thì văn minh (civitas) để chỉ đô thị, thành phố văn minh, xã hội đạt tới giai đoạn tổ chức đô thị và xuất hiện chữ viết. Hiểu rõ hơn là để chỉ giai đoạn thoát khỏi tình trạng cư trú tự nhiên chuyển sang cư trú có bố trí quy hoạch của con người.

Văn minh chỉ trình độ văn hóa về phương diện vật chất; văn minh có thể đặc trưng cho 1 khu vực có quy mô rộng lớn hay đặc trưng cho 1 thời đại, thậm chí là cả nhân loại. Văn minh chính là những thành tựu của con người khi văn hóa phát triển đến độ nhất định trong một không gian xã hội nhất định.

Văn minh (civilization) gốc La tinh là “civitas”, nghĩa là “đô thị”, hàm ý một giai đoạn con người đã thoát khỏi tình trạng cư trú tự nhiên sang cư trú có bố trí quy hoạch, mang nhiều yếu tố nhân tạo.

Có thể kể đến các nền văn minh như văn minh Ai Cập cổ đại, văn minh Địa Trung Hải, văn minh trống đồng,…

Văn minh là gì?
Văn minh là gì?

Các nền văn minh lớn trên thế giới

Các nhà khảo cổ học và sử học thông qua các hoá thạch, cổ vật, các dấu tích… đã giúp chúng ta biết được những nền văn minh lâu đời và lớn trên thế giới. Dưới đây là một số nền văn minh lớn trên thế giới và ở Việt Nam.

Nền văn minh Inca (từ 1438 – 1532 SCN)

Đây là nền văn minh phát triển mạnh mẽ ở các khu vực ngày nay của Ecuador, Peru và Chile; trung tâm hành chính, quân sự, chính trị tại Cusco, Peru.
Nền văn minh Inca là một xã hội được hình thành và có sự phát triển mạnh mẽ.

Nền văn minh Aztec (1345 – 1521 SCN)

Là nền văn minh Trung Bộ châu Mỹ phát triển mạnh ở miền trung Mexico trong thời kỳ hậu cổ điển.

Dân tộc Aztec gồm nhiều nhóm sắc tộc ở miền trung Mexico, đặc biệt là các nhóm nói tiếng Nahuatl và thống trị đại bộ phận Trung Bộ Mỹ. Chính trị Aztec tổ chức thành các thành bang và liên minh với nhau dưới hình thức đế quốc.

Nền văn minh La Mã (từ 550 – 465 SCN)

Đây là nền văn minh có lịch sử lâu đời và để lại nhiều giá trị to lớn trong nhiều lĩnh vực cho nhân loại ngày nay.

Thời kỳ đầu La Mã vua chính là người cai trị đất nước, tuy nhiên sau đó người dân đã nắm quyền kiểm soát thành phố và tự cai trị.

Lịch sử của La Mã có thể chia ra thành ba thời kỳ chính: thời kỳ cổ đại Estrusque, thời kỳ Cộng hòa La Mã, (từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 1 TCN và thời kỳ Đế quốc La Mã.

Nền văn minh Hy Lạp cổ đại (2700 – 479 TCN)

Tuy không phải là nền văn minh lâu đời nhất, nhưng lại là một trong những nền văn minh có sức ảnh hưởng nhất.

Hy Lạp cổ đại đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật về chính trị, văn học, kiến ​​trúc cũng như tư tưởng triết học, nơi đây được mệnh danh là “cái nôi của nền văn minh phương Tây”.

Trên thế giới còn có các nền văn minh nổi bật như văn minh Trung Hoa, nền văn minh Ai Cập cổ đại, nền văn minh Maya, nền văn minh Lưỡng Hà…

Một số nền văn minh phương Đông thời kì cổ- trung đại SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thứcMột số nền văn minh phương Đông thời kì cổ- trung đại SGK Lịch sử 10 Kết nối tri thức

Các nền văn minh tại Việt Nam

Nền văn minh Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn là một nền văn hóa cổ, xuất hiện vào khoảng năm 800 Trước Công Nguyên, tồn tại ở một số tỉnh miền Bắc, Bắc Trung bộ Việt Nam.

Nền văn minh Đông Sơn là thời kỳ rực rỡ của nền văn hoá Việt cổ. Từ nền văn minh này, người Việt cổ đã tạo được chất riêng, bản địa của mình, thành lập Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng, tiếp đó là nước Âu Lạc của An Dương Vương

Nền văn minh Sa Huỳnh

Văn hóa Sa Huỳnh được xác định ở vào khoảng năm 1000 TCN đến cuối thế kỷ thứ 2. Đây là một trong ba cái nôi cổ xưa về văn minh trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo nhiều nhà khảo cổ, căn cứ vào hiện vật, văn hóa từng được phát hiện, khai quật có niên đại khoảng 2.500 năm đã minh chứng cho việc cư dân Sa Huỳnh đã có trình độ kỹ thuật cao từ ngàn xưa, đồng thời có giao lưu rộng với thế giới bên ngoài.

Nền văn minh Óc Eo 

Đây là nền văn hóa đầu tiên ở Nam Bộ, xuất hiện khoảng 4.000 – 3.000 năm trước, cư dân sinh sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy, săn bắt và hái lượm và sớm phát triển kỹ thuật luyện sắt.

Các sản phẩm thủ công đặc trưng của văn minh Óc Eo là trang sức, đồ thủy tinh. Dưới sự ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ đã chuyển biến văn hóa Óc Eo sang tầm cao mới, đó chính là văn minh Óc Eo.

 

Phân biệt văn hóa, văn hiến, văn minh, văn vật

Những khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật thường được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống nhưng với những ý nghĩa chưa thực sự chính xác. Vì thế, chỉ ra sự khác nhau về bản chất giữa những phạm trù này là cần thiết cho các quá trình nhận thức và nghiên cứu.

Văn minh

Theo quan điểm của các nước thì văn minh được biết đến như sau

– Phương Đông: văn minh chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn hóa, nghệ thuật

– Phương Tây: (civitas: đô thị, thành phố) văn minh chỉ xã hội đạt tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết

– Văn minh chỉ trình độ văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho 1 khu vực rộng lớn, 1 thời đại hoặc cả nhân loại. Văn minh có thể so sánh cao thấp, văn hóa chỉ là sự khác biệt.

Văn minh (civilization) gốc La tinh là “civitas”, nghĩa là “đô thị”, hàm ý một giai đoạn con người đã thoát khỏi tình trạng cư trú tự nhiên sang cư trú có bố trí quy hoạch, mang nhiều yếu tố nhân tạo.

Do vậy khái niệm văn minh chỉ khía cạnh vật chất, kĩ thuật. Văn minh là những thành tựu đã đạt được khi văn hóa phát triển đến một mức độ nhất định của một không gian xã hội nhất định.

Ví dụ: văn minh Ai Cập cổ đại, văn minh Địa Trung Hải, văn minh Hoa-Hạ, văn minh trống đồng, văn minh cơ khí, văn minh châu Âu…

+ Văn hóa xuất hiện trước văn minh. Trước khi xuất hiện văn minh Văn Lang- Âu Lạc, Việt Nam đã xuất hiện một số nền văn hóa như: văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn.

Những điều cần biết về văn minh
Những điều cần biết về văn minh

Văn hiến

văn = vẻ đẹp, hiến = hiền tài. Văn hiến thiên về các giá trị tinh thần do hiền tài sáng tạo ra.

VD: chữ viết, thơ văn, phong tục tập quán.

Văn vật

văn = vẻ đẹp, vật = vật chất. Văn vật thiên về những giá trị văn hóa vật chất. Biểu hiện ở những công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử.

VD: Phở Hà Nội, Cốm Làng Vòng, Gốm Bát Tràng

Văn hiến, văn vật chỉ là 1 bộ phận của văn hóa.

Xét trong mối tương quan liên hệ với nhau, có thể thấy:

Về đối tượng, văn hóa bao gồm tất cả các yếu tố vật chất và tinh thần, văn vật thiên về yếu tố vật chất hơn, văn hiến chủ yếu tập trung về các yếu tố tinh thần con văn minh lại thiên về các yếu tố vật chất kĩ thuật.

Trong khi văn hóa, văn hiến, văn vật có tính lịch sử, tính dân tộc thì văn minh lại có tính quốc tế và chỉ sự phát triển theo giai đoạn.

Cũng bởi những thuộc tính đó mà văn minh thường gắn với xã hội phương tây còn văn hóa ,văn hiến văn vật lại thân thuộc hơn với xã hội phương Đông.

Kẻ bảng dễ quan sát hơn

Văn hóa Văn hiến Văn vật Văn minh
Đối tượng Vật chất và tinh thần Thiên về tinh thần Thiên về vật chất Thiên về yếu tố vật chất khoa học kĩ thuật
Tính chất Tính lịch sử Chỉ sự phát triển, mang tính giai đoạn
Tính dân tộc Tính quốc tế
Kiểu xã hội Phương Đông Phương Tây

Văn minh khác văn hóa thế nào?

Về cơ bản, văn minh và văn hóa có sự khác nhau như sau:

Tiêu chí

Văn minh

Văn hóa

 

Khái niệm

 

Là quá trình một khu vực hoặc xã hội, mở ra giai đoạn phát triển là tổ chức tiên tiến của con người. Là thuật ngữ chỉ cách con người suy nghĩ, cư xử và hành động.
Mức độ rộng lớn Nền văn minh được đánh giá lớn hơn nhiều so với nền văn hóa. Văn hóa chỉ là một khía cạnh trong tập hợp tạo nên văn minh.
 

Thời gian phát triển

 

Văn minh tồn tại sau văn hóa, một nền văn minh có thể được tạo thành từ một số nền văn hóa. Văn hóa phát triển sớm hơn và tồn tại trong một nền văn minh.
Sự ràng buộc

 

Văn minh không thể tự tồn tại.

Không có văn minh vẫn có văn hóa

Văn hóa có thể tự tồn tại

Có văn hóa mới tạo ra văn minh

Phương thức tồn tại Một nền văn minh chỉ có sự hữu hình. Văn hóa có thể tồn tại ở cả hai dạng hữu hình và vô hình.
 

Di truyền/tính kế thừa

 

Văn minh không thể được học hỏi và truyền qua giao tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác vì tính phức tạp. Văn hóa có thể được học hỏi và truyền qua giao tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 

Phạm vi phản ánh

 

Văn minh thì thể hiện ở Luật pháp, hành chính, cơ sở hạ tầng, kiến ​​trúc, cơ sở hạ tầng… Văn hóa thể hiện trong Tôn giáo, nghệ thuật, văn học, phong tục, triết học,…
 

Mức độ thể hiện

 

Văn minh là thể hiệnhình thức bên ngoài, cụ thể là công nghệ, sản phẩm, thiết bị,… Văn hóa là nội tại, thể hiện mức độ hoàn thiện bên trong lớn nhất.

Mối quan hệ giữa văn minh và văn hóa

Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa cùng xuất hiện đồng thời với loài người. Khi con người biết chế tạo ra công cụ đá cũng là khi họ bắt đầu sáng tạo ra văn hóa. Dần dần, ngoài văn hóa vật chất, họ còn sáng tạo ra nghệ thuật, tôn giáo… Trên cơ sở nền văn hóa nguyên thủy, đến giai đoạn nhất định, loài người mới tiến vào kì văn minh.

Khi tìm hiểu văn minh là gì có thể thấy văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử. Tuy nhiên văn minh và văn hóa là hai khái niệm khác nhau và dễ gây nhầm lẫn đối với độc giả. Có thể thấy văn minh khác với văn hoá ở ba điểm như sau:

Thứ nhất: Trong khi văn hoá có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại.

Thứ hai: Trong khi văn hoá bao gồm cả văn hoá vật chất lẫn tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất; kĩ thuật.

Thứ ba: Trong khi văn hoá mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh thường mang tính siêu dân tộc- quốc tế. Ví dụ nền văn minh tin học hay văn minh hậu công nghiệp và văn hoá Việt Nam; văn hoá Nhật Bản; văn hoá Trung Quốc… Mặc dù giữa văn hoá và văn minh có một điểm gặp gỡ nhau đó là do con người sáng tạo ra.

Mối quan hệ chủ thể – Khách thể giữa con người và văn hóa

Một trong những khía cạnh cần xem xét trong vấn đề là về mối quan hệ giữa con người và văn hóa. Mối quan hệ này được bộc lộ ra ở 3 khía cạnh quan trọng

Khi con người sáng tạo ra văn hóa  thì khi đó con người đóng vai trò là chủ thể sáng tạo của văn hóa

VD: Bằng cách sử dụng cồng chiêng vào những dịp lễ hội, những sự kiện quan trọng của con người và đưa cả vào hơi thở của cuộc sống thường ngày, người dân Tây Nguyên đã làm nên một kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể – không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Đồng thời, con người cũng là sản phẩm của văn hóa, con người là đại biểu mang những giá trị văn hóa do mình sáng tạo ra, bị văn hóa tác động trở lại → khách thể

VD: Việt Nam trồng lúa, văn hóa lúa nươc 🡪 ăn cơm; Mĩ trồng lúa mì 🡪 ăn bánh mì

VD: Con người sáng tạo nên ngôn ngữ, vận dụng nó vào trong cuộc sống (chủ thể) nhưng những thế hệ sau lại bị chính ngôn ngữ ấy quy định phương tiện giao tiếp (khách thể)

Sống văn minh là gì?

Nếp sống được hiểu là tổng hợp những hành vi ứng xử đã trở thành thói quen, được xã hội thừa nhận.

Nếp sống văn minh đô thị là nếp sống thực hiện:

– Các chuẩn mực giá trị của văn hóa

– Đáp ứng yêu cầu tổ chức cuộc sống của cộng đồng.

Việc sống văn minh tạo được môi trường văn hóa, bộ mặt văn hóa cho đô thị, góp phần xây dựng con người có tác phong, cốt cách văn minh, hiện đại.

Việc xây dựng lối sống văn minh mang tính cấp bách để người dân có được nếp sống văn hóa lành mạnh. Muốn có được điều này thì cả cộng đồng phải cùng nhau góp phần xây dựng.

Nếp sống văn minh cũng như văn hóa ứng xử là những khái niệm tưởng trừu tượng. Tuy nhiên, việc  sống văn minh lại được thể hiện qua từng lời nói, hành động cụ thể của mỗi người.  Muốn xây dựng nếp sống văn minh việc nâng cao nhận thức, ý thức cần được đưa lên hàng đầu.

Vậy sống văn minh chính là việc thực hiện những thói quen theo đúng chuẩn mực, những chuẩn mực đó đã được xã hội công nhận.

Nếp sống văn minh phải được hình thành, xây dựng từ nền tảng gia đình. Do đó để góp phần xây dựng đời sống văn minh, tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn, cần:

– Đẩy mạnh việc bồi dưỡng, giáo dục ý thức thế hệ trẻ

– Có giải pháp ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn, hành vi bạo lực

– Tôn vinh các giá trị truyền thống dân tộc

– Cổ vũ cái đẹp, phê phán cái xấu.

Bởi thực tế, nếu không có nếp sống văn minh sẽ không có những con người văn minh

Hành xử văn minh là gì?

Hành xử văn minh là cách thức hành xử tử tế, đúng chuẩn mực ở mọi lúc, mọi nơi, ngay khi không có bất kỳ ai nhìn thấy. Văn minh chính là sự tiến bộ cả về kiến thức lẫn đạo đức của con người.

Hành xử văn minh chính là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người, được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ của cách ứng xử của con người đối với bản thân, với những người chung quanh trong công việc và môi trường hoạt động hằng ngày.

Một xã hội văn minh được quyết định nhất vẫn là việc con người trong xã hội đó có lối sống văn minh, ứng xử có văn hóa nơi công cộng; bên cạnh việc con người ăn mặc lịch sự, sống và làm việc ở nơi có cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại.

Việc ứng xử không đúng chuẩn mực không văn minh vừa làm xấu hình ảnh của bản thân, đồng thời gây ảnh hưởng, tổn thương cho người khác; ảnh hưởng chung đến đời sống chung của cộng đồng. Có nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra, thậm chí án mạng xuất phát từ việc hành xử thiếu văn minh.

Giao tiếp nơi công cộng, hành xử văn minh là một trong những kỹ năng quan trọng với cá nhân mỗi người, thể hiện trình độ học vấn, nhận thức cá nhân. Hành vi ứng xử được hình thành qua thói quen hằng ngày và được quyết định bởi luật pháp, phong tục.

Để có được thói quen hành xử văn minh, mỗi người phải:

– Tuân thủ những nguyên tắc, quy tắc ứng xử được quy định khi ở không gian chung

– Có ý thức tự giác, biết cách tự kiểm soát mình

– Biết cách đặt bản thân trong tổng thể xã hội, trong sự hài hòa với tập thể và những người khác

– Tôn trọng người khác qua giao tiếp trực tiếp, gián tiếp (trên các mạng xã hội)…

– Sẵn sàng lên tiếng trước những hành vi không chuẩn mực gặp phải trong xã hội

– Lên án những biểu hiện sai quấy, phi văn hóa nhằm góp phần làm chuyển biến ý thức của số đông.

Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch là gì?

Tổng cục Du lịch đã ra ra Quyết định 718/ QĐ-BVHTTDL về Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, xây dựng trên quan điểm không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch là gì?

Theo quy định tại Quyết định thì 718/QĐ-BVHTTDL:

Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch là những Quy định mang tính chuẩn mực nhằm định hướng:

– Hành vi

– Thái độ

– Thói quen

– Cách thức ứng xử văn minh

của tổ chức cũng như cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch góp phần thay đổi hình ảnh du lịch Việt Nam một cách tích cực, hướng tới sự văn minh, thân thiện, chuyên nghiệp.

Quy tắc ứng xử văn minh đối với khách du lịch

Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hình thành thói quen, thái độ,… của du khách Việt khi đi du lịch. Cụ thể quy tắc ứng xử văn minh đối với khách du lịch như sau:

“1. Tuân thủ các nội quy, bảng chỉ dẫn khi đi du lịch.

2. Xếp hàng theo thứ tự.

3. Đi đúng giờ, ngồi đúng chỗ.

4. Trang phục lịch sự, phù hợp.

5. Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa và cộng đồng địa phương.

6. Lên kế hoạch trước khi đi du lịch.

7. Hành lý gọn gàng.

8. Ứng xử văn minh, thân thiện, vui chơi lành mạnh.

9. Lấy thức ăn, đồ uống vừa đủ dùng.

10. Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

11. Ủng hộ các sản phẩm và đồ lưu niệm sản xuất tại địa phương.

12. Không chen lấn, xô đẩy, gây ồn ào, mất trật tự.

13. Không vứt rác, khạc nhổ, đi vệ sinh và hút thuốc lá bừa bãi.

14. Không phá hoại môi trường, cảnh quan khi đi du lịch.

15. Không sử dụng sản phẩm từ các loài động, thực vật hoang dã.

16. Không cố tình quay phim, chụp ảnh tại nơi không được phép.

17. Không lấy đồ không thuộc về mình.

18. Không mua bán hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.

19. Không đến các khu vực không an toàn.

20. Không vi phạm pháp luật khi đi du lịch.

Không chỉ ứng xử văn minh khi đi du lịch, con người sống giữa cộng đồng cũng phải có những hành vi văn minh trong giao tiếp, hành động. Có thể thấy, ở các điểm công cộng hầu như nơi nào cũng có nguyên tắc ứng xử nhằm đảm bảo sự an toàn, thân thiện…

Xây dựng văn hóa ứng xử nơi công cộng cùng những chuẩn mực đạo đức, pháp luật được thực thi bởi những cá nhân cụ thể nhằm tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh luôn là yêu cầu trong đời sống, xã hội.

Ứng xử văn hóa nơi công cộng là hành vi văn minh, biểu hiện không chỉ cho sự hiểu biết, mà còn là thể hiện ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng

********************

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button