Kiến thức

Vật chính là gì? Vật phụ là gì? Phân loại vật theo quy định của Bộ luật dân sự mới nhất?

Vật chính (Main item) là gì? Vật phụ (Extras) là gì? Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh? Phân loại vật theo quy định của Bộ luật dân sự mới nhất?

Vật là những bộ phận không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của con người, đặc biệt là trong quá trình phát triển ngày càng hiện đại như hiện nay. Và để thuận tiện cho quá trình quản lý cũng như phát triển thì vật được chia thành nhiều loại khác nhau, trong đó có vật chính và vật phụ. Vậy, vật chính là gì? Vật phụ là gì? Phân loại vật theo quy định của Bộ luật dân sự mới nhất.

Vat-chinh-la-gi-vat-phu-la-gi-phan-loai-vat-theo-quy-dinh-cua-Bo-luat-dan-su-moi-nhat

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự 2015;

1. Vật chính là gì? Vật phụ là gì?

Để giúp các bạn hiểu hơn về khái niệm về vật chính là gì? Vật phụ là gì? Tác giả xin giới thiệu cho các bạn hiểu về khái niệm vật là gì?

Theo đó, vật là một cụm từ mang khái niệm phong phú và đa dạng. Và tùy thuộc vào từng công dụng, giá trị mà chúng mang những giá trị vật chất hoặc tinh thần khác nhau. Trong cuộc sống hằng ngày của con người thì không thể thiếu đi vật trong mọi hoạt động, công việc, sinh hoạt. Chính vì vậy mà vật được phân ra thành nhiều loại khác nhau ví dụ như vật chính, vật phụ, vật chia được, vật không chia được, vật tiêu hao, vật không tiêu hao, vật cùng loại, vật đặc định…Như vậy, vật chính là những bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng nhu cầu của con người, con người có thể sử dụng, định đoạt và kiểm soát được. Và vật có thể đã được tồn tại trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.

  • Vật chính được hiểu là những vật độc lập và có thể khai thác được công dụng theo từng tính năng của nó.
  • Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

Như vậy, hai loại vật này có thể tách rời nhau và bổ sung cho nhau nhưng về giá trị ý nghĩa, toàn diện để khai thác được hết tính năng có nó thì hai vật này cần phải đi kèm với nhau. Vật phụ có thể không cần thiết tuy nhiên để có thể khai thác được hết tính năng, công dụng của vật chính thì cần thiết phải có vật phụ. Tuy nhiên thiếu đi vật phụ thì vật chính vẫn hoạt động được nhưng sẽ không thể mang lại giá trị cho người sử dụng một cách nhanh chóng, tiện lợi. Ví dụ: Laptop  là vật chính và con chuột là vật phụ, tuy nhiên, thiếu chuột thì máy tính vẫn sử dụng được, vẫn có thể sử dụng bản điều khiển chuột trên laptop để làm việc. Nhưng năng suất công việc sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều đối với những cá nhân làm việc nhiều trên laptop. Do đó, hai vật này tưởng chừng như có thể tách rời ra được nhưng thật chất chúng bổ sung cho nhau. Theo nguyên tắc chung thì vật chính và vật phụ là đối tượng thống nhất, tương trợ với nhau. Chính vì vậy khi giao kết hợp đồng nếu các bên không thỏa thuận gì khác thì vật phụ phải đi kèm với vật chính khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao. Bởi chỉ khi có vật chính thì vật phụ mới trợ nên ý nghĩa và ngược lại nếu không có vật phụ thì vật chính cũng sẽ không khai thác được tối ưu hóa lợi ích của nó. Và nhờ có nhiều vật phụ thì vật chính mới được hoàn thiện và phát huy hết tính năng.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng anh

  • Vật chính được dịch sang tiếng anh như sau: Main item

Khái niệm về vật chính được dịch sang tiếng anh như sau: Main objects are understood as independent and exploitable objects according to each of its features.

  • Vật phụ được dịch sang tiếng anh như sau: Extras

Khái niệm vật phụ được dịch sang tiếng anh như sau: An auxiliary object is an object that directly serves the exploitation of the main object, is a part of the main object, but can be separated from the main object.

3. Phân loại vật theo quy định của Bộ luật dân sự mới nhất

Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự thì vật được chia thành nhiều loại khác để phù hợp với từng tính năng, công dụng của nó. Cụ thể:

Thứ nhất, vật chính và vật phụ

Căn cứ theo điều 110 của Bộ luật dân sự 2015 quy định về vật chính, vật phụ như sau:

– Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

– Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

– Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật chính thì phải chuyển giao cả vật phụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, vật chính có thể là một vật do nhiều vật khác tạo nên bằng những liên kết với nhau thành một hình thể nhất định để thực hiện một chức năng cụ thể nào đó đã được hoạch định trước đó. Ngoài ra, vật chính là những vật có công dụng chính, có thể được sử dụng để thực hiện những công việc chính và không cần có vật phụ. Tuy nhiên, việc sử dụng vật phụ đi kèm lại giúp cho vật chính khai thác được những giá trị, lợi ích tối ưu của nó. Còn đối với những vật phụ thì nó sec chỉ mang một giá trị, chức năng duy nhất là bổ sung cho vật chính thực hiện một chức năng nào đó. Vật phụ khi đứng một mình nó vẫn sẽ là một vật đơn nhất, tuy nhiên nó không thể tách rời vật chính. Vì một khi tách rời nó sẽ không thể phát huy được công dụng của nó.

Chính vì vậy mà trong một số giao dịch mua bán hàng hóa bên mua cần phải lưu ý các vấn đề này. Vì khi bên bán chuyển giao vật chính phì nếu có vật phụ phải được chuyển giao cùng, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác như bên mua không cần, và sử dụng nó để giảm tiền hàng…

Ví dụ: Khi ký hợp đồng mua bán ti vi thì phải bên bán phải giao cho bên mua cả

Thứ hai, vật chia được và vật không chia được

Điều 111 của Bộ luật dân sự 2015 có quy định về vật chia được và vật không chia được như sau:

– Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Tức là khi những vật này được chia ra thành nhiều bộ phận nhỏ thì nó vẫn giữ nguyên được tính năng của nó. Tính năng ban đầu của nó vẫn được giữ nguyên vẹn, không bị mất đi hay giảm công dụng của nó. Ví dụ như xăng, dầu hỏa, rượu, gạo, muối,…đây là một trong những vật có thể phân chia thành nhiều phần mà vẫn giữ nguyên được tính chất và công dụng của nó.

– Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Ví dụ xe máy, xe đạp, điện thoại…thì lúc này những vật này sẽ không thể giữ được tính năng ban đầu của nó và bị mất đi. Khi cần phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền để chia.

Như vậy, chúng ta thấy trong giao dịch dân sự thì khi xảy ra tranh chấp các bên thường hay lựa chọn phương pháp chia đôi tài sản hoặc chia theo tỷ lệ để dễ phân chia. Tuy nhiên, không phải bất kỳ tài sản nào cũng được chia ra để giao các bên mà một số loại tài sản thuộc vật không chia được khi thực hiện chia theo tỷ lệ sẽ dẫn đến vật không thể sử dụng được nữa. Chính vì vậy những lúc này tài sản sẽ được quy thành tiền để thối lại chia cho bên kia. Việc phân chia như thế này sẽ giúp giữ được đúng tính năng, bản chất của vật được chia và giúp giảm thời gian, công sức của các bên.

Thứ ba, vật tiêu hao và vật không tiêu hao

Căn cứ theo điều 112 của Bộ luật dân sự 2015 quy định thì vật tiêu hao và vật không tiêu hao được quy định như sau:

  • Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Đối với những vật đã qua sử dụng thì đa số đều sẽ bị tiêu hao theo thời gian hoặc theo số lần sử dụng. Và cũng vì tính năng này mà những vật tiêu hao sẽ không thể là đối tượng của những hợp đồng cho thuê, hay cho mượn. Bởi sau thời gian sử dụng thì vật này không còn giữ nguyên được bản chất ban đầu của nó nữa. Chính vì vậy các bên thường hay thỏa thuận là mua bán thay cho hợp đồng thuê. Ví dụ như đá lạnh, nước, xăng…đây là những vật mà khi đã sử dụng thì sẽ bị hao mòn rất nhanh chóng và thậm chí là hư hỏng. Do đó vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.
  • Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Đây là những vật đã được con người sử dụng vẫn giữ nguyên được chức năng, tính năng ban đầu của nó. Ví dụ như xe máy, tivi, ngôi nhà…Có thể những vật này sẽ bị tiêu theo thời gian hoặc tần suất sử dụng nhưng không lớn.

Thứ tư, vật cùng loại và đặc định

  • Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Tức là những vật được con người tạo ra với số lượng lớn mang hình dáng giống nhau hoặc có tính năng giống nhau và thậm chí có thể được sử dụng để thay thể cho nhau trong nhiều trường hợp. Ví dụ như quần áo, giày dép, thuốc,

Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.

  • Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Ví dụ máy tính phân biệt với tivi, xem máy với xe đạp, quần với áo…

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó. Nhiều trường hợp do các bên không thỏa thuận rõ ràng dẫn đế nhiều trường hợp bị bán bán giao những loại hàng hóa không đúng với quy định ban đầu. Từ đó gây ra nhiều thiệt hại đối với bên mua.

Thứ năm, vật đồng bộ

Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy tất cả các vật nêu trên đều là những tài sản được pháp luật bảo vệ và có thể được đăng ký nếu thuộc những danh mục tài sản bắt buộc phảo đăng ký với cơ quan nhà nước như xe máy, ô tô,…vì đây là những loại tài sản có giá trị lớn nên cần phải đăng ký quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế về vật chính là gì? Vật phụ là gì? Phân loại vật theo quy định của Bộ luật dân sự mới nhất? Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button