Vật cùng loại (Objects of the same kind) là gì? Vật đặc định (Special object) là gì? Tiếng anh pháp lý? Sự giống và khác nhau giữa vật cùng loại và vật đặc định? Vật cùng loại, vật đặc định có được dùng trong biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ?
Tại Điều 105
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7:
Căn cứ pháp lý
– Bộ luật dân sự 2015;
– Nghị định 21/2021/ NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sư về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ;
1. Vật cùng loại là gì? Vật đặc định là gì?
– Điều 113 Bộ luật dân sự 2015 nêu rõ, vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Ngoài ra, vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
Ví dụ về vật cùng loại: gạo, muối, nếp….
– Vật đặc định cũng được quy định rõ ràng, là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Vật đặc định là vật duy nhất. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.
Ví dụ về vật đặc định: túi xách của những hãng thời trang nổi tiếng, tranh được yêu cầu vẽ riêng, động cơ xe máy, laptop.…
2. Tiếng anh pháp lý
Vật cùng loại dịch sang tiếng anh như sau: Objects of the same kind
Vật đặc định được dịch sang tiếng anh như sau: Special object
Khái niệm về vật cùng loại được dịch sang tiếng anh như sau:
Objects of the same type are objects that have the same shape, properties, and uses and can be determined by measurement units. In addition, items of the same type of the same quality are interchangeable.
Vật mặc định sang tiếng anh như sau: Specific object
Khái niệm về vật mặc định được dịch sang tiếng anh như sau:
A specific object is an object that can be distinguished from other objects by its own characteristics of symbols, shapes, colors, materials, properties, and positions. A specific object is a unique object. When performing the obligation to hand over a particular object, the correct object must be delivered
3. Sự giống và khác nhau giữa vật cùng loại và vật đặc định
Thứ nhất, về giống nhau
Về vấn đề thực hiện nghĩa vụ giao vật, tại điều 279 Bộ luật dân sự 2015 quy định “khi thực hiện nghĩa vụ giao vật, bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.
Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ”.
Theo đó, khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao, bên chuyển giao phải có trách nhiệm chuyển giao đúng theo yêu cầu của bên yêu cầu về số lượng, kích thước, mẫu mã, đặc tính…
– Xét về tính chất và đặc điểm của vật cùng loại và vật đặc định, ta thấy có điểm tương đồng ở đây đều là vật đồng bộ ( gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút ).
Thứ hai, về khác nhau giữa vật cùng loại và vật mặc định
Một, vật cùng loại
– Là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường
– Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau được, nếu vật cùng loại bị tiêu hủy thì có thể thay thế nó bằng vật cùng loại khác.
Hai, vật mặc định
– Là những vật có thể phân biệt với các vật khác bằng các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt của vật đó về kí hiệu, hình dáng, màu sắc chất liệu, đặc tính, vị trí.
– Vật đặc định chỉ có một loại duy nhất và không thể thay thế bằng loại khác khi vật đặc định bị tiêu hủy, các quan hệ pháp luật cũng bị chấm dứt
– Vật đặc định khác vật cùng loại ở chỗ, nếu như vật cùng loại bị tiêu hủy thì có thể thay thế bằng vật cùng loại khác, tuy nhiên, bản chất của vật đặc định là chỉ có một loại duy nhất và không thể thay thế, đặc điểm của vật đặc định là có thể phân biệt được với các vật khác bằng các dấu hiệu đặc trưng riêng biệt như: kí hiệu, hình dáng, màu sắc chất liệu, vị trí… vậy nên, khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao, thì phải chuyển giao đúng đặc điểm của vật đó. Trường hợp chuyển giao đúng số lượng nhưng sai về đặc điểm của vật thì vẫn xem như là vi phạm nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm dân sự.
4. Vật cùng loại, vật đặc định có được dùng trong biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ?
Điều 105 BLDS 2015 quy định về tài sản “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Vật được xem là tài sản khi có đủ các điều kiện:
– Là bộ phận của thế giới vật chất. Tức là nó được sử dụng vào mục đích có ích, mang lại lợi ích cho con người.
– Con người chiễm hữu được, mang lại lợi ích cho chính chủ thể đó. Ví dụ sử dụng để sản xuất thức ăn, may quần áo, hoặc phục vụ cho nhu cầu đi lại…
– Tồn tại hoặc hình thành trong tương lai.
– Vật phải có giá trị đặc trưng, trở thành đối tượng của giao dịch dân sự
Vật cùng loại, vật đặc định được xem như một loại tài sản, có đầy đủ các yếu tố
Các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản.
Thứ nhất, xử lý tài sản là vật đồng bộ
Tại Điều 54
Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ trả nợ hoặc có nghĩa vụ khác chuyển giao khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình. Bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền của mình trong trường hợp người có nghĩa vụ có yêu cầu.
Ngoài ra, bên nhận bảo đảm khi thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hóa ghi trên tài sản bảo đảm là vận đơn, chứng từ vận chuyển có nghĩa vụ xuất trình vận đơn, chứng từ vận chuyển theo thủ tục được pháp luật về hàng hải, hàng không hoặc pháp luật khác liên quan quy định. Trường hợp pháp luật không quy định thì việc xử lý hàng hóa ghi trên vận đơn, chứng từ vận chuyển áp dụng quy định tại Điều 52 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ thanh toán thì bên nhận bảo đảm được bù trừ nghĩa vụ từ khoản tiền hoặc tài sản thu được quy định tại Điều 54 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.
Thứ hai, nhận lại tài sản đảm bảo
Bên nhận lại tài sản đảm bảo được nhận lại tài sản đảm bảo trong trường hợp được quy định tại Điều 57 Nghị định 21/2021/ NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, cụ thể:
– Đã hoàn thành xong nghĩa vụ đã quy định tại Điều 302 của Bộ luật dân sự về quy định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy định khác.
– Tài sản bảo đảm đã được thay thế, được trao đổi bằng tài sản khác. Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về trường hợp đổi vật đã đồng bộ đã được sử dụng trước đó thay một vật khác có giá trị hoặc công dụng tương tự như vậy để thay thế. Thậm chí nếu bên nhận lại tài sản có nhu cầu và đồng ý đổi bằng tài sản khác thì lúc này bên giao lại tài sản có thể giao tài sản khác theo yêu cầu của bên kia.
– Nghĩa vụ được bảo đảm đã được thanh toán bằng phương thức bù trừ nghĩa vụ. Trường hợp các bên có thỏa thuận với nhau về điều khoản thực hiện nghĩa vụ trước khi nhận lại tài sản thì lúc này các bên sẽ thực hiện nghĩa vụ với nhau bằng cách bù trừ cho những nghĩa vụ của do các bên cam kết trước đó hoặc thiệt hại gây ra.
– Trường hợp khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản bảo đảm không bị xử lý.
Hiệu lực của hợp đồng đảm bảo
– Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
– Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều 22 Nghị định 21/2021/ NĐ-CP quy định thi hành Bộ luật dân sự về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
– Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
– Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm.
Như vậy, vật đồng bộ có thể sử dụng để thực hiện giao dịch của các chủ thể để đảm bảo quyền lợi của các bên. Việc nhận lại một tài sản có giá trị giống nhau này được gọi là vật đồng bộ. Từ đó giúp các bên có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng và tiện lợi. Rõ ràng các bên đã cam kết trước đó về việc sử dụng vật khác có giá trị tương tự để thay thế cho vật được sử dụng, hoặc thỏa thuận giải quyết với nhau bằng một loại vật đồng bộ khác. Điều này chứng tỏ vật đồng bộ đã được sử dụng để đảm bảo giao dịch dân sự hay nghĩa vụ đối với nhau.
Trên đây là những vấn đề và thông tin liên quan đến vật cùng loại và vật đặc định. Trường hợp có thắc mắc liên hệ Luật Dương gia Đà Nẵng để được giải đáp thêm.