Lớp 3

Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu (5 Mẫu)

Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu bao gồm hướng dẫn viết cùng 5 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường Ngô Thì Nhậm biên soạn sẽ giúp các em học sinh lớp 2 trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài:Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu

Xem thêm:Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về một chiến sĩ quân đội

Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khuViết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu

Dàn ý viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu

Để hoàn thành tốt đoạn văn về các chiến sĩ nhỏ trong bài Ở lại với chiến khu, các em nên trả lời hết các câu hỏi sau nhé:

– Câu chuyện Ở lại với chiến khu diễn ra vào thời gian nào?

– Vì sao trung đoàn cho phép các chiến sĩ nhỏ rời chiến khu, về với gia đình?

– Các chiến sĩ trả lời trung đoàn trưởng như thế nào?

– Em có cảm xúc gì khi đọc những lời nói tha thiết của các chiến sĩ?

– Đoạn cuối của câu chuyện đem lại cho em cảm xúc gì?

Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu – Mẫu 1

Câu chuyện Ở lại với chiến khu kể lại vào thời điểm cuộc kháng chiến ác liệt, căng thẳng. Chính vì vậy, hoàn cảnh ở chiến khu gặp rất nhiều khó khăn, vất vả và gian khổ. Nhận thấy được điều đó, Trung đoàn trưởng rất lo lắng cho các chiến sĩ còn nhỏ tuổi, sợ các em không chịu được gian khổ nên cho phép các em trở về với gia đình. Tuy nhiên, các chiên sĩ đều sẵn sàng ở lại chiến khu, những lời nói ngây thơ nhưng đầy tha thiết, dũng cảm và đầy quyết tâm. Điều đó làm cho những người trẻ như em thật xúc động, và tự hào. Qua đó, em cần phải chăm chỉ học tập hơn nữa để xứng đáng với sự hi sinh và công lao mà các chiến sĩ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu – Mẫu 2

Câu chuyện Ở lại với chiến khu diễn ra trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cứu nước. Vì tình hình chiến khu thời gian tới sẽ rất khó khăn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, trung đoàn trưởng đã cho phép các chiến sĩ nhỏ tuổi có thể rời chiến khu, về với gia đình. Tuy nhiên với tình yêu nước sâu sắc, khát khao cống hiến cho đất nước, tất cả các em đã xin được ở lại. Những hình ảnh đó đã khiến em rất tự hào. Nó thể hiện tinh thần dân tộc ta dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn một lòng vì đất nước. Đoạn kết truyện đã truyền cho em một nguồn cảm hứng sâu sắc về sự lạc quan, sự đoàn kết và trách nhiệm của bản thân đối với nước nhà.

Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu – Mẫu 3

Câu chuyện Ở lại với chiến khu diễn ra vào thời điểm kháng chiến ác liệt, căng thẳng. Hoàn cảnh ở chiến khu vô cùng vất vả, gian khổ. Trung đoàn trưởng lo lắng các chiến sĩ còn nhỏ tuổi, không chịu được gian khổ nên cho phép các em trở về với gia đình. Các chiến sĩ đều sẵn sàng ở lại chiến khu, những lời nói ngây thơ nhưng đầy tha thiết, dũng cảm và quyết tâm. Em rất xúc động trước tình cảm của các chiến sĩ nhỏ dành cho chiến khu. Khi tất cả các chiến sĩ đồng thành cất tiếng hát, em cảm thấy vô cùng cảm động và tự hào.

Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu – Mẫu 4

Câu chuyện Ở lại với chiến khu diễn ra trong bối cảnh đầy ác liệt, căng thẳng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tình cảm, ý chí của các chiến sĩ nhỏ tuổi tham gia Vệ quốc quân đã khiến người đọc xúc động. Dù hoàn cảnh ở chiến khu vô cùng vất vả và gian khổ, nhưng các em vẫn quyết tâm và mong muốn được ở lại, ngững lời nói ngây thơ của các chiến sĩ nhỏ làm cho trung đoàn trưởng rất cảm động. Nhưng ông không nỡ để các em phải chịu đựng gian khổ quá sức mình. Cuối cùng các chiến sĩ trẻ rất can đảm và đoàn kết, họ cùng nhau hát lên ca khúc “Ở lại với chiến khu”, khiến trung đoàn trưởng hứa sẽ báo cáo cho cấp trên và xem xét lại quyết định. Em rất xúc động, khâm phục trước tình cảm của các chiến sĩ dành cho chiến khu, cho cách mạng.

Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu – Mẫu 5

Câu chuyện “Ở lại với chiến khu” diễn ra trong bối cảnh đầy ác liệt, căng thẳng của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tại đó, một đội vệ quốc quân đã phải rời khỏi khu vực đang bảo vệ và chuyển đến một khu vực khác. Tuy nhiên, có một nhóm các chiến sĩ nhỏ tuổi đã quyết định ở lại với chiến khu, với niềm đam mê và tình yêu thương đối với cách mạng, và họ đã thuyết phục được trung đoàn trưởng để được ở lại. Dù hoàn cảnh ở chiến khu vô cùng vất vả và gian khổ, những lời nói ngây thơ của các chiến sĩ nhỏ đã làm cho trung đoàn trưởng cảm động. Ông không nỡ để các em phải chịu đựng gian khổ quá sức mình, nhưng cũng không muốn làm tổn thương đến tình cảm và ý chí kiên cường của các em. Cuối cùng, các chiến sĩ trẻ đã quyết định ở lại và cùng nhau hát lên ca khúc “Ở lại với chiến khu”. Hành động của các em khiến trung đoàn trưởng hứa sẽ báo cáo cho cấp trên và xem xét lại quyết định. Câu chuyện này khiến người đọc cảm thấy xúc động và khâm phục trước tình cảm của các chiến sĩ dành cho chiến khu và cho cách mạng. Tình cảm và ý chí kiên cường của các em đã làm cho người đọc cảm nhận được sự quyết tâm và sự hy sinh của những người lính trẻ tuổi, đồng thời thể hiện được lòng yêu nước và tình cảm đối với đất nước. Tác phẩm đã khắc họa hình ảnh các chiến sĩ trẻ, những người đáng quý và đáng ngưỡng mộ trong cuộc chiến vì độc lập tự do của dân tộc.

***********

Trên đây là 5 bài mẫu Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu lớp 3 hay nhất do thầy cô biên soạn và chọn lọc. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập viết đoạn văn của mình một cách xuất sắc nhất. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao nhé.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button