Cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính
Bài dự thi Tuổi trẻ Việt Nam qua con tem bưu chính năm 2021 có đáp án chi tiết cho 5 câu hỏi là tài liệu cho các bạn tham khảo chuẩn bị cho cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2021. Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết.
Câu 1: Các mẫu tem sau giới thiệu về một số anh hùng liệt sỹ tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Em hãy cho biết vài nét về cuộc đời và chiến công của các anh hùng liệt sỹ đó. (Mỗi mẫu tem không quá 100 dòng).
Ảnh 1. Kim Đồng
Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).
Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.
Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo
Ảnh 2. Võ Thị Sáu
Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ.
Năm 1947, lúc 14 tuổi Sáu vừa làm nhiệm vụ mua hàng, vừa làm nhiệm vụ giao liên để nắm tình hình địch và làm mật hộ viên công an xung phong Đất Đỏ.
Năm 1949, chị đã trở thành người đội viên công an xung phong Đất Đỏ. Chị đã dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện.
Vào tháng 12/1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị Sáu đã sa vào tay giặc, hơn một tháng bị giam giữ tại nhà tù Đất Đỏ và khám đường Bà Rịa, địch dùng nhiều thủ đoạn tra tấn dã man nhưng chúng vẫn không lấy được một lời khai nào của chị, sau đó bọn chúng đưa chị về giam giữ ở khám Chí Hòa. Mặc dù bị địch giam giữ nhưng chị Sáu vẫn tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám và cùng các chị, em trong tù đấu tranh buộc địch phải cải thiện cuộc sống trong nhà tù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn tay sai vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.
Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản.
Ảnh 3. Nguyễn Văn Trỗi
Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01/02/1940 tại làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Sau hiệp định Genève, ông còn nhỏ tuổi, nên theo gia đình vào sống tại Sài Gòn làm nghề thợ điện ở nhà máy đèn Chợ Quán. Tại đây ông giác ngộ cách mạng, tham gia vào tổ chức biệt động vũ trang thuộc Đại đội Quyết Tử 65, cánh Tây Nam Sài Gòn.
Đầu năm 1964, nhân dịp Tết Nguyên Đán, ông ra căn cứ Rừng Thơm (thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) học chính trị và nghệ thuật đánh biệt động tại nội thành.
Tháng 5/1964, chính phủ Hoa Kỳ phái một phái đoàn chính trị, quân sự cao cấp sang Sài Gòn nghiên cứu tình hình miền Nam. Với lòng căm thù giặc sâu sắc, ông xin Ban chỉ huy quân sự biệt động tiêu diệt phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng là Robert Macnamara dẫn đầu. Giữa lúc đang tiến hành công tác gài mìn tại cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) ông bị bắt lúc 22 giờ đêm ngày 09/05/1964.
Trong nhà lao, ông bị nhiều cực hình và cám dỗ, nhưng ông không khai báo gì. Chính quyền Nguyễn Khánh đưa ông ra tòa quân sự kết án tử hình nhằm uy hiếp tinh thần chống Mỹ trong nhân dân ta lúc bấy giờ. Chúng đưa ông ra xử bắn tại vườn rau nhà lao Chí Hòa – Sài Gòn lúc 09g45’, ngày 15/10/1964. Năm đó ông 24 tuổi.
Câu 2: Em hãy cho biết những mẫu tem sau đây được phát hành nhân dịp kỷ niệm sự kiện gì? Em hãy sắp xếp các mẫu tem theo trình tự sự kiện và nêu vài nét về sự kiện đó?
Các bộ tem trên đây được phát hành nhân dịp kỉ niệm Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.
Trình tự phát hành các bộ tem:
1. Bộ tem 322: Ngày Quốc tế thiếu nhi (phát hành năm 1978)
Mẫu tem thể hiện hình ảnh: Các em thiếu nhi múa hát
2. Bộ tem 353:Năm Quốc tế thiếu nhi (phát hành năm 1979)
Mẫu 1: Bác Hồ với thiếu nhi
3. Bộ tem 364: Ngày Quốc tế thiếu nhi (phát hành năm 1980)
Mẫu tem thể hiện nội dung: Thiếu nhi Quốc tế tay trong tay cùng nhau múa hát
1. Bộ tem 322: Ngày Quốc tế thiếu nhi (phát hành năm 1978)
Câu 3: Vào các dịp Đại hội Đảng, Bưu Điện Việt Nam đều phát hành tem chào mừng sự kiện trọng đại này. Em hãy sắp xếp các mẫu tem sau theo trình tự kỷ niệm sự kiện.
1. Tem có hình số 12 xu Đại Hội Đảng lần thứ iV
2. Tem có hình số 30 xu Đại Hội Đảng lần thứ V
3. Tem có hình số 5đ Đại Hội Đảng lần thứ VI
4. Tem có hình số 200đ Đại Hội Đảng lần thứ VII
5. Tem có hình số 400đ Đại Hội Đảng lần thứ VIII
6. Tem có hình số 2 lá cờ Đại Hội Đồng lần thứ IX
7. Tem có hình số 800đ Đại Hội Đảng lần thứ X
8. Tem có hình số 2000đ Đại Hội Đảng lần thứ XI
9. Tem có hình số 3000đ Đại Hội Đảng lần thứ XII
10. Tem có hình số 3000đ, búa liềm, trống đồng Đại Hội Đảng lần thứ XIII
Câu 4: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, nhiều chiến công oanh liệt trong chiến đấu, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn liền với tuổi trẻ Việt Nam đã được ghi lại trên tem Bưu chính. Em hãy nêu một vài nét giới thiệu về những chiến công, công trình đó.
>> Chi tiết: Đáp án cuộc thi sưu tập và tìm hiểu tem bưu chính năm 2021
Câu 5: Em hãy viết bài cảm nhận về một gương thanh, thiếu nhi tiêu biểu mà em biết (bài viết không quá 1000 từ).
Trả lời
Trong suốt cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ta, chúng ta biết tời vô vàn tấm gương anh hùng tiêu biểu. Đặc biệt trong những tấm gương đó,ta biết tới tấm gương thiếu nhi anh dũng đó là anh Kim Đồng.
Kim Đồng vốn không còn xa lạ với tất cả chúng ta. Anh là người dân tộc Nùng. Anh tham gia cách mạng và làm nhiệm vụ giao liên cho bộ đội Việt Minh. Trong một lần đi liên lạc, người anh hùng nhỏ tuổi phát hiện quân Pháp ở nơi cư trú của cán bộ. Nhằm cứu các cán bộ, anh đã đánh lạc hướng quân giặc và báo cho mọi người biết. Khi anh chạy qua xuống, quân Pháp đuổi đến và nã đạn vào anh, anh chết ngay bên bờ suối Lê nin ở Cao Bằng vào ngày 15 tháng 2 năm 1943. Cái chết của người anh hùng trẻ tuổi khiến mọi người ai nấy đều rất thương tâm bởi Kim Đồng khi đó mới chỉ có mười bốn tuổi.
Tấm gương của anh hùng Kim Đồng sống mãi trong bao thế hệ Việt Nam. Anh thật đáng khâm phục. Những hành động anh dũng của anh ngay từ khi còn là một đứa trẻ cho ta thêm thấu hiểu về con người và đức hi sinh. Người con Việt Nam đã giành trọn sự cống hiến cho tổ quốc và thậm chí không ngại hi sinh tính mạng mình. Tấm gương anh mãi sáng lòa trong cuộc chiến tranh vệ quốc và là hình ảnh đẹp cho ta khi nhớ về một thời quá khứ huy hoàng của dân tộc ta. Ta rất khâm phục, kính trọng và yêu quý anh. Học tập, noi gương anh Kim Đồng là điều vô cùng cần thiết trong thế hệ trẻ hôm nay.
Câu chuyện chiến đấu, câu chuyện hi sinh của người anh hùng nhỏ tuổi là bài học quý báu cho mỗi chúng ta trên hành trang cuộc đời. Mỗi người đều cần có trách nhiệm để đong góp sức lực của mình cho quê hương, cho tổ quốc Việt Nam giàu đẹp hôm nay và ngày mai.