Giáo dục

Bài tập xem đồng hồ lớp 3

Bài tập Toán lớp 3: Thực hành xem đồng hồ

Bài 1:

Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:

a) 3 giờ 15 phút

b) 9 giờ kém 10 phút

c) 4 giờ kém 5 phút

Bài 2:

Mỗi đồng hồ ứng với cách đọc nào?

Bài 3: Vẽ kim đồng hồ chỉ:

A, 5 giờ 5 phút

B, 3 giờ 41 phút

C, 7 giờ 53 phút

D, 4 giờ kém 19 phút

E, 8 giờ kém 7 phút

Đáp án Bài tập Toán lớp 3: Thực hành xem đồng hồ

Bài 1:

Bài giải:

Dùng đồng hồ trong bộ đồ dùng học toán và quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:

a) 3 giờ 15 phút

b) 9 giờ kém 10 phút

c) 4 giờ kém 5 phút

Ví dụ: Để đồng hồ chỉ 3 giờ 15 phút, em, phải quay kim đồng hồ như sau:

Quay kim giờ gần đến số 3, quay kim phút vào vạch số 3.

Bài 2:

Bài giải:

Bài tập nâng cao Toán lớp 3: Thực hành xem đồng hồ

Lý thuyết cần nhớ về thực hành xem đồng hồ

Giới thiệu

+ Xem đồng hồ là việc chúng ta xem thời gian ở trong đồng hồ, biết được tại thời điểm chúng ta xem đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút, bao nhiêu giây.

Mối quan hệ giữa kim giây, phút, giờ

+ 60 giây = 1 phút. 60 giây hoặc 1 phút là thời gian mà kim giây di chuyển 1 vòng bắt đầu từ số 12 rồi quay 1 vòng về vị trí số 12 ban đầu.

+ 60 phút = 1 giờ. 60 phút hoặc 1 giờ là thời gian mà kim phút di chuyển 1 vòng từ số 12 và kết thúc tại số 12.

+ 24 giờ = 1 ngày. 24 giờ hoặc 1 ngày là thời gian mà kim giờ di chuyển 2 vòng theo chu kì: bắt đầu di chuyển từ số 12 kết thúc tại số 12 và lặp lại quá trình này một lần nữa.

Cách xem đồng hồ

Cách đọc giờ đúng

+ Giờ đúng là khi kim phút chỉ đúng vào số 12 và kim giờ chỉ bất kì vào số nào thì chính là giờ đúng của số đó.

Cách đọc giờ lẻ

+ Để tính số phút nếu kim phút chỉ đúng vào một số nào trên mặt đồng hồ: ta lấy 5 nhân với số mà kim phút chỉ.

+ Nếu kim phút chỉ lệch thì ta lấy một số lớn mà kim phút vừa vượt qua nhân cho 5 rồi cộng thêm với những vạch nhỏ ở trong.

Các bài toán về thực hành xem đồng hồ

Bài tập trắc nghiệm

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Khi đồng hồ chỉ 2 giờ 30 phút thì:

A. Kim giờ chỉ giữa số 2 và số 3; kim phút chỉ vào số 6

B. Kim giờ chỉ số 2, kim phút chỉ số 6

C. Kim giờ chỉ số 3, kim phút chỉ số 6

D. Kim giờ chỉ số 2, kim phút chỉ giữa số 5 và số 6

Câu 2: Hà đi học lúc 13 giờ, lúc đó thuộc buổi nào?

A. Sáng B. Trưa C. Tối D.Chiều

Câu 3: Mai tập thể dục từ 6 giờ 50 phút đến 7 giờ 15 phút. Hỏi Mai tập thể dục trong bao nhiêu phút?

A. 15 phút B. 20 phút C. 25 phút D. 30 phút

Câu 4: Đồng hồ chỉ mấy giờ?

A. 9 giờ kém 25 phút B. 8 giờ 7 phút

C. 8 giờ 10 phút D. 9 giờ kém 7 phút

Câu 5: Dũng vào học ở trường lúc 8 giờ sáng và tan học lúc 11 giờ trưa. Hỏi Dũng đã ở trường học mấy giờ?

A. 4 giờ B. 3 giờ C. 2 giờ D. 1 giờ

Bài tập tự luận

Bài 1: Nhà Hà có 4 chiếc đồng hồ, treo ở 4 phòng, lâu ngày không được chỉnh nên chỉ có chiếc đồng hồ ở phòng khách là đúng, còn các chiếc khác đều sai nhưng sai không quá 40 phút. Sáng nay, xem giờ ở cùng một thời điểm, Hà thấy 4 chiếc đồng hồ chỉ giờ như sau: 8 giờ 20 phút, 8 giờ 30 phút, 9 giờ 5 phút, 9 giờ 10 phút. Hỏi chiếc đồng hồ ở phòng khách chỉ mấy giờ?

Bài 2: Lâm có một chiếc đồng hồ đeo tay và một chiếc đồng hồ báo thức. Cứ sau 1 ngày thì đồng hồ đeo tay chạy nhanh thêm 6 phút, còn đồng hồ báo thức chạy chậm lại 6 phút (so với giờ đúng). Chiều hôm nay Lâm để 2 đồng hồ cùng chỉ giờ đúng là 4 giờ. Hỏi sáng ngày hôm sau, khi đồng hồ đeo tay chỉ 8 giờ 4 phút thì đồng hồ báo thức chỉ mấy giờ? Lúc ấy giờ đúng là mấy giờ?

Bài 3: Một người thợ nhận được cú điện thoại gọi ông đến thay những chiếc kim bị hỏng của một cái đồng hồ. Ông đang ốm nên nhờ người thợ học việc đi làm thay. Người thợ học việc này rất tỉ mỉ. Khi anh ta xem xét xong cái đồng hồ, trời đã tối. Cho rằng mình đã làm xong việc, anh vội vàng gắn những chiếc kim mới và chỉnh giờ theo đồng hồ bỏ túi của mình. Lúc đó là 6h nên anh chỉnh kim phút ở số 12 và kim giờ ở số 6. Người thợ học việc trở về, chẳng mấy chốc điện thoại reo. Anh nhấc máy thì nghe giọng giận dữ của khách hàng: “Anh đã không làm việc của mình cho tử tế. Đồng hồ chỉ sai giờ rồi”. Quá ngạc nhiên, anh tức tốc quay lại nhà vị khách nọ. Anh nhận thấy đồng hồ đang chỉ 8h hơn một chút. Anh đưa đồng hồ của mình cho vị khách hàng và nói: “Xin vui lòng kiểm tra lại giờ. Đồng hồ của ông không chạy sai dù chỉ một giây”.

– Vị khách đành phải đồng ý.

Sáng sớm hôm sau, khách lại gọi điện đến nói rằng những chiếc kim đồng hồ dường như phát điên, tự ý quay liên tục. Khi người thợ học việc vội vã chạy đến, đồng hồ chỉ hơn 7h một chút. Sau khi kiểm tra đồng hồ của mình, người thợ học việc nổi cáu: “Ông đang trêu tôi chắc! Đồng hồ của ông chỉ đúng giờ mà!”.

Bạn hãy giải thích chuyện gì đang xảy ra?

Bài 4: Đồng hồ chỉ 9 giờ 18 phút, hai kim đồng hồ chia đồng hồ thành hai ơhaafn, mỗi phần có 6 số. Tính tổng các số ở mỗi phần?

Bài 5: Ngày hôm qua, An được bố mẹ cho đi tham quan. Lúc đi hay về đến nhà An đều xem đồng hồ và thấy các kim đồng hồ chỉ số giống nhau. Hỏi An được bố mẹ cho đi tham quan bao lâu?

Hướng dẫn giải bài về thực hành xem đồng hồ

Bài tập trắc nghiệm

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
A D C A B

Bài tập tự luận

Bài 1:

Từ 8 giờ 20 phút đến 9 giờ 10 phút cách nhau 50 phút lớn hơn 40 phút và từ 8 giờ 20 phút đến 9 giờ 5 phút cách nhau 45 phút lớn hơn 40 phút nên đồng hồ ở phòng khách không chỉ 8 giờ 20 phút.

Vậy chỉ còn lại 8 giờ 30 phút nên đồng hồ ở phòng khách chỉ 8 giờ 30 phút

Bài 2:

Tính từ 4 giờ đúng chiều hôm trước đến 8 giờ sáng hôm sau có: (12 – 4) + 8 = 16 (giờ)

Trong 16 giờ đó đồng hồ đeo tay đã chạy nhanh lên (6 : 24) x 16 = 4 (phút)

Vậy đồng hồ báo thức chạy chậm lại 4 phút

Ngày hôm sau khi đồng hồ đeo tay chỉ 8 giờ 4 phút thì đồng hồ báo thức chỉ 7 giờ 56 phút và đồng hồ đúng chỉ 8 giờ.

Bài 3:

Thông thường khi nhìn đồng hồ ta sẽ nhìn kim giờ trước.

Trong bài khách hàng có nói một câu đó là: “Những chiếc kim đồng hồ dường như phát điên, tự ý quay liên tục” nghĩa là ông đã nhìn thấy kim giờ quay liên tục, chỉ có thể là do khách hàng đã nhìn nhầm kim phút thành kim giờ.

Bài 4:

Tổng số ở phần trên là: 1 + 2 + 3 + 10 + 11 + 12 = 39

Tổng số ở phần dưới là: 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 39

Bài 5:

Lúc về đến nhà đồng hồ chỉ kim giờ và kim phút giống với ngày hôm qua An đi, nghĩa là An được bố mẹ cho đi tham qua 24 giờ, tức là 1 ngày.

Trang 123, 124 sách giáo khoa

Bài 1:

Đồng hồ chỉ mấy giờ?

Bài giải:

Đồng hồ A chỉ 2 giờ 9 phút

Đồng hồ B chỉ 5 giờ 16 phút

Đồng hồ C chỉ 11 giờ 21 phút

Đồng hồ D chỉ 9 giờ 34 phút hay 10 giờ kém 26 phút

Đồng hồ E chỉ 10 giờ 39 phút hay 11 giờ kém 21 phút

Đồng hồ G chỉ 3 giờ 57 phút hay 4 giờ kém 3 phút

Bài 2:

Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ:

a) 8 giờ 7 phút

b) 12 giờ 34 phút

c) 4 giờ kém 13 phút

Bài giải:

Bài 3:

Đồng hồ nào ứng với mỗi thời gian đã cho dưới đây:

Bài giải:

Xem đồng hồ Toán lớp 3

Mục tiêu:

Giúp học sinh:

– Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12.

– Củng cố biểu tường về thời gian ( chủ yếu là về thời điểm )

– Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong  thực tế đời sống hằng ngày.

Bài 1:

Đồn g hồ chỉ mấy giờ?

Bài giải:

A. 4 giờ 5 phút
B. 4 giờ 10
C.5 giờ 25 phút
D. 6 giờ 15 phút
E. 7 giờ 30 phút
G.12 giờ 35 phút

Bài 2:

Quay kim đồng  hồ để đồng hồ chỉ :

a) 7 giờ 5 phút

b) 6 giờ rưỡi

c) 1 giờ 50 phút

Bài giải:

Dùng đồng hồ trong bộ đồ dùng học toán và quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:

a) 7 giờ 5 phút

b) 6 giờ rưỡi

c) 1 giờ 50 phút

Ví dụ: Để đồng hồ chỉ 11 giờ 50 phút , e phải quay kim đồng hồ như sau:

Quay kim giờ gần đến số 12, quay kim phút vào vạch số 10.

Bài 3:

Đồng hồ chỉ mấy giờ?

Bài giải:

A. 5 giờ 20 phút
B. 9 giờ 15
C.12 giờ 35 phút
D. 14 giờ  5 phút
E. 17 giờ 30 phút
G.21 giờ 55 phút

Chú ý:

14 giờ 5 phút còn gọi là 2 giờ 5 phút chiều

21 giờ 55 phút còn gọi là 9 giờ 55 phút đêm

Bài 4:

Vào buổi chiều , hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?

Bài giải:

Đồng hồ A và B chỉ cùng thời gian là 4 giờ chiều.

Đồng hồ C và G chỉ cùng thời gian là 4 giờ 30 phút chiều.

Đồng hồ D và E chỉ cùng thời gian là 1 giờ 25 phút chiều.

Câu 1: Con hãy điền số thích hợp vào ô trống:

Câu 2: Điền số thích hợp vào ô trống:

Câu 3: Mẹ đi làm lúc 13 giờ, lúc đó thuộc buổi nào?

A.Sáng

B. Trưa

C. Chiều

D. Tối

Câu 4: Ghép đồng hồ điện tử chỉ cùng giờ với đồng hồ kim:

Câu 5: Đồng hồ trên chỉ mấy giờ?

Câu 6: Dũng vào học ở trường lúc 7 giờ sáng và tan học lúc 11 giờ trưa. Hỏi Dũng đã ở trường học mấy giờ?

A. 4 giờ

B. 3 giờ

C. 2 giờ

D. 1 giờ

Câu 7: Điền số vào chỗ trống để hoàn thành cách đọc giờ kém cho mỗi đồng hồ sau (theo thứ tự từ trái sang)

Câu 8: Cho các hoạt động và thời gian tương ứng trong mỗi bức tranh dưới đây, em hãy điền số thích hợp vào chỗ trống.

Câu 9: Biết hiện tại đang là buổi chiều. Điền số thích hợp vào chỗ trống để được hai cách viết giờ của đồng hồ điện tử.

Đáp án

Câu 1

Đồng hồ đang chỉ 7 giờ 15 phút

Số cần điền vào chỗ trống lần lượt là 7;15.

Câu 3

1313 giờ = 11 giờ chiều.

Đáp án cần chọn là C.

Câu 4

Theo thứ tự từ trên xuống dưới thì các đồng hồ kim đang chỉ lần lượt là:

a) 5 giờ 10 phút;

b) 1 giờ 15 phút;

c) 6 giờ 5 phút;

d) 7 giờ 40 phút.

Câu 5

Đồng hồ đang chỉ 3 giờ 45 phút.

Đáp án cần chọn là A.

Câu 6

Dũng đã ở trường học số giờ là:

11−7=4 (giờ)

Đáp số: 4 giờ.

Câu 7

Hình 1: 9 giờ kém 25 phút ( Từ 8 : 35 đến 9 : 00 thì còn 25 phút nữa)

Hình 2: 3 giờ kém 20 phút (Từ 2 : 40 đến 3 : 00 thì còn 20 phút nữa).

Câu 8

Thứ tự lần lượt cần điền là:

6 giờ 05 phút sáng

8 giờ sáng

5 giờ 10 phút chiều

8 giờ 50 phút tối.

Câu 9

Đồng hồ kim đang chỉ 18 giờ 15 phút hay 6 giờ 15 phút chiều.

Viết theo đồng hồ điện tử là 18 : 15 hoặc 06 : 15 PM.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button