Cùng Hoàng Thùy Chi About tìm hiểu Vì sao ĐCS Trung Quốc muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P1): Pháp Luân Công là gì?
Pháp Luân Công là gì? Tại sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công? Ý kiến của các học giả, trí thức trên thế giới về Pháp Luân Đại Pháp.
Thảm sát Thiên An Môn, Tân Cương, Hồng Kông v.v. là những sự kiện chấn động thế giới. Nhưng chưa có cuộc đàn áp nào trong lịch sử của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại đẫm máu như đàn áp Pháp Luân Công.
- Vì sao ĐCSTQ muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P2): Âm mưu, thủ đoạn và tội ác
Vậy Pháp Luân Công là gì?
Vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại Trung Quốc, phong trào tập khí công phát triển mạnh mẽ rồi đến cao trào. Thời đó ở Trung Quốc ai cũng biết về khí công ở các mức độ khác nhau và hầu như gia đình nào cũng có người tập.
Theo trang Falun Dafa Information Center, ngày 13/5/1992, tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc, Đại sư Lý Hồng Chí đã giới thiệu Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ra công chúng dưới hình thức một loại khí công. Trong hai năm tiếp theo, Sư phụ Lý Hồng Chí đi khắp Trung Quốc tổ chức tổng cộng 54 lớp học. Mỗi lớp kéo dài từ 8 đến 10 ngày, dạy các nguyên lý và phương pháp tập luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công tu luyện cổ truyền theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Môn này gồm bộ phận TU tâm tính theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn; và LUYỆN 5 bài công pháp nhẹ nhàng, trong đó có một bài thiền định. Thông qua việc vừa tu, vừa luyện, học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể đạt đến trạng thái thân thể khỏe mạnh, vô bệnh, và thăng hoa về cảnh giới tinh thần. Pháp Luân Đại Pháp được đón nhận tại trên 100 quốc gia ở 5 châu lục với hơn 100 triệu người theo học. |
5 bài tập Pháp Luân Công giúp người tập rèn luyện thân thể, gồm 4 bài tập đứng và một bài thiền định (không yêu cầu kỹ thuật thở). Người tập có thể tập vào bất cứ thời gian nào và theo thứ tự nào. Số lượng bài tập phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi cá nhân.
Tu dưỡng đạo đức trong đời sống hàng ngày
Khác với những hệ thống khí công thông thường chỉ rèn luyện thân thể, Pháp Luân Đại Pháp có một bộ nguyên lý chỉ đạo người tập nâng cao, tu dưỡng đạo đức trong đời sống hàng ngày. Các bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí được trình bày trong nhiều cuốn sách, trong đó có Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân, Đại Viên Mãn Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ và Hồng Ngâm. Các tác phẩm đã được dịch thành 38 ngôn ngữ, được xuất bản và lưu truyền trên khắp thế giới.
Với bản thân người tu tập, Pháp Luân Công không chỉ là một môn khí công, mà là một môn tu luyện Phật gia thượng thừa, lấy việc đồng hoá với đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ làm căn bản, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ làm chỉ đạo, chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà tu luyện” (theo vi.falundafa.org).
Cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) gồm 9 bài giảng, được Nhà Xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc xuất bản lần đầu tiên vào ngày 4/1/1995. Trong vòng hai năm, cuốn sách đã nằm trong danh sách bán chạy nhất của Bắc Kinh (theo thống kê của Nhật Báo Tuổi trẻ Bắc Kinh). Tại Úc, cuốn sách đứng thứ 14 trong số 5.000 đầu sách bán chạy nhất, theo hãng truyền thông Úc ABC năm 2004. Đây là cuốn sách duy nhất về thực hành tu luyện đến từ phương Đông được xếp hạng trong 100 đầu sách bán chạy nhất.
Đại sư Lý Hồng Chí luôn khẳng định rằng những tài liệu học (bao gồm sách, video và audio bài giảng) đều miễn phí và có sẵn ở trên mạng.
Hơn 100 triệu người theo tập
Năm 1994, Pháp Luân Đại Pháp trở thành môn tập khí công phổ biến nhất Trung Quốc. Môn tập thu hút hàng triệu người theo học với các triết lý đạo đức toàn diện, sự đơn giản và linh hoạt trong các bài tập, cũng như lợi ích sức khỏe.
Vào tháng 4/1995, Sư phụ Lý Hồng Chí mở lớp thuyết giảng và hướng dẫn tập luyện ngoài trời ở Gothenburg, Thụy Điển. Từ đó trở đi, ngày càng nhiều người dân thế giới bắt đầu theo học Pháp Luân Đại Pháp như Úc, Pháp, Đức, Singapore, Thuỵ Sỹ, Đài Loan, Mỹ.
Tính đến năm 1996, người dân khắp Trung Quốc luyện tập Pháp Luân Đại Pháp, họ tập vào mỗi buổi sáng tại các công viên. Theo ước tính của chính quyền Trung Quốc, vào năm 1999, có khoảng 100 triệu người tập luyện Pháp Luân Đại Pháp.
https://www.youtube.com/watch?v=QqK6ZZY2Mj0
Pháp Luân Đại Pháp theo nghiên cứu của các học giả, trí thức
Theo tiến sỹ Margaret Trey (2006), Pháp Luân Đại Pháp là một hệ thống tâm linh cổ xưa, nhằm nâng cao cải thiện cả tâm, thân, trí. Đây là một môn thực hành thiền định xuất xứ từ nền văn hoá Trung Hoa truyền thống. Từ Pháp nghĩa là quy luật, Luân nghĩa là bánh xe, và Công biểu thị năng lượng hay sự chuyển động. Đại Pháp nghĩa là những Quy luật lớn. Vì thế nghĩa đen của Pháp Luân Công là tu luyện bánh xe Pháp (Pháp Luân) và Pháp Luân Đại Pháp có nghĩa là một môn tu luyện bánh xe Pháp (Pháp Luân) lớn.
Trong cuốn sách A mindful practice of Falun Gong: Meditation for Health, Wellness and Beyond, nhiều học giả phương Tây mô tả Pháp Luân Công như một môn khí công. Hầu hết, họ đồng tình rằng Pháp Luân Đại Pháp là một phương pháp tu luyện và thiền định, môn khí công Phật gia hay một tín ngưỡng tâm linh mới của Trung Quốc. David Ownby, một giáo sư lịch sử của trường đại học Montreal, Canada đã mô tả Pháp Luân Công như một nền tảng đạo đức.
Trong khi đó, hội thảo Nova Religio Falun Gong đã công nhận Pháp Luân Đại Pháp là một phong trào tôn giáo mới. Ông dành 8 bài viết trong tạp chí Alternative and Emergent Religions vào năm 2003 cho môn tập này. Một số người khác thì cho rằng Pháp Luân Đại Pháp là một phong trào văn hoá, một phong trào tâm linh thế kỷ mới. Trong khi giáo sư xã hội học ở đại học California San Diego, Richard Madsen, lại nhìn nhận Pháp Luân Công là một điều mọi người thực hành hơn là chỉ tin tưởng”. Spiegel, một nhà tư vấn nghiên cứu về nhân quyền thì cho rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn khí công, là hệ thống thiền định có thể mang đến những lợi ích về thể chất, tâm trí và tinh thần.
Theo tác giả của cuốn sách Falun Gong and the Future of China”, David Ownby, Pháp Luân Công không phải là tôn giáo. Tôn giáo ở Trung Quốc thường nói đến 5 nhóm chính (Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo và Tin lành). Thường gợi đến hình ảnh của những ngôi chùa lớn, giáo sĩ và các cuốn kinh sách.
Có phải tôn giáo không?
Thuật ngữ tôn giáo dùng để nói đến các hệ thống niềm tin/tư tưởng, liên quan đến các nghi thức, nghi lễ, phong tục, và giáo lý nhằm hỗ trợ cho việc tiếp cận, tiếp xúc, hướng đến Thần, Chúa hay các thế lực siêu nhiên. Tín ngưỡng thúc đẩy sự chuyển biến cá nhân, những trải nghiệm ý nghĩa hoặc sự truy cầu những hiểu biết hay câu trả lời cao hơn về sự sống. Vì thế thuật ngữ tín ngưỡng/tâm linh truyền tải một nội hàm rộng hơn và được nhận thức khác nhau tuỳ vào mỗi cá nhân.
Tôn giáo và tín ngưỡng có thể không mang cùng một ý nghĩa. Ví dụ, một người có thể có cả tín ngưỡng và tôn giáo, hoặc chỉ có tín ngưỡng mà không theo tôn giáo, hoặc theo tôn giáo mà không có tín ngưỡng nào. Nhưng thông thường, với nhiều người phương Tây, hai thuật ngữ này đồng nghĩa. Họ sử dụng chúng thay thế lẫn nhau. Điều này giải thích vì sao ở phương Tây, Pháp Luân Công vừa được mô tả như một thực hành tín ngưỡng vừa được hiểu là một tôn giáo mới.
Tuy nhiên, Pháp Luân Công không có chùa, đền, hội viên, nghi thức hay cơ cấu tổ chức quản lý như các tôn giáo khác. Mọi người đều tự nguyện theo tập và người tu vẫn sống, sinh hoạt và làm việc bình thường trong xã hội.
Người học Pháp Luân Đại Pháp hướng đến một trạng thái vị tha, tỉnh thức, minh triết, trong sáng trong tâm hồn và sự cân bằng. Sâu hơn còn có thể gọi là một trạng thái khoẻ mạnh thật sự về cả tinh thần và thể chất. Cuối cùng, người học khi thăng hoa về đạo đức sẽ đạt tới cảnh giới mà phương Đông gọi là giác ngộ” hay đắc Đạo”. Về hình thức, Pháp Luân Công không phải là một tôn giáo.
Tác dụng với sức khoẻ
Nhiều nhà nghiên cứu cũng tiến hành tìm hiểu khả năng trị bệnh của khí công. Họ đã phát hiện ra rằng tập khí công có khả năng khai thông các kinh mạch và huyệt đạo, giúp chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Các nhà khoa học cũng đã kiểm chứng được rằng các khí công sư có khả năng phát xuất ra năng lượng như sóng hạ âm, siêu âm, tia hồng ngoại, tử ngoại, neutron v.v… Những vật chất này phát ra nhiều hơn ở người thường đến hàng chục và thậm chí hàng trăm lần, và năng lượng này có khả năng chữa bệnh.
Một báo cáo thống kê của Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc trước năm 1999 về hiệu quả chữa bệnh của Pháp Luân Công đối với 28.571 người tập cho thấy:
- 23.619 người sau khi luyện tập đã khỏi bệnh và cơ bản bình phục, chiếm 82,7%;
- 4.616 người sau khi luyện công đạt được chuyển biến tốt, chiếm 16,2%;
- 336 học viên sau khi luyện công không chuyển biến, chiếm 1,2%.
Nói chung hiệu quả chữa bệnh lên tới 98,8%. Các loại bệnh tật liên quan rất đa dạng, bao gồm các bệnh về tiêu hóa, xương, khớp, và bệnh tim là nhiều nhất.
Pháp Luân Công tại Trung Quốc
Một đại diện đã tuyên bố với tờ U.S News and World Report rằng, Pháp Luân Công có thể giúp mỗi người tiết kiệm 1000 NDT mỗi năm cho chi phí sức khoẻ. Nếu 100 triệu người đang luyện tập, thì có nghĩa là 100 tỉ NDT chi phí y tế được tiết kiệm”.Thủ tướng Chu Dung Cơ rất vui vì điều đó”.
Theo Falun Dafa Information Center, tại hai lần Hội Sức khỏe Đông phương năm 1992 và 1993, Pháp Luân Đại Pháp đã liên tiếp đạt được các danh hiệu cao quý như ‘Minh Tinh Công phái’, ‘Giải Vàng Đặc biệt’, giải thưởng‘Thúc đẩy Tiến bộ Khoa học’, và người sáng lập là ông Lý Hồng Chí đoạt giải thưởng ‘Khí công Sư được yêu thích nhất’.
Ngày 19 tháng 07 năm 1998, Thời báo Kinh tế Trung Quốc đã đăng bài báo có tựa đề: Tôi có thể đứng dậy! Bài báo kể về câu chuyện của cô Tạ Tú Phân, một người nội trợ ở thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, bị liệt hơn 16 năm, nhưng đã có thể đi lại sau khi cô bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công.
Khác với những môn phái tu luyện khác, Pháp Luân Công thực hành trong xã hội, người tu tập vẫn kết hôn, sinh con và theo đuổi sự nghiệp. Pháp Luân Đại Pháp thúc đẩy sự chuyển biến về nội tâm người tu tập, và điều này sẽ có tác động tích cực tới thế giới bên ngoài, bởi người tu tập sẽ trở nên bao dung trong gia đình, có trách nhiệm nơi công sở và năng nổ đóng góp cho xã hội.
Năm 1993, tờ Tin tức An ninh Công cộng Nhân dân – tờ báo chính thức của Bộ An ninh Công cộng Trung Quốc, đã tôn vinh Sư phụ Lý Hồng Chí vì đóng góp của ông trong việc đề cao các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, có khả năng đẩy lùi tội phạm của người Trung Quốc, bảo vệ trật tự an ninh và nâng cao sự chân chính của xã hội”.
Tính cho đến nay Pháp Luân Công đã nhận được hơn 3.000 giải thưởng và giấy công nhận trên toàn thế giới vì những lợi ích về tinh thần, đạo đức và sức khỏe. Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập, đã 5 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Nghị viện Châu Âu đề cử cho giải thưởng Tự do Tư tưởng Sakharov. Ông được trao tặng giải Tự do Tín ngưỡng Quốc tế của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) và giải Lãnh tụ Tinh thần. Trong Danh sách 100 Thiên tài Đương đại năm 2007, ông Lý Hồng Chí được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời.
Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới
Nhiều công trình khoa học Đông – Tây chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa tâm linh, tín ngưỡng với sức khoẻ và sự tốt đẹp của con người; cụ thể là: giảm chứng trầm cảm, rối loạn, và lạm dụng chất kích thích. Tín ngưỡng còn có thể khiến một người bệnh phục hồi nhanh hơn, hạ thấp tỉ lệ tự tử, tăng thêm hi vọng và sự lạc quan, sống có mục đích và ý nghĩa, có thái độ tích cực với thế giới xung quanh và một tâm lý vững vàng hơn khi đối diện với những sự kiện không may trong cuộc sống. Cuộc thăm dò ý kiến trên Gallup chỉ ra rằng hơn 90% người Mỹ tin vào sự tồn tại của Chúa hay các giá trị phổ quát.
Nghiên cứu đầu tiên ở Ai Cập tại trường đại học Suez Canal vào năm 2010 và nghiên cứu thứ hai đến từ đại học California ở Los Angeles vào năm 2013 đã khẳng định những tác dụng tích cực và lợi ích của Pháp Luân Công.
Bảng khảo sát Australian Survey” của tiến sĩ Margaret cũng đưa ra kết luận: người tập Pháp Luân Công tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn người không theo tập. Lợi ích của Pháp Luân Công thể hiện trên người tập từ những chuyển biến nhỏ về sức khoẻ như khỏi các bệnh cảm cúm mãn tính, trầm cảm, ít căng thẳng và khổ đau hơn trong cuộc sống. Đến những tác dụng kinh ngạc như khỏi bệnh hiểm nghèo (ung thư, liệt…) hay thoát khỏi các tệ nạn xã hội như ma tuý, rượu, thuốc lá v.v.
Tính đến nay (2019), Pháp Luân Công được đón chào trên hơn 100 quốc gia và nhận được lời khen ngợi của báo giới cũng như giới tri thức và chính phủ các nước.
Thế giới nói gì về Pháp Luân Đại Pháp?
Mark Palmer, Cựu đại sứ Hoa Kỳ từng phát biểu: Pháp Luân Công, theo đánh giá của tôi, là phong trào tâm linh vĩ đại nhất châu Á ngày nay. Không gì có thể so sánh với môn tập trên phương diện lòng can đảm và tính trọng yếu”.
Bác sỹ JingDuan Yang chia sẻ: Pháp Luân Công lấy cơ sở trị bệnh ở khía cạnh năng lượng. Tìm đến gốc bệnh thông qua việc điều trị tâm trí và thể chất”.
Thủ tướng Canada Stephen Harper đã viết trong một lá thư chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới năm 2014, khi ông còn đương chức: Hàng triệu người trên thế giới đã được hưởng lợi ích từ các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Bằng việc thúc đẩy các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, môn tập này đã được công chúng tiếp nhận tại Canada. Tôi khen ngợi Pháp Luân Đại Pháp tại Canada vì chia sẻ nguyên lý này với người dân Canada.
Pháp Luân Đại Pháp là một môn tập đem lại sức khỏe và nội tâm an hòa cho hàng triệu người trên khắp thế giới, trích Nghị quyết 1432 của Thượng viện New York chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017.
Bất kỳ ai cũng có thể tập Pháp Luân Công, từ trẻ nhỏ, thanh niên, trung niên tới các bậc lão niên, từ sinh viên đến doanh nhân, nội trợ, bác sỹ hay giảng viên đại học.
“Họ đến từ mọi giai tầng xã hội, mọi lứa tuổi, mọi nguồn gốc văn hóa, mọi trình độ học vấn. Tôi thấy họ là một nhóm người tuyệt vời, cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour bình luận tại Hội nghị Bàn tròn 2017, sau khi cho biết ông đã gặp các học viên Pháp Luân Công từ khoảng 50 quốc gia hoặc thậm chí nhiều hơn.
Nhiều người nổi tiếng tham gia tập Pháp Luân Công
Nhiều người nổi tiếng, có địa vị xã hội cũng tham gia tập luyện Pháp Luân Công như:
- Bác sỹ Damon Noto, người từng 5 lần giành Giải thưởng Sự lựa chọn của Bệnh nhân, Giải thưởng Bác sỹ Nhân hậu và Giải thưởng Top 10 Bác sỹ ở New York và New Jersey;
- Doanh nhân Vasilios Zouponidis – CEO của công ty truyền thông Thụy Điển Sales Competence;
- Hoa hậu Thế giới Canada 2015-2016 Anastasia Lin;
- Ca sỹ Phần Lan Anna Kokkonen
- Nhạc sỹ Tony Chen
- Tay trống Sterling Campbell
- Cựu vận động viên Olympic của Cộng hòa Latvia – Martins Rubenis
- Cựu người mẫu, sau đó trở thành nhà quản lý tài năng Mark Luburic v.v.
Tuy nhiên, sau 7 năm Pháp Luân Đại Pháp phổ truyền tại Trung Quốc, vào ngày 20/7/1999, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, giới truyền thông Trung Quốc chính thức công bố cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc.
Lực lượng an ninh đến tận nhà bắt hàng trăm học viên. Các học viên bất chấp lệnh cấm hoặc kháng nghị với chính quyền đều bị đưa vào trại tạm giam hoặc bị kết thêm án tù, đưa vào các trại lao động. Từ đó, số lượng người theo tập tại Trung Quốc sụt giảm đáng kể và Pháp Luân Công trở thành một cái tên nhạy cảm ít người Trung Quốc dám nhắc đến.
Thực tế, Pháp Luân Công đã từng được chào đón nồng nhiệt tại Trung Quốc và vẫn đang được các quốc gia trên thế giới ủng hộ. Vậy tại sao Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc và cơ sở nào khiến cuộc đàn áp diễn ra đến nay đã 20 năm mà chưa kết thúc? Đây là vấn đề mà báo giới, các nhà nghiên cứu, học giả, chính phủ các quốc gia tốn không ít giấy mực.
- Vì sao ĐCSTQ muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P2): Âm mưu, thủ đoạn và tội ác
Minh Anh
Những câu chuyện về Pháp Luân Công tại Việt Nam:
|
Nguồn tham khảo:
- Minh Huệ Website (2019), Cuốn sách Chuyển Pháp Luân:
http://vn.minghui.org/news/1198-cuon-chuyen-phap-luan-la-mot-trong-nhung-cuon-sach-pho-bien-nhat-uc-dai-loi.html - Falun Dafa Information Center (2019): https://faluninfo.net/what-is-falun-gong-2/
- Falun Dafa Information Center (2015). FalunGong:Timeline. https://faluninfo.net/falun-gong-timeline/
- Victims & Numbers (2/4) The Coalition Roundtable, End Transplant Abuse, phút 5:20,https://www.youtube.com/embed/6oztKTe3kLk
- Minh Huệ Website (2004), Quá trình phát triển của Pháp Luân Công:
http://vn.minghui.org/news/50061-hanh-trinh-cua-phap-luan-dai-phap-mot-con-duong-tuoi-sang-nhung-gian-kho.html - Minh Huệ Website (2011), Pháp Luân Công và những lợi ích sức khoẻ.
http://vn.minghui.org/news/21444-phap-luan-cong-va-nhung-loi-ich-suc-khoe.html - Margaret Trey (2006), A mindful practice of Falun Gong: Meditation for Health, Wellness and Beyond, Turquoise Publishing Inc, USA (https://www.amazon.com/Mindful-Practice-Falun-Gong-Meditation/dp/0997228105)
- David Ownby (2008), Falun Gong and the Future of China, Oxford University Press, USA
(https://books.google.com.vn/books?id=Bwqkwx4SWS0C&printsec=frontcover&dq=ownby+falun&client=firefox-a&cd=1&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false) - Falun Dafa Website, Các bài công pháp và sách Chuyển Pháp Luân: http://vi.falundafa.org/
- Kilgour David (2013). International efforts to stop forced organ harvesting from Falun Gong in China. http://www.stoporganharvesting.
- Nania, John. (2013). Falun Gong, Popular and Serene. http://www.theepochtimes.com/n3/21898-falun-gong- popular-and-serene/
- Bendig, B. W. (2013). Cognitive and Physiological Effects of Falun Gong Qigong. Un- published Dissertation, University of California, Los Angeles, US.
- Yahiya, A. P. D. H. N. (2010). Effectiveness of the Falun Dafa exercises on some psychological skills, and the level of performance in the sport of judo. Procedia Social and Behavioral Sciences, 5, 2394–2397. doi:10.1016/j.sbspro.2010.07.469
?
Xem thêm Vì sao ĐCS Trung Quốc muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P1): Pháp Luân Công là gì?
Pháp Luân Công là gì? Tại sao chính quyền Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công? Ý kiến của các học giả, trí thức trên thế giới về Pháp Luân Đại Pháp.
Thảm sát Thiên An Môn, Tân Cương, Hồng Kông v.v. là những sự kiện chấn động thế giới. Nhưng chưa có cuộc đàn áp nào trong lịch sử của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại đẫm máu như đàn áp Pháp Luân Công.
- Vì sao ĐCSTQ muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P2): Âm mưu, thủ đoạn và tội ác
Vậy Pháp Luân Công là gì?
Vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại Trung Quốc, phong trào tập khí công phát triển mạnh mẽ rồi đến cao trào. Thời đó ở Trung Quốc ai cũng biết về khí công ở các mức độ khác nhau và hầu như gia đình nào cũng có người tập.
Theo trang Falun Dafa Information Center, ngày 13/5/1992, tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc, Đại sư Lý Hồng Chí đã giới thiệu Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) ra công chúng dưới hình thức một loại khí công. Trong hai năm tiếp theo, Sư phụ Lý Hồng Chí đi khắp Trung Quốc tổ chức tổng cộng 54 lớp học. Mỗi lớp kéo dài từ 8 đến 10 ngày, dạy các nguyên lý và phương pháp tập luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là một môn khí công tu luyện cổ truyền theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Môn này gồm bộ phận TU tâm tính theo tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn; và LUYỆN 5 bài công pháp nhẹ nhàng, trong đó có một bài thiền định. Thông qua việc vừa tu, vừa luyện, học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể đạt đến trạng thái thân thể khỏe mạnh, vô bệnh, và thăng hoa về cảnh giới tinh thần. Pháp Luân Đại Pháp được đón nhận tại trên 100 quốc gia ở 5 châu lục với hơn 100 triệu người theo học. |
5 bài tập Pháp Luân Công giúp người tập rèn luyện thân thể, gồm 4 bài tập đứng và một bài thiền định (không yêu cầu kỹ thuật thở). Người tập có thể tập vào bất cứ thời gian nào và theo thứ tự nào. Số lượng bài tập phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi cá nhân.
Tu dưỡng đạo đức trong đời sống hàng ngày
Khác với những hệ thống khí công thông thường chỉ rèn luyện thân thể, Pháp Luân Đại Pháp có một bộ nguyên lý chỉ đạo người tập nâng cao, tu dưỡng đạo đức trong đời sống hàng ngày. Các bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí được trình bày trong nhiều cuốn sách, trong đó có Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân, Đại Viên Mãn Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ và Hồng Ngâm. Các tác phẩm đã được dịch thành 38 ngôn ngữ, được xuất bản và lưu truyền trên khắp thế giới.
Với bản thân người tu tập, Pháp Luân Công không chỉ là một môn khí công, mà là một môn tu luyện Phật gia thượng thừa, lấy việc đồng hoá với đặc tính Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ làm căn bản, lấy đặc tính tối cao của vũ trụ làm chỉ đạo, chiểu theo nguyên lý diễn hoá của vũ trụ mà tu luyện” (theo vi.falundafa.org).
Cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) gồm 9 bài giảng, được Nhà Xuất bản Phát thanh và Truyền hình Trung Quốc xuất bản lần đầu tiên vào ngày 4/1/1995. Trong vòng hai năm, cuốn sách đã nằm trong danh sách bán chạy nhất của Bắc Kinh (theo thống kê của Nhật Báo Tuổi trẻ Bắc Kinh). Tại Úc, cuốn sách đứng thứ 14 trong số 5.000 đầu sách bán chạy nhất, theo hãng truyền thông Úc ABC năm 2004. Đây là cuốn sách duy nhất về thực hành tu luyện đến từ phương Đông được xếp hạng trong 100 đầu sách bán chạy nhất.
Đại sư Lý Hồng Chí luôn khẳng định rằng những tài liệu học (bao gồm sách, video và audio bài giảng) đều miễn phí và có sẵn ở trên mạng.
Hơn 100 triệu người theo tập
Năm 1994, Pháp Luân Đại Pháp trở thành môn tập khí công phổ biến nhất Trung Quốc. Môn tập thu hút hàng triệu người theo học với các triết lý đạo đức toàn diện, sự đơn giản và linh hoạt trong các bài tập, cũng như lợi ích sức khỏe.
Vào tháng 4/1995, Sư phụ Lý Hồng Chí mở lớp thuyết giảng và hướng dẫn tập luyện ngoài trời ở Gothenburg, Thụy Điển. Từ đó trở đi, ngày càng nhiều người dân thế giới bắt đầu theo học Pháp Luân Đại Pháp như Úc, Pháp, Đức, Singapore, Thuỵ Sỹ, Đài Loan, Mỹ.
Tính đến năm 1996, người dân khắp Trung Quốc luyện tập Pháp Luân Đại Pháp, họ tập vào mỗi buổi sáng tại các công viên. Theo ước tính của chính quyền Trung Quốc, vào năm 1999, có khoảng 100 triệu người tập luyện Pháp Luân Đại Pháp.
https://www.youtube.com/watch?v=QqK6ZZY2Mj0
Pháp Luân Đại Pháp theo nghiên cứu của các học giả, trí thức
Theo tiến sỹ Margaret Trey (2006), Pháp Luân Đại Pháp là một hệ thống tâm linh cổ xưa, nhằm nâng cao cải thiện cả tâm, thân, trí. Đây là một môn thực hành thiền định xuất xứ từ nền văn hoá Trung Hoa truyền thống. Từ Pháp nghĩa là quy luật, Luân nghĩa là bánh xe, và Công biểu thị năng lượng hay sự chuyển động. Đại Pháp nghĩa là những Quy luật lớn. Vì thế nghĩa đen của Pháp Luân Công là tu luyện bánh xe Pháp (Pháp Luân) và Pháp Luân Đại Pháp có nghĩa là một môn tu luyện bánh xe Pháp (Pháp Luân) lớn.
Trong cuốn sách A mindful practice of Falun Gong: Meditation for Health, Wellness and Beyond, nhiều học giả phương Tây mô tả Pháp Luân Công như một môn khí công. Hầu hết, họ đồng tình rằng Pháp Luân Đại Pháp là một phương pháp tu luyện và thiền định, môn khí công Phật gia hay một tín ngưỡng tâm linh mới của Trung Quốc. David Ownby, một giáo sư lịch sử của trường đại học Montreal, Canada đã mô tả Pháp Luân Công như một nền tảng đạo đức.
Trong khi đó, hội thảo Nova Religio Falun Gong đã công nhận Pháp Luân Đại Pháp là một phong trào tôn giáo mới. Ông dành 8 bài viết trong tạp chí Alternative and Emergent Religions vào năm 2003 cho môn tập này. Một số người khác thì cho rằng Pháp Luân Đại Pháp là một phong trào văn hoá, một phong trào tâm linh thế kỷ mới. Trong khi giáo sư xã hội học ở đại học California San Diego, Richard Madsen, lại nhìn nhận Pháp Luân Công là một điều mọi người thực hành hơn là chỉ tin tưởng”. Spiegel, một nhà tư vấn nghiên cứu về nhân quyền thì cho rằng Pháp Luân Đại Pháp là một môn khí công, là hệ thống thiền định có thể mang đến những lợi ích về thể chất, tâm trí và tinh thần.
Theo tác giả của cuốn sách Falun Gong and the Future of China”, David Ownby, Pháp Luân Công không phải là tôn giáo. Tôn giáo ở Trung Quốc thường nói đến 5 nhóm chính (Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo và Tin lành). Thường gợi đến hình ảnh của những ngôi chùa lớn, giáo sĩ và các cuốn kinh sách.
Có phải tôn giáo không?
Thuật ngữ tôn giáo dùng để nói đến các hệ thống niềm tin/tư tưởng, liên quan đến các nghi thức, nghi lễ, phong tục, và giáo lý nhằm hỗ trợ cho việc tiếp cận, tiếp xúc, hướng đến Thần, Chúa hay các thế lực siêu nhiên. Tín ngưỡng thúc đẩy sự chuyển biến cá nhân, những trải nghiệm ý nghĩa hoặc sự truy cầu những hiểu biết hay câu trả lời cao hơn về sự sống. Vì thế thuật ngữ tín ngưỡng/tâm linh truyền tải một nội hàm rộng hơn và được nhận thức khác nhau tuỳ vào mỗi cá nhân.
Tôn giáo và tín ngưỡng có thể không mang cùng một ý nghĩa. Ví dụ, một người có thể có cả tín ngưỡng và tôn giáo, hoặc chỉ có tín ngưỡng mà không theo tôn giáo, hoặc theo tôn giáo mà không có tín ngưỡng nào. Nhưng thông thường, với nhiều người phương Tây, hai thuật ngữ này đồng nghĩa. Họ sử dụng chúng thay thế lẫn nhau. Điều này giải thích vì sao ở phương Tây, Pháp Luân Công vừa được mô tả như một thực hành tín ngưỡng vừa được hiểu là một tôn giáo mới.
Tuy nhiên, Pháp Luân Công không có chùa, đền, hội viên, nghi thức hay cơ cấu tổ chức quản lý như các tôn giáo khác. Mọi người đều tự nguyện theo tập và người tu vẫn sống, sinh hoạt và làm việc bình thường trong xã hội.
Người học Pháp Luân Đại Pháp hướng đến một trạng thái vị tha, tỉnh thức, minh triết, trong sáng trong tâm hồn và sự cân bằng. Sâu hơn còn có thể gọi là một trạng thái khoẻ mạnh thật sự về cả tinh thần và thể chất. Cuối cùng, người học khi thăng hoa về đạo đức sẽ đạt tới cảnh giới mà phương Đông gọi là giác ngộ” hay đắc Đạo”. Về hình thức, Pháp Luân Công không phải là một tôn giáo.
Tác dụng với sức khoẻ
Nhiều nhà nghiên cứu cũng tiến hành tìm hiểu khả năng trị bệnh của khí công. Họ đã phát hiện ra rằng tập khí công có khả năng khai thông các kinh mạch và huyệt đạo, giúp chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Các nhà khoa học cũng đã kiểm chứng được rằng các khí công sư có khả năng phát xuất ra năng lượng như sóng hạ âm, siêu âm, tia hồng ngoại, tử ngoại, neutron v.v… Những vật chất này phát ra nhiều hơn ở người thường đến hàng chục và thậm chí hàng trăm lần, và năng lượng này có khả năng chữa bệnh.
Một báo cáo thống kê của Ủy ban Thể thao Quốc gia Trung Quốc trước năm 1999 về hiệu quả chữa bệnh của Pháp Luân Công đối với 28.571 người tập cho thấy:
- 23.619 người sau khi luyện tập đã khỏi bệnh và cơ bản bình phục, chiếm 82,7%;
- 4.616 người sau khi luyện công đạt được chuyển biến tốt, chiếm 16,2%;
- 336 học viên sau khi luyện công không chuyển biến, chiếm 1,2%.
Nói chung hiệu quả chữa bệnh lên tới 98,8%. Các loại bệnh tật liên quan rất đa dạng, bao gồm các bệnh về tiêu hóa, xương, khớp, và bệnh tim là nhiều nhất.
Pháp Luân Công tại Trung Quốc
Một đại diện đã tuyên bố với tờ U.S News and World Report rằng, Pháp Luân Công có thể giúp mỗi người tiết kiệm 1000 NDT mỗi năm cho chi phí sức khoẻ. Nếu 100 triệu người đang luyện tập, thì có nghĩa là 100 tỉ NDT chi phí y tế được tiết kiệm”.Thủ tướng Chu Dung Cơ rất vui vì điều đó”.
Theo Falun Dafa Information Center, tại hai lần Hội Sức khỏe Đông phương năm 1992 và 1993, Pháp Luân Đại Pháp đã liên tiếp đạt được các danh hiệu cao quý như ‘Minh Tinh Công phái’, ‘Giải Vàng Đặc biệt’, giải thưởng‘Thúc đẩy Tiến bộ Khoa học’, và người sáng lập là ông Lý Hồng Chí đoạt giải thưởng ‘Khí công Sư được yêu thích nhất’.
Ngày 19 tháng 07 năm 1998, Thời báo Kinh tế Trung Quốc đã đăng bài báo có tựa đề: Tôi có thể đứng dậy! Bài báo kể về câu chuyện của cô Tạ Tú Phân, một người nội trợ ở thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, bị liệt hơn 16 năm, nhưng đã có thể đi lại sau khi cô bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công.
Khác với những môn phái tu luyện khác, Pháp Luân Công thực hành trong xã hội, người tu tập vẫn kết hôn, sinh con và theo đuổi sự nghiệp. Pháp Luân Đại Pháp thúc đẩy sự chuyển biến về nội tâm người tu tập, và điều này sẽ có tác động tích cực tới thế giới bên ngoài, bởi người tu tập sẽ trở nên bao dung trong gia đình, có trách nhiệm nơi công sở và năng nổ đóng góp cho xã hội.
Năm 1993, tờ Tin tức An ninh Công cộng Nhân dân – tờ báo chính thức của Bộ An ninh Công cộng Trung Quốc, đã tôn vinh Sư phụ Lý Hồng Chí vì đóng góp của ông trong việc đề cao các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, có khả năng đẩy lùi tội phạm của người Trung Quốc, bảo vệ trật tự an ninh và nâng cao sự chân chính của xã hội”.
Tính cho đến nay Pháp Luân Công đã nhận được hơn 3.000 giải thưởng và giấy công nhận trên toàn thế giới vì những lợi ích về tinh thần, đạo đức và sức khỏe. Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập, đã 5 lần được đề cử giải Nobel Hòa bình và được Nghị viện Châu Âu đề cử cho giải thưởng Tự do Tư tưởng Sakharov. Ông được trao tặng giải Tự do Tín ngưỡng Quốc tế của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) và giải Lãnh tụ Tinh thần. Trong Danh sách 100 Thiên tài Đương đại năm 2007, ông Lý Hồng Chí được xếp hạng thứ 12, là người Hoa có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới đương thời.
Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới
Nhiều công trình khoa học Đông – Tây chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa tâm linh, tín ngưỡng với sức khoẻ và sự tốt đẹp của con người; cụ thể là: giảm chứng trầm cảm, rối loạn, và lạm dụng chất kích thích. Tín ngưỡng còn có thể khiến một người bệnh phục hồi nhanh hơn, hạ thấp tỉ lệ tự tử, tăng thêm hi vọng và sự lạc quan, sống có mục đích và ý nghĩa, có thái độ tích cực với thế giới xung quanh và một tâm lý vững vàng hơn khi đối diện với những sự kiện không may trong cuộc sống. Cuộc thăm dò ý kiến trên Gallup chỉ ra rằng hơn 90% người Mỹ tin vào sự tồn tại của Chúa hay các giá trị phổ quát.
Nghiên cứu đầu tiên ở Ai Cập tại trường đại học Suez Canal vào năm 2010 và nghiên cứu thứ hai đến từ đại học California ở Los Angeles vào năm 2013 đã khẳng định những tác dụng tích cực và lợi ích của Pháp Luân Công.
Bảng khảo sát Australian Survey” của tiến sĩ Margaret cũng đưa ra kết luận: người tập Pháp Luân Công tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn người không theo tập. Lợi ích của Pháp Luân Công thể hiện trên người tập từ những chuyển biến nhỏ về sức khoẻ như khỏi các bệnh cảm cúm mãn tính, trầm cảm, ít căng thẳng và khổ đau hơn trong cuộc sống. Đến những tác dụng kinh ngạc như khỏi bệnh hiểm nghèo (ung thư, liệt…) hay thoát khỏi các tệ nạn xã hội như ma tuý, rượu, thuốc lá v.v.
Tính đến nay (2019), Pháp Luân Công được đón chào trên hơn 100 quốc gia và nhận được lời khen ngợi của báo giới cũng như giới tri thức và chính phủ các nước.
Thế giới nói gì về Pháp Luân Đại Pháp?
Mark Palmer, Cựu đại sứ Hoa Kỳ từng phát biểu: Pháp Luân Công, theo đánh giá của tôi, là phong trào tâm linh vĩ đại nhất châu Á ngày nay. Không gì có thể so sánh với môn tập trên phương diện lòng can đảm và tính trọng yếu”.
Bác sỹ JingDuan Yang chia sẻ: Pháp Luân Công lấy cơ sở trị bệnh ở khía cạnh năng lượng. Tìm đến gốc bệnh thông qua việc điều trị tâm trí và thể chất”.
Thủ tướng Canada Stephen Harper đã viết trong một lá thư chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới năm 2014, khi ông còn đương chức: Hàng triệu người trên thế giới đã được hưởng lợi ích từ các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Bằng việc thúc đẩy các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, môn tập này đã được công chúng tiếp nhận tại Canada. Tôi khen ngợi Pháp Luân Đại Pháp tại Canada vì chia sẻ nguyên lý này với người dân Canada.
Pháp Luân Đại Pháp là một môn tập đem lại sức khỏe và nội tâm an hòa cho hàng triệu người trên khắp thế giới, trích Nghị quyết 1432 của Thượng viện New York chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới 2017.
Bất kỳ ai cũng có thể tập Pháp Luân Công, từ trẻ nhỏ, thanh niên, trung niên tới các bậc lão niên, từ sinh viên đến doanh nhân, nội trợ, bác sỹ hay giảng viên đại học.
“Họ đến từ mọi giai tầng xã hội, mọi lứa tuổi, mọi nguồn gốc văn hóa, mọi trình độ học vấn. Tôi thấy họ là một nhóm người tuyệt vời, cựu Quốc vụ khanh Canada David Kilgour bình luận tại Hội nghị Bàn tròn 2017, sau khi cho biết ông đã gặp các học viên Pháp Luân Công từ khoảng 50 quốc gia hoặc thậm chí nhiều hơn.
Nhiều người nổi tiếng tham gia tập Pháp Luân Công
Nhiều người nổi tiếng, có địa vị xã hội cũng tham gia tập luyện Pháp Luân Công như:
- Bác sỹ Damon Noto, người từng 5 lần giành Giải thưởng Sự lựa chọn của Bệnh nhân, Giải thưởng Bác sỹ Nhân hậu và Giải thưởng Top 10 Bác sỹ ở New York và New Jersey;
- Doanh nhân Vasilios Zouponidis – CEO của công ty truyền thông Thụy Điển Sales Competence;
- Hoa hậu Thế giới Canada 2015-2016 Anastasia Lin;
- Ca sỹ Phần Lan Anna Kokkonen
- Nhạc sỹ Tony Chen
- Tay trống Sterling Campbell
- Cựu vận động viên Olympic của Cộng hòa Latvia – Martins Rubenis
- Cựu người mẫu, sau đó trở thành nhà quản lý tài năng Mark Luburic v.v.
Tuy nhiên, sau 7 năm Pháp Luân Đại Pháp phổ truyền tại Trung Quốc, vào ngày 20/7/1999, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, giới truyền thông Trung Quốc chính thức công bố cuộc đàn áp Pháp Luân Công trên phạm vi toàn quốc.
Lực lượng an ninh đến tận nhà bắt hàng trăm học viên. Các học viên bất chấp lệnh cấm hoặc kháng nghị với chính quyền đều bị đưa vào trại tạm giam hoặc bị kết thêm án tù, đưa vào các trại lao động. Từ đó, số lượng người theo tập tại Trung Quốc sụt giảm đáng kể và Pháp Luân Công trở thành một cái tên nhạy cảm ít người Trung Quốc dám nhắc đến.
Thực tế, Pháp Luân Công đã từng được chào đón nồng nhiệt tại Trung Quốc và vẫn đang được các quốc gia trên thế giới ủng hộ. Vậy tại sao Pháp Luân Công bị đàn áp tại Trung Quốc và cơ sở nào khiến cuộc đàn áp diễn ra đến nay đã 20 năm mà chưa kết thúc? Đây là vấn đề mà báo giới, các nhà nghiên cứu, học giả, chính phủ các quốc gia tốn không ít giấy mực.
- Vì sao ĐCSTQ muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P2): Âm mưu, thủ đoạn và tội ác
Minh Anh
Những câu chuyện về Pháp Luân Công tại Việt Nam:
|
Nguồn tham khảo:
- Minh Huệ Website (2019), Cuốn sách Chuyển Pháp Luân:
http://vn.minghui.org/news/1198-cuon-chuyen-phap-luan-la-mot-trong-nhung-cuon-sach-pho-bien-nhat-uc-dai-loi.html - Falun Dafa Information Center (2019): https://faluninfo.net/what-is-falun-gong-2/
- Falun Dafa Information Center (2015). FalunGong:Timeline. https://faluninfo.net/falun-gong-timeline/
- Victims & Numbers (2/4) The Coalition Roundtable, End Transplant Abuse, phút 5:20,https://www.youtube.com/embed/6oztKTe3kLk
- Minh Huệ Website (2004), Quá trình phát triển của Pháp Luân Công:
http://vn.minghui.org/news/50061-hanh-trinh-cua-phap-luan-dai-phap-mot-con-duong-tuoi-sang-nhung-gian-kho.html - Minh Huệ Website (2011), Pháp Luân Công và những lợi ích sức khoẻ.
http://vn.minghui.org/news/21444-phap-luan-cong-va-nhung-loi-ich-suc-khoe.html - Margaret Trey (2006), A mindful practice of Falun Gong: Meditation for Health, Wellness and Beyond, Turquoise Publishing Inc, USA (https://www.amazon.com/Mindful-Practice-Falun-Gong-Meditation/dp/0997228105)
- David Ownby (2008), Falun Gong and the Future of China, Oxford University Press, USA
(https://books.google.com.vn/books?id=Bwqkwx4SWS0C&printsec=frontcover&dq=ownby+falun&client=firefox-a&cd=1&redir_esc=y#v=onepage&q&f=false) - Falun Dafa Website, Các bài công pháp và sách Chuyển Pháp Luân: http://vi.falundafa.org/
- Kilgour David (2013). International efforts to stop forced organ harvesting from Falun Gong in China. http://www.stoporganharvesting.
- Nania, John. (2013). Falun Gong, Popular and Serene. http://www.theepochtimes.com/n3/21898-falun-gong- popular-and-serene/
- Bendig, B. W. (2013). Cognitive and Physiological Effects of Falun Gong Qigong. Un- published Dissertation, University of California, Los Angeles, US.
- Yahiya, A. P. D. H. N. (2010). Effectiveness of the Falun Dafa exercises on some psychological skills, and the level of performance in the sport of judo. Procedia Social and Behavioral Sciences, 5, 2394–2397. doi:10.1016/j.sbspro.2010.07.469
?