Kiến thức

Vì sao một số người lại thích uống rượu?

Cùng Hoàng Thùy Chi About tìm hiểu Vì sao một số người lại thích uống rượu?

Câu hỏi này dường như tạo ra một cuộc tranh cãi không hồi kết thay vì một đáp án chính xác.

Rượu đôi khi làm chúng ta cảm thấy tốt hơn. Nó là “chất bôi trơn” trong các mối quan hệ xã hội, và có thể đối với nhiều người, rượu có cái ngon riêng của nó. Tuy nhiên, những lý do này vẫn chưa đủ để giải thích vì sao não của chúng ta đã tiến hóa để cảm thấy “yêu ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên” đối với thức uống có cồn, ít nhất là theo Robert Dudley, giáo sư sinh học tại Đại học California, Berkeley (Mỹ).

Ông chính là người đã đưa ra giả thuyết “khỉ say”, nhằm đặt rượu vào quá trình tiến hóa của con người. Trong một bài báo được xuất bản năm 2004, giáo sư Dudley cho rằng đằng sau hành vi tiêu thụ rượu của người hiện đại và đôi khi lạm dụng quá mức, tồn tại một cơ chế sinh học có thể bắt ngồn từ thói quen ăn trái cây của tổ tiên chúng ta – loài linh trưởng.

Sự phát triển của hương vị rượu

Đường trong trái cây, ngũ cốc và mật hoa sau cùng đều chuyển thành ethanol nhờ nấm men, sau một quá trình tự nhiên được gọi là lên men. Dựa trên dư lượng hóa chất còn tồn đọng trong các bình gốm, các nhà khảo cổ học cho rằng con người bắt đầu cho lên men mật ong, gạo và trái cây để sản xuất đồ uống từ 9.000 năm trước.

Sở thích liên quan đến rượu có thể đã phát triển từ hàng chục triệu năm trước ở tổ tiên chúng ta.
Sở thích liên quan đến rượu có thể đã phát triển từ hàng chục triệu năm trước ở tổ tiên chúng ta.

Tuy nhiên, có lẽ đó vẫn không phải là lần đầu tiên con người tiếp xúc với rượu. Dudley cho rằng sở thích liên quan đến rượu có thể đã phát triển từ hàng chục triệu năm trước ở tổ tiên chúng ta, sống sót chủ yếu dựa vào trái cây.Khi quả chín, chất cồn sẽ được tạo ra nhiều hơn bởi các loại nấm men. Và khi chín quá mức, thành phần ethanol trong nó có thể lên đến 8%, trong khi hàm lượng ethanol trong quả chín thông thường không quá 1%.

Theo lý thuyết của Dudley, ở những khu rừng nhiệt đới, việc tìm thấy trái cây khá khó khăn. Tuy nhiên, hương thơm của chất cồn từ trái cây chín có thể lan đi xa, giúp các loài linh trưởng có thể tìm thấy thức ăn. Từ đó, khả năng bị thu hút bởi hương thơm của ethanol từ quả chín có thể đã tiến hóa, tạo điều kiện cho các loài linh trưởng tìm thức ăn dễ dàng hơn. Việc này bên cạnh đó cũng hữu ích cho thực vật, bởi những loài linh trưởng lúc bấy giờ cũng sẽ phân tán hạt của quả đi đến nhiều nơi khác.

Ngoài ra, Dudley cho rằng khi tiêu hóa, rượu cũng sẽ kích thích quá trình ăn uống, giúp linh trưởng có thể “nuốt chửng thức ăn trước khi nó bị đánh cắp bởi những con khác”. Cho đến ngày nay, con người vẫn sử dụng cái gọi là rượu khai vị để kích thích sự thèm ăn, giúp cho bữa ăn chính trở nên hấp dẫn hơn.

Vấn đề của thức uống có cồn ngày nay

Lãng phí trái cây lên men có là là điều rất hiếm xảy ra với động vật linh trưởng, bởi tỷ lệ cồn có trong chúng không dồi dào như ngày nay. Trong một nghiên cứu, giáo sư Dudley nhận thấy nồng độ cồn trung bình trong mỗi trái chà là vào khoảng 0,9%. Trong khi đó, hầu hết các loại bia ngày nay đều có nồng độ 4% hoặc 14% đối với rượu mạnh, và đây chính là vấn đề của con người với thức uống có cồn.

Cơ thể con người trải qua quá trình tiến hóa để có thể tiêu thụ một lượng rất ít rượu, nhưng ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới mà đồ uống có cồn có thể được tạo ra với nồng độ tùy thích và gần như không có giới hạn.

Xem thêm Vì sao một số người lại thích uống rượu?

Câu hỏi này dường như tạo ra một cuộc tranh cãi không hồi kết thay vì một đáp án chính xác.

Rượu đôi khi làm chúng ta cảm thấy tốt hơn. Nó là “chất bôi trơn” trong các mối quan hệ xã hội, và có thể đối với nhiều người, rượu có cái ngon riêng của nó. Tuy nhiên, những lý do này vẫn chưa đủ để giải thích vì sao não của chúng ta đã tiến hóa để cảm thấy “yêu ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên” đối với thức uống có cồn, ít nhất là theo Robert Dudley, giáo sư sinh học tại Đại học California, Berkeley (Mỹ).

Ông chính là người đã đưa ra giả thuyết “khỉ say”, nhằm đặt rượu vào quá trình tiến hóa của con người. Trong một bài báo được xuất bản năm 2004, giáo sư Dudley cho rằng đằng sau hành vi tiêu thụ rượu của người hiện đại và đôi khi lạm dụng quá mức, tồn tại một cơ chế sinh học có thể bắt ngồn từ thói quen ăn trái cây của tổ tiên chúng ta – loài linh trưởng.

Sự phát triển của hương vị rượu

Đường trong trái cây, ngũ cốc và mật hoa sau cùng đều chuyển thành ethanol nhờ nấm men, sau một quá trình tự nhiên được gọi là lên men. Dựa trên dư lượng hóa chất còn tồn đọng trong các bình gốm, các nhà khảo cổ học cho rằng con người bắt đầu cho lên men mật ong, gạo và trái cây để sản xuất đồ uống từ 9.000 năm trước.

Sở thích liên quan đến rượu có thể đã phát triển từ hàng chục triệu năm trước ở tổ tiên chúng ta.
Sở thích liên quan đến rượu có thể đã phát triển từ hàng chục triệu năm trước ở tổ tiên chúng ta.

Tuy nhiên, có lẽ đó vẫn không phải là lần đầu tiên con người tiếp xúc với rượu. Dudley cho rằng sở thích liên quan đến rượu có thể đã phát triển từ hàng chục triệu năm trước ở tổ tiên chúng ta, sống sót chủ yếu dựa vào trái cây.Khi quả chín, chất cồn sẽ được tạo ra nhiều hơn bởi các loại nấm men. Và khi chín quá mức, thành phần ethanol trong nó có thể lên đến 8%, trong khi hàm lượng ethanol trong quả chín thông thường không quá 1%.

Theo lý thuyết của Dudley, ở những khu rừng nhiệt đới, việc tìm thấy trái cây khá khó khăn. Tuy nhiên, hương thơm của chất cồn từ trái cây chín có thể lan đi xa, giúp các loài linh trưởng có thể tìm thấy thức ăn. Từ đó, khả năng bị thu hút bởi hương thơm của ethanol từ quả chín có thể đã tiến hóa, tạo điều kiện cho các loài linh trưởng tìm thức ăn dễ dàng hơn. Việc này bên cạnh đó cũng hữu ích cho thực vật, bởi những loài linh trưởng lúc bấy giờ cũng sẽ phân tán hạt của quả đi đến nhiều nơi khác.

Ngoài ra, Dudley cho rằng khi tiêu hóa, rượu cũng sẽ kích thích quá trình ăn uống, giúp linh trưởng có thể “nuốt chửng thức ăn trước khi nó bị đánh cắp bởi những con khác”. Cho đến ngày nay, con người vẫn sử dụng cái gọi là rượu khai vị để kích thích sự thèm ăn, giúp cho bữa ăn chính trở nên hấp dẫn hơn.

Vấn đề của thức uống có cồn ngày nay

Lãng phí trái cây lên men có là là điều rất hiếm xảy ra với động vật linh trưởng, bởi tỷ lệ cồn có trong chúng không dồi dào như ngày nay. Trong một nghiên cứu, giáo sư Dudley nhận thấy nồng độ cồn trung bình trong mỗi trái chà là vào khoảng 0,9%. Trong khi đó, hầu hết các loại bia ngày nay đều có nồng độ 4% hoặc 14% đối với rượu mạnh, và đây chính là vấn đề của con người với thức uống có cồn.

Cơ thể con người trải qua quá trình tiến hóa để có thể tiêu thụ một lượng rất ít rượu, nhưng ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới mà đồ uống có cồn có thể được tạo ra với nồng độ tùy thích và gần như không có giới hạn.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button