Giáo dục

Bài luyện tập trang 15 SGK Ngữ văn 12 tập 2

Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 15 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập Hai phần luyện tập soạn bài Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) chi tiết nhất.

Đề bài: Qua số phận nhân vật Mị và A Phủ, hãy phát biểu ý kiến về giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Trả lời bài luyện tập trang 15 SGK văn 12 tập 2

Cách trả lời 1:

Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện qua các khía cạnh sau.

–   Sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với những cảnh ngộ của người dân miền núi cao Tây Bắc.

–   Phát hiện sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do và hạnh phúc trong những con người nô lệ như Mị.

–   Ca ngợi tình cảm đồng loại, tình cảm giai cấp trong những con người bị áp bức.

–   Giúp nhân vật tìm đường đến với cách mạng và kháng chiến.

Cách trả lời 2:

Giá trị nhân đạo của tác phẩm:

– Cảm thông với cảnh ngộ, nỗi khổ của người dân miền núi Tây Bắc

– Phát hiện ra sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do, hạnh phúc của con người

– Ngợi ca tình cảm, lòng trắc ẩn, sự đồng cảm của những người bị áp bức

– Mở ra con đường sống tự do

Cách trả lời 3:

Qua việc miêu tả cuộc đời, số phận của Mị và A Phủ, nhà văn đã làm sống dậy quãng đời tăm tối, cơ cực của người dân miền núi dưới ách thống trị của bọn chúa đất phong kiến, đồng thời khẳng định sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của kiếp nô lệ, khẳng định được chỉ có sự vùng dậy của chính họ, được ánh sáng Cách mạng soi đường đến một cuộc đời tươi sáng.

>>> Tham khảo thêm: Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của Vợ chồng A Phủ

Bài luyện tập trang 15 SGK ngữ văn 12 tập 2 được Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế tổng hợp và biên soạn trình bày theo 3 cách khác nhau, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Vợ chồng A Phủ tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 15 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Vợ chồng A Phủ ngữ văn 12.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button