Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế hướng dẫn trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 23 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần Luyện tập soạn bài Vội vàng (Xuân Diệu) chi tiết nhất.
Đề bài: Trong Nhà văn hiện đại, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã viết: “Với những nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”
.
Qua phân tích bài thơ Vội vàng, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Trả lời bài luyện tập trang 23 SGK văn 11 tập 2
* Ý nghĩa câu nói của nhà phê bình Vũ Ngọc Phan:
– Thơ Xuân Diệu có hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân.
– Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía.
Cách trả lời 1:
Trong tác phẩm Nhà văn hiện đại, nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan viết: “Với những nguồn cảm hứng mới: yêu thương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”. Nhận định của Vũ Ngọc Phan chủ yếu nói về lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu. Đó là “giọng yêu đời thấm thía”. Lòng yêu đời ấy, theo Vũ Ngọc Phan, xuất phát từ hai nguồn cảm hứng (cũng là hai đề tài xuyên suốt trong thơ Xuân Diệu trước Cách mạng), có quan hệ mật thiết với nhau: Tình yêu và tuổi trẻ (“yêu đương và tuổi xuân”). Dù ở tâm trạng nào (“lúc vui hay lúc buồn”), thơ Xuân Diệu cũng bộc lộ lòng yêu đời ấy.
Cách trả lời 2:
– Trong bài Vội vàng, ý “yêu đương” chưa rõ, cần khai thác cảm hứng “tuổi xuân” (tức tuổi trẻ) để làm bài.
– Chứng minh rằng, với cảm hứng “tuổi xuân” lúc nào Xuân Diệu cũng là thanh niên với giọng yêu đời thắm thiết.
+ Lúc vui: đoạn 1 và đoạn 3 đều ru thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thiết (chứng minh qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người; qua sự cuồng nhiệt, hối hả, vội vàng của nhà thơ đến với cuộc sống để “ôm” cuộc sống ấy vào lòng mà tận hưởng).
+ Lúc buồn: đoạn 2: Ngay cả khi lo sợ thời gian trôi nhanh cướp mất tuổi xuân của mình, nhà thơ băn khoăn lo lắng, nhưng trong cái băn khoăn đó vẫn bộc lộ niềm yêu đời, yêu cuộc sống của mình bằng những câu thơ tha thiết với tuổi trẻ và mùa xuân như muốn níu kéo tuổi xuân ở mãi với mình.
Cách trả lời 3:
Nhận định của Vũ Ngọc Phan chủ yếu nói về lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt trong thơ Xuân Diệu:
– Đó là giọng điệu thấm thía. Lòng yêu đời đó xuất phát từ hai nguồn cảm hứng mới, đó là đề tài xuyên suốt trong thơ Cách mạng của Xuân Diệu
– Tác giả chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa tuổi trẻ với tình yêu, giữa thời gian với cuộc đời con người
– Dù ở tâm trạng nào, thơ Xuân Diệu cũng bộc lộ lòng yêu đời, yêu người trong thơ của mình
– Sự hối hả, sự khao khát sống, khao khát yêu đương đã thôi thúc nhà thơ.
Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 23 SGK ngữ văn 11 tập 2 do Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Vội vàng của Xuân Diệu tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Trả lời câu hỏi bài luyện tập trang 23 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Vội vàng ngữ văn 11.