Hướng dẫn giáo viên

Sơ đồ tư duy là gì? Cách vẽ sơ đồ tư duy cơ bản

Mọi thứ bạn nhìn thấy xung quanh – điện thoại, máy tính, ô tô, cốc cà phê… đều bắt đầu bằng ý tưởng. Sơ đồ tư duy (Mind Map) là cách phác thảo ý tưởng hoàn hảo và trực quan hóa mọi ý tưởng nhỏ hơn đang hình thành trong đầu bạn.

Trước khi có thể hiện thực hóa ý tưởng, bạn cần ghi ra giấy hoặc dùng phầm mềm tạo các liên kết trực quan rõ ràng. Không giống điện thoại – bạn có thể viết hoặc dùng giọng nói ghi lại thông tin, viết ra ý tưởng kèm kết nối trực quan. Đó là những khía cạnh khác nhau trong quá trình suy nghĩ – điều mà chúng ta không thể thực hiện được bằng ghi chú đơn giản.

Sơ đồ tư duy là gì?

Sơ đồ tư duy là cách tuyệt vời để liên kết ý và giải phóng tiềm năng của ý tưởng trong bạn. Sơ đồ tư duy là thủ thuật nắm bắt thông tin, “hình ảnh hóa” quá trình suy nghĩ do nhà văn, diễn giả và chuyên gia tâm lý Tony Buzan phát minh.

Sơ đồ tư duy có thể được dùng như công cụ hỗ trợ học tập, trình bày thông tin hay động não & phát triển ý tưởng. Chìa khóa của sơ đồ tư duy là hình ảnh hóa.

Các nhân tố trực quan cho phép người dùng tạo các kết nối, ghi nhớ liên kết và khơi dậy những ý tưởng mới. Đối với doanh nhân, sinh viên, học giả và lập trình viên, sơ đồ tư duy là bước đầu tiên trong quá trình biến ý tưởng thành hiện thực. Nó giúp xác định thách thức, lộ trình thực hiện, các khía cạnh khác nhau trên con đường phát triển, lập kế hoạch cho bước tiếp theo, trình bày ý tưởng trước những bên liên quan, giáo viên hoặc đồng nghiệp.

Cách tạo sơ đồ tư duy (Mind Map)

Bạn có thể vẽ sơ đồ tư duy bằng tay. Nếu có thể, hãy sử dụng giấy khổ lớn hoặc vẽ trên bảng kẹp giấy hay bảng trắng khi muốn thực hiện thay đổi trước lúc đưa ra bản kế hoạch lâu dài hơn.

Cách vẽ sơ đồ tư duy khác tiện lợi hơn là dùng ứng dụng như XMind, iThoughtsX – cả hai đều sẵn có trong Setapp và cực kỳ dễ sử dụng với chức năng phong phú, thậm chí cả chia sẻ sơ đồ. Nhờ đó, bạn có thể bắt đầu ghi lại ý tưởng nhanh. App vẽ sơ đồ tư duy cũng là cách ghi ý tưởng & chỉnh sửa hiệu quả hơn so với phương pháp viết ra giấy truyền thống.

Hướng dẫn tạo sơ đồ tư duy cơ bản

Bước 1: Tạo ý tưởng trung tâm

Mọi sơ đồ tư duy đều bắt đầu bằng ý tưởng trung tâm. Nó có thể là chủ đề bạn muốn khám phá, đề tài bài thuyết trình, ý tưởng muốn phát triển. Hãy động não trước khi bắt đầu vẽ.

Ý tưởng trung tâm – mục tiêu hoặc thử thách chính – cần đặt ở trung tâm sơ đồ, thu hút sự chú ý và làm rõ nội dung muốn mô tả. Nó có thể nằm bên trái sơ đồ với các nhánh mở rộng về phía trước/bên trên/phía dưới. Nó cũng có thể nằm bên phải ở giữa trang chứa nhánh tỏa ra tất cả các hướng.

Cách tạo sơ đồ tư duy

Lưu ý: XMind gọi ý tưởng chính là chủ đề (topic). Phần mềm tự đặt nó trên trang khi bạn mở tài liệu trống mới. Hãy click đúp vào phần text để đổi tên nó bằng chủ đề trọng tâm của bạn.

Bước 2: Thêm các ý tưởng cấp 1

Hãy nghĩ về mục tiêu và thử thách ở cấp độ cao nhất trong đề tài. Chìa khóa chính là gì, các nhân tố phát triển để đạt được mục tiêu.

Ví dụ, nếu đang tạo chiến lược tiếp thị, các ý chính đầu tiên sẽ không bao gồm mạng xã hội, blog, trang tiếp cận. Bạn sẽ bắt đầu bằng thông điệp, khách hàng và các vấn đề quan trọng khác cần cân nhắc trước khi đi sâu vào chi tiết.

Tương tự cách làm bài luận, bạn cần hiểu rõ vấn đề chính để trả lời sau khi đọc tư liệu tổng quan về chủ đề. Hãy bắt đầu bằng từ ý chính, rồi mới đi sâu vào chi tiết.

Bổ sung ý tưởng cho chủ đề chính

Để tạo ý thứ hai hoặc chủ đề phụ, hãy click vào chủ đề trung tâm và chạm phím Tab. Để thêm chủ đề nhỏ hơn nữa, tiếp tục click Tab kèm ý chính lựa chọn. Click vào chủ đề phụ, rồi nhấn Tab để phân nhánh cho nó. Đây là các bước cơ bản và phổ biến trên mọi công cụ vẽ sơ đồ tư duy.

Trong sơ đồ tư duy, bạn có thể thay đổi hình dạng, màu sắc các điểm nút cũng như độ dày đường viền của nó. Bạn cũng có thể thay đổi font, màu, độ đậm, kiểu chữ và kích thước text.

Bước 3: Nhánh phụ và ghi chú

Đây là bước phác thảo cho nội dung nhỏ hơn. Ví dụ: cách bạn trả lời các câu hỏi lớn, phương pháp dùng để đạt mục tiêu tiếp thị…

Đừng lo nếu mỗi nhánh trong sơ đồ tư duy chứa nhiều ý tưởng. Bạn không phải hoàn thành mọi thứ viết xuống. Sơ đồ tư duy là cơ hội để mở khóa những việc có thể thực hiện trước khi tập trung hoàn thiện từng nhiệm vụ trong kế hoạch.

Chỉnh sửa sơ đồ tư duy

Như đã nói từ đầu, các nhân tố trực quan cực kỳ quan trọng trong sơ đồ tư duy. Dưới đây là cách để bạn thêm chúng vào sơ đồ. Hầu hết phần mềm trong lĩnh vực này đều có bộ sưu tập clipart & icon mà bạn có thể chèn chúng vào sơ đồ.

Chèn ảnh vào sơ đồ tư duy

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung ảnh yêu thích đang nằm trên máy tính hoặc tải từ web.

Cách thêm ảnh vào sơ đồ tư duy

Sau đó, thêm một chút thông tin về chủ đề – ghi chú, từ khóa, giai đoạn (ví dụ: phân công nhiệm vụ, thời gian phải hoàn thành…). Hình ảnh là cách truyền tải thông điệp tuyệt vời, nhưng đôi khi bạn cần thêm nhiều chi tiết hơn.

Một sơ đồ tư duy hoàn thiện nên vạch ra tất cả cách bạn có thể trả lời/giải quyết vấn đề ở trung tâm bản đồ. Nhớ rằng, bạn không nhất thiết phải làm mọi thứ đã viết, nhưng phương pháp này đã được chứng minh là điểm khởi đầu hữu ích trong mọi công việc. Mọi thứ trên sơ đồ tư duy đều hướng về chủ đề cốt lõi.

So với vẽ bằng tay, các phần mềm tạo sơ đồ tư duy cho phép bạn thêm nhiều chủ đề hơn, chèn ảnh để ý tưởng chính thêm phong phú và trực quan. Đừng ngại thử nghiệm màu sắc, hình nền. Bạn sẽ thấy chúng giúp phân biệt ý tốt hơn đấy.

Thanh công cụ tạo phần mềm tư duy của Xmind

Bạn có thể hợp nhất các nhánh phụ thành một giải giáp hay các bước thực hiện cần thiết. Sơ đồ tư duy hiệu quả nhất luôn dẫn tới hành động.

Phần mềm vẽ sơ đồ tư duy miễn phí

Hầu hết công cụ vẽ sơ đồ tư duy nổi tiếng đều hỗ trợ in, xuất nó dưới nhiều định dạng khác nhau, chia sẻ lên mạng xã hội/web/email. Tích hợp đám mây cũng cho phép bạn đồng bộ, xem và chỉnh sửa sơ đồ online, trên Mac, iPad hoặc iPhone. Nhờ đó, bạn có thể động não ngay cả khi đang di chuyển. Về cơ bản, bạn có thể hoàn thành mọi mục tiêu bằng sơ đồ tư duy.

Trên đây là cách vẽ sơ đồ tư duy cơ bản nhất. Hi vọng bài viết hữu ích với các bạn.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button