Kiến thức

Truyền bá là gì? Truyền bá tư tưởng là gì?

Truyền bá là gì?

Truyền bá là động từ chỉ phổ biến rộng ra cho nhiều người, nhiều nơi.

Ví dụ:

Truyền bá kiến thức khoa học.
Truyền bá tư tưởng cách mạng.
Truyền bá đạo Phật.

Truyền bá là gì?Truyền bá là gì?

Truyền bá tư tưởng là gì?

Bản chất của tuyên truyền

Bạn hãy tưởng tượng một tập thể. Trong đó người ta sống theo bản tánh tự nhiên. Người ta yêu người ta ghét, người ta tín ngưỡng, người ta làm việc để tự nuôi sống, người ta hưởng nhàn. Nhưng rõ rệt là phần đông thụ động. Bây giờ có một hay nhiều người đứng lên họ hào toàn thể phục vụ tập thể.

Một người hô hào thấy yếu thế thì kêu gọi đông người cùng ủng hộ. Số đông này lại dựa vào quần chúng để mạnh ăn mạnh nói. Họ hành động như vậy, bạn nói là họ tuyên truyền. Họ nêu lên cho tập thể lý tưởng để phục vụ. Họ hành động như vậy, tôi cũng nói là họ tuyên truyền. Xét cho kỹ thì thoạt kỳ thủy, tuyên truyền là hô hào phục vụ công ích. Người ta tuyên truyền là người nhằm công ích. Ngày xưa họ là một nghệ sĩ ở chỗ họ hành động chủ quan với những phương tiện tự túc và mộc mạc nhất là với ba tấc lưỡi càng hùng biện càng thành công.

Từ cuối thế kỷ XIX đến bây giờ tuyên truyền trở thành công vụ và người tuyên truyền trở thành nhà kỹ thuật. Bây giờ muốn tuyên truyền không phải làm một Cicéron ra giữa Forum La Mã rồi cao đàm hùng biện mà phải đủ thứ điều kiện. Phải tiền rừng bạc biển. Phải những chuyên viên với những dụng cụ khoa học phức tạp. Tuyên truyền vì nhằm mục đích nắm quần chúng, hướng họ về công ích, uốn nắn tâm tính, ước vọng của họ nên nó mang tính chất nhân bản.

Đối tượng của nó, trường hoạt động của nó chính là con người, chính là cộng đồng gồm bởi các cá nhân cụ thể. Tuyên truyền làm cho cá nhân hoặc tập thể ăn nói thế này, hành động thế kia, chấp thuận hay phủ nhận, xây dựng hay đả phá. Tự bản chất, tuyên truyền có sức mạnh ảnh hưởng phi thường.

Cái ma lực của tuyên truyền là không đàn áp như vũ khí mà vận dụng kỹ thuật ám thị trên quần chúng để khai thác thụ động tính của họ, lay động tâm địa họ, khiến họ hăng say bắt chước.

Thứ loại tuyên truyền

Tuyên truyền mang nhiều hình thức. Người ta hay nói tuyên truyền chính trị, tuyên truyền thương mại, tuyên truyền đạo giáo. Tuyên truyền thương mại tức là quảng cáo. Tuyên truyền đạo giáo tức là truyền giáo. Còn tiếng tuyên truyền hình như theo ước lệ được dùng khi truyền bá chính trị. Ở đây chúng tôi hiểu tuyên truyền với nghĩa gốc của nó là truyền bá tư tưởng. Bất cứ thứ tư tưởng nào miễn được đem phổ biến thì được gọi là tuyên truyền. Xin bạn gột tảy thành kiến hiểu tuyên truyền là phổ biến chính trị, là bóp méo sự thật…

Thấy một nhà sư thuyết pháp, một linh mục giảng thuyết bạn cứ nói là các vị ấy tuyên truyền đạo lý.

Thấy đồng hồ Longines được quảng cáo trên màn bạc, tôi cứ nói người ta tuyên truyền tính chất tốt của một thứ hàng hóa.

Bạn viết sách là bạn tuyên truyền chân lý. Bạn làm báo là bạn tuyên truyền sự ngự trị của chân lý.

Tuyên truyền có thể ở quốc nội hay quốc tế, có thể liên tục, trường kỳ hay gián đoạn, hạn kỳ. Hai hình thức quan trọng của tuyên truyền là giáo dục và thông tin. Khi nói tuyên truyền là giáo dục có người phản đối. Họ nói tuyên truyền là phổ biến một nội dung gồm toàn những dư luận chưa chắc được mọi người chấp nhận. Còn giáo dục là truyền thụ một di sản văn hóa đời này qua đời kia ai cũng công nhận. Điều sau này đúng còn điều trước sai. Sai cũng tại người ta hiểu lầm tuyên truyền.

Tại sao hễ tuyên truyền là nhất thiết phải chứa một nội dung khả nghi. Người ta có thể tuyên truyền chân lý, toàn là chân lý được chớ. Vả lại giáo dục đôi khi cũng là tuyên truyền những đường lối sai lạc về văn hóa. Bất cứ ở nước nào và thời nào, hễ một chính phủ lên thì người ta săn sớm thay đổi chương trình giáo dục, điều đó có nghĩa gì? Đâu phải hễ nói giáo dục là nói truyền bá chân lý tuyệt đối trong khi giáo dục chỉ là một hình thức tuyên truyền còn nội dung bao giờ cũng tương đối. Một giáo viên dạy đức dục, một giáo sư trung học dạy một bài sử địa, một giáo sư đại học dạy một bài triết học hay thần học. Các vị ấy làm gì nếu không phải là tuyên truyền về đạo đức, văn hóa.

Nếu bạn nói tuyên truyền là thông tin thì cũng đúng như bạn nói tuyên truyền là giáo dục vậy. Thông tin là cho kẻ khác biết tin tức mà họ chưa biết, là phản ảnh dư luận với một mục đích nào đó. Dựa vào định nghĩa đó thì từ bản chất bạn thấy thông tin, không khác tuyên truyền gì hết mà chính là tuyên truyền hay là một phần trong tuyên truyền.

Truyền bá tư tưởng là gì?
Truyền bá tư tưởng là gì?

Phát triển và thế lực của tuyên truyền

Tuyên truyền từ hình thức có lẽ của một người thời tiền sử vừa cầm tù vừa rao tin, của một tên mõ làng chạy rã gối đến hình thức văn minh nhất, đã qua một quá trình đánh dấu bằng bước tiến của khoa học. Các dụng cụ tuyên truyền càng được hoàn thiện bởi tiến bộ khoa học, tuyên truyền càng vững thế lực trên thế giới ngôn luận. Từ đầu thế kỷ đến nay, nhất là khi bạn đọc tôi đây chúng ta sống trong bầu không khí của tuyên truyền.

Có thể được là tuyên truyền bao vây chúng ta ngày đêm. Hễ nói tuyên truyền thì người ta cứ nghĩ Bộ Thông tin, các tổ chức dân tâm chiến, quân tâm chiến. Tôi chỉ muốn nói những hình thức tuyên trong sinh hoạt thường nhật của người dân. Trên đường Mỹ Tho Sài Gòn bạn có thấy những tấm bảng lớn cắm dưới ruộng không? Từ thuốc Aspirine, bếp điện Luter National đến cả lời chúa cứu thế trong Tân ước cũng đều được trương bảng cho ai nấy biết. Bạn ngồi trong rạp Rex, Eden, tôi đọc nhật báo, tôi và bạn đi xe buýt đâu đâu cũng thấy cái gọi là… quảng cáo.

Buồn cười nhất là nhiều khi chúng ta không còn ý thức rằng ta đang sống giữa thế kỷ của tuyên truyền. Ta vốn tự hào là sống tự do trong bầu không khí dân chủ, lặn lội trong tinh thần khoa học, mà kỳ thực từ Âu sang Á, từ Mỹ sang Phi đâu đâu cũng thấy lưới tuyên truyền mặc nhiều lớp áo khác nhau cung cấp cho ta những món ăn mời mọc mà như bắt buộc, có vẻ khoa học mà rất chủ quan, độc đoán. Cũng một giải thưởng Nobel mà người ca tụng kẻ đả đảo. Món hàng trị giá 100USD thì được tô hồng chuốt lục để bán 1000 USD.

Đời sống ngày càng phức tạp làm cho bạn và tôi không còn thời giờ kiểm soát lại tình trạng mình đang sống. Nếu xét giáo dục trong khía cạnh tuyên truyền, ta còn thấy mình ở trong hoàn cảnh cứ chấp nhận hàng lố kiến thức mà phải quấy ít khi ta để ý trừ lúc một chế độ mới lên sửa đổi lại chế độ trước mà mới lưu tâm. Xin bạn hiểu cho là tôi đang nói chuyện ở những nước tự do. Và chắc ông bạn đang kiểm duyệt tôi đây không hiểu lầm vì tôi chưa nói cái khí hậu nặng chình chịch con đẻ của thành trì tuyên truyền trong các nước độc tài. Ở đó ôi thôi. Tuyên truyền là một thứ Chúa Tể, một thứ Tần Thủy Hoàng, một thứ Hitler đầu thai.

Không phải chỉ những dụng cụ tuyên truyền như báo chí, sách vở, xinê, phát thanh làm đầu óc người thời đại đảo điên mà thôi. Ngay nội dung được tuyên truyền mới đáng khiếp nữa. Tôi thấy điều này đài “Tiếng nói nước Việt Nam” trong tháng 8/1965 thường xác nhận là dnah từ Cách mạng bị hiểu đủ thứ nghĩa. Phải! Cách mạng có người dám hiểu là Nô lệ hay đô hộ nữa. Mà không phải chỉ danh từ Cách mạng mới bị méo mó.

Bạn tưởng tượng giùm tôi thân phận các tiếng dân chủ, bình đẳng, công bằng, bắc ái, từ bi đi. Còn cái nạn ở những nước văn minh, lý tưởng là sống là nói là làm “giống kẻ khác” nữa. Nói cách khác là phải theo thời, là phải đúng thượng. Nhiều lối ăn mặc, lối sống cá nhân ta không thích mà tại vì ở thời đại ta ai cũng theo nên ta… “thích” theo. Trong những lĩnh vực quan trọng hơn, nhất là chính trị, tôn giáo, trong suốt thời đệ nhị chiến, tuyên truyền được phát triển đến tột độ và xây thế lực trên hết các quốc gia. Người ta nói đệ nhị chiến thế giới là chiến tranh ý thực hệ và bởi lý do đó mà tuyên truyền được đất tốt để làm chúa tể dư luận. Chiến tranh lạnh hiện thời càng rõ rệt là chiến tranh ý thức hệ hơn nữa, nên tuyên truyền phát triển ngoài sức tưởng tượng của ta. Không nước nào mà không có thế đứng của tuyên truyền. Ngay trong từng nước đều có một Bộ riêng dành cho tuyên truyền.

Ở những nước không có chiến tranh nóng thì có chiến tranh lạnh mà động cơ vẫn là tuyên truyền. Trong cuốn La Propagande Nouvelle Force Politique, do nhà Armand Colin xuất bản, trang 18 Jacques Driencourt nói chí lý mấy lời sau đây mà chúng tôi mượn để kết luận: “Tuyên truyền nắm bá chủ hiện tại là một sự kiện. Đó là một đặc điểm trong hình thức mới của văn minh. Các sử gia tương lai sẽ nói thế kỷ XX là thế kỷ của tuyên truyền”.

********************

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button