Vạch xương cá là gì, quy định về lỗi đè lên vạch xương cá, cách đi qua vạch xương cá đúng và an toàn nhất như thế nào? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để nắm rõ quy định về vạch xương cá để từ đó tránh vi phạm và bị phạt nhé.
Vạch xương cá là gì?
Vạch xương cá là cách gọi bình dân của Vạch 4.2: vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V, được quy định tại Phụ lục G QCVN 41:2019/BGTVT.
Quy định về vạch xương cá
Vạch xương cá được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường.
Khi vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.
Quy cách vạch xương cá
Vạch xương cá hay vạch 4.2 bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135o theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe.
Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ b = 20 cm.
Vi phạm vạch xương cá thì bị xử lý thế nào?
Xét về luật, nếu phương tiện dừng xe trên vạch xương cá hoặc đi xe qua vạch xương cá không đúng quy định thì người điều khiển xe motor, xe gắn máy sẽ bị phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn biển báo hiệu, vạch kẻ đường.
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt tiền đối với lỗi này là từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông khi phạm lỗi này, thì người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Hy vọng bài viết trên đã giúp các hiểu rõ vạch xương cá là gì và các quy định về loại vạch kẻ đường này để tránh vi phạm khi tham gia giao thông trên đường.
Các bạn có thể tham khảo thêm Các mức phạt vi phạm giao thông mới của xe máy và ô tô có hiệu lực từ 1/1/2020.