Lớp 10

Tưởng tượng và kể lại câu chuyện cuộc sống của em ở 20 năm sau

Đề bài: Tưởng tượng và kể lại câu chuyện cuộc sống của em ở 20 năm sau

tuong tuong va ke lai cau chuyen cuoc song cua em o 20 nam sau

Tưởng tượng và kể lại câu chuyện cuộc sống của em ở 20 năm sau

I. Dàn ý Tưởng tượng và kể lại câu chuyện cuộc sống của em ở 20 năm sau (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu chung về cuộc sống của em sau 20 năm.

2. Thân bài

* Công việc
– Bác sĩ hộ sinh công tác ở bệnh viện Việt Đức.
– Công việc của tôi bận bịu với tất cả mọi thời gian, hàng ngày trên bệnh viện là chủ yếu.
– Bệnh viện gần nhà nên sáng lái xe đi, chiều tôi có thể về cùng vợ và các con ăn bữa tối.
-Thỉnh thoảng, có trực ca đêm thì tôi ở lại làm đến sáng cùng đồng nghiệp.
– Công việc của một bác sĩ sinh sản tuy vất vả nhưng nhiều niềm vui.

* Gia đình:
– Có một gia đình nhỏ với vợ và hai cậu con trai nhỏ. Cuộc sống tuy không quá giàu có nhưng đủ đầy, hạnh phúc.
– Vợ tôi là một giáo viên, công việc của cô ấy không quá bận nên có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn tôi.
– Những bữa cơm gia đình mỗi tối đều do bàn tay cô ấy chuẩn bị chu đáo. Tôi vẫn luôn tự hào vì người vợ của mình, một cô gái “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
– Hiện tại, gia đình tôi sống xa quê, mỗi dịp hè hay tết đến mới cùng các con về quê.
– Dù xa, những mỗi năm vợ chồng tôi đều cho các con về thăm ông bà để các con nhớ nguồn cội cũng không quên gốc gác của mình.
– Ông bà thì thương cháu lắm, mỗi lần về là gửi đủ thức quà quê hương cho các cháu.
– Mỗi ngày cuối tuần là dịp để cả nhà hưởng trọn vẹn bầu không khí gia đình. Chia sẻ những câu chuyện bên lề công việc, cuộc sống.

3. Kết bài:

Suy ngẫm, cảm xúc về bản thân trong hiện tại.

II. Bài  văn mẫu Tưởng tượng và kể lại câu chuyện cuộc sống của em ở 20 năm sau (Chuẩn)

Đường phố sáng nay không còn mùi khói bụi với những dòng người vội vã, tấp nập. Sáng chủ nhật trong veo và bình yên đến lạ. Tôi cùng vợ và cậu con trai 5 tuổi dạo công viên ngắm nhìn thành phố, tận hưởng vị trong lành của một vườn thiên nhiên thu nhỏ trong lòng thị thành. Nhìn cậu con trai tung tăng, chạy nhảy, hào hứng cùng mẹ khám phá mấy chú cá trong ao nhỏ, bất giác ngẫm về vị thời gian.

Chà, hay thật, thời gian đúng là chẳng chờ đợi ai bao giờ. Mới đây thôi, tôi còn là một cậu học trò ngây ngô, nghịch ngợm..Vậy mà giờ đây, cậu bé ấy đã là một bác sĩ hộ sinh công tác ở bệnh viện Việt Đức. Mơ hồ nghĩ về những ước mơ của ngày xưa, hồi đó tôi ước sau này lớn lên sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt, kiếm thật nhiều tiền để đưa bố mẹ đi du lịch, nhưng rồi ước mơ đó không thành, tôi thi vào trường Đại học Y theo nguyện vọng của bố, học tập và trở thành bác sĩ như bây giờ. Ước mơ với tôi hồi ấy như một bản lề, một mộng tưởng đẹp đẽ làm động lực để tôi cố gắng, dù cho bây giờ không theo đi theo ước mơ ấy nhưng tôi vẫn luôn trân trọng những ý nghĩ, mong ước đẹp của tuổi thơ mình.

Tôi bây giờ đang có một gia đình nhỏ với vợ và hai cậu con trai nhỏ. Cuộc sống tuy không quá giàu có nhưng đủ đầy, hạnh phúc. Công việc của tôi bận bịu với tất cả thời gian, hàng ngày trên bệnh viện là chủ yếu. Bệnh viện gần nhà nên sáng lái xe đi, chiều tôi có thể về cùng vợ và các con ăn bữa tối. Thỉnh thoảng, có trực ca đêm thì tôi ở lại làm đến sáng cùng đồng nghiệp. Công việc của một bác sĩ sinh sản tuy hơi vất vả nhưng mỗi ngày được nhìn thấy những sinh linh bé nhỏ ra đời, được cảm nhận niềm vui của những người mẹ những người thân trong gia đình họ tôi cũng thấy hạnh phúc vô cùng. Một em bé ra đời lại mở ra một cuộc đời mới, một tương lai với những hy vọng mới, nhìn chúng, tôi hay nghĩ về những câu thơ của Nguyễn Duy từng học trong một bài tập đọc vào những năm tháng tiểu học:

“Năm tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.”

Tôi mơ màng trong nỗi nhớ ngày thơ bé và đắm chìm trong mớ nghĩ suy về công việc hiện tại, nghĩ về tương lai và những thứ mình đang có. Hài lòng ư? Chưa hẳn! Nhưng vẫn thấy cuộc sống hiện tại không phải là quá tệ như nghĩa đen của nó.
– Ba…ba…qua đây ngắm cá nè ba. Cậu con trai gọi tôi với vẻ mặt đầy thích thú.
– Ừ, con trai của ba. Vừa nói, tôi vừa đứng dậy cầm chai nước vừa mua vội dọc đường bước về phía con. Trong hồ kia là những bông sen hồng đang tỏa hương sắc, những chú cá nhỏ bé thỏa sức tung tăng, trườn mình dưới dòng nước xanh trong. Một môi trường quá lý tưởng để chúng được tự do bơi lội, chuyện trò và hả hê với mọi thứ.
– Ba…ba…con đố ba nhé! Con đố ba biết cá thở bằng gì đấy?

Tôi vờ như không biết, lắc đầu:
– Cái này ba không chắc lắm, Minh Khiêm có thể giúp ba trả lời câu hỏi này được không?
– Cá thở bằng mang đó ba. Chúng bơi dưới nước, trao đổi khí bằng cách hút nước giàu oxy qua miệng và đẩy chúng qua các thớ mảnh của mang. Hihi, không biết trên Trái Đất có bao nhiêu loài cá ba nhỉ? Chắc là nhiều lắm phải không ba?

Vợ chồng tôi nhìn nhau cười, không nói nên lời. Nhìn con thích thú ngắm nghía đàn cá với vô vàn những câu hỏi đặt ra, tôi vui lắm. Cậu bé nay đang chuẩn bị bước vào lớp một, khá nhanh nhẹn và thông minh, lại thích khám phá thế giới động vật. Con cũng ham học hỏi nên có thời gian rảnh là vợ chồng tôi luôn đưa con ra ngoài, tạo điều kiện để con khám phá xung quanh cũng như con được gần gũi với thiên nhiên hơn.

Vợ tôi là một giáo viên, công việc của cô ấy không quá bận nên có nhiều thời gian dành cho gia đình hơn tôi. Những bữa cơm gia đình mỗi tối đều do bàn tay cô ấy chuẩn bị chu đáo. Tôi vẫn luôn tự hào vì người vợ của mình, một cô gái “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Các con tôi cũng tự hào về mẹ nó lắm, lúc nào cùng kề kề bên mẹ, nhờ mẹ chăm mà đứa nào đứa nấy đều cao lớn, khá chịu khó và nghe lời. Cô ấy hay bảo: “Hiện tại gia đình mình được như vậy cũng đỡ rồi, sau này có thêm nữa thì đầu tư chuyện học hành cho các con tốt hơn. Anh đừng quá áp lực chuyện kiếm tiền mà ảnh hưởng sức khoẻ.” Vợ là người hiểu tôi, thương và lo cho gia đình. Những lúc mệt mỏi hay áp lực cuộc sống, vợ con và gia đình là liều thuốc tốt nhất để tôi vững tinh thần vượt qua.

Hiện tại, gia đình tôi sống xa quê, mỗi dịp hè hay tết đến mới cùng các con về quê. Dù xa, những mỗi năm vợ chồng tôi đều cho các con về thăm ông bà để các con nhớ nguồn cội cũng không quên gốc gác của mình. Hai bên ông bà nội, ngoại đều khoẻ nên chúng tôi trên này cũng yên tâm làm việc. Ông bà thì thương cháu lắm, mỗi lần về là gửi đủ thức quà quê hương cho các cháu. Tụi nhỏ cũng mến và quý ông bà, mỗi lần có dịp về là đứa nào đứa nấy háo hức cả đêm không ngủ, còn dành cả tiền heo đất để mua quà biếu ông bà. Đúng là ” Con nhà tông không giống lông cũng giống cảnh”- hiếu thảo không ai bằng.

Mặt trời cũng đã lên, những tia nắng len lỏi sau vòm cây, tung tăng nhảy nhót trên những dãy nhà cao tầng của thành phố. Chúng tôi rời công viên về nhà để chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa cuối tuần, nấu bữa trưa và ăn cơm cùng nhau. Mỗi ngày cuối tuần là dịp để cả nhà hưởng trọn vẹn bầu không khí gia đình. Chia sẻ những câu chuyện bên lề công việc, cuộc sống. Tối đến, mọi người cùng nhau xem phim tại nhà hoặc ghé nhà hát lớn thành phố để thưởng thức âm nhạc,.. Cuộc sống cứ như thế, mỗi ngày đều trôi qua bình yên và trọn vẹn.

Cuộc sống của chàng trai Hải Khang lúc bây giờ so với 20 năm trước có nhiều đổi thay. Một hiện tại ổn định và hạnh phúc. Thời gian đã làm ta thay đổi, cuộc sống của ta trở nên tốt đẹp hơn mỗi ngày. Một hiện tại tốt đẹp được xây dựng từ ước mơ và sự cố gắng của ngày hôm qua, của quá khứ mấy mươi năm về trước. Cho đến bây giờ, bằng những trải nghiệm của bản thân, tôi có thể khẳng định rằng: Tương lai nằm trong bàn tay mình, nếu có nghị lực chúng ta sẽ làm chủ được vận mệnh của chính mình.

——————HẾT———————-

Ngoài ra, những bài văn mẫu được viết theo thể loại tự sự như Tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường xưa, Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với thần tượng, Tưởng tượng và kể lại cuộc tranh công của những quyển sách giáo khoa, Tưởng tượng về cảnh cô bé bán diêm gặp lại bà trên thiên đường sẽ giúp các em đúc rút nhiều kinh nghiệm làm văn tự sự đấy. Các em hãy cùng tham khảo nhé!

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button