Lớp 10

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện (12 Mẫu)

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan bao gồm 12 bài mẫu hay nhất do Hoàng Thùy Chi About biên soạn sẽ giúp các em lớp 10 có thêm nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài:Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan.Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan.

Dàn ý viết đoạn văn phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện

1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn cuối của phần kết truyện.

2. Thân đoạn:

– Tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn cuối của truyện:

  • Cảm thấy nửa vui nửa buồn.
  • Nghĩ đến căn nhà thân thương và Nga.

3. Kết đoạn: Đánh giá về nhân vật.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện – Mẫu 1

Dưới bóng hoàng lan là một truyện ngắn của Thạch Lam đậm chất thơ. Đây có thể coi là một truyện không có cốt truyện hoặc cốt truyện hết sức đơn giản. Điểm nhấn của tác phẩm chính là tâm trạng và sự cảm nhận của nhân vật mà cụ thể ở đây là nhân vật Thanh. Trong phần cuối truyện, Thanh đã có những cảm xúc hết sức chân thật, hết sức người. Đó là vừa buồn, vừa vui, vừa hi vọng. Buồn vì lại phải lên tỉnh, lại phải xa những người yêu thương. Nhưng vui, vì anh sẽ lại được về, sẽ được về nhiều hơn và biết rằng Nga vẫn luôn chờ đợi mình. Những cảm xúc nhẹ nhàng và vui tươi ấy của Thanh đã khép lại tác phẩm và để cho người đọc hi vọng về sự tiến triển trong tình cảm của Thanh và Nga.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện – Mẫu 2

Trong truyện “Dưới bóng hoàng lan”, nhà văn Thạch Lam đã khắc họa chân thực cảnh nhân vật Thanh rời nhà để lên tỉnh. Sau khi dặn bác Nhân, Thanh bước ra khỏi cổng với tâm trạng lưu luyến, bâng khuâng. Anh cảm thấy cảm xúc trong mình lẫn lộn, phức tạp “nửa buồn mà lại nửa vui”. Anh biết rằng ngôi nhà thân thương cùng cây hoàng lan ngát hương vẫn ở đó đợi anh trở về. Anh tin rằng “Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước”. Bằng ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, lối kể giàu chất thơ, Thạch Lam đã giúp người đọc có những hình dung rõ nét về tâm trạng của nhân vật Thanh – một người con xa nhà. Qua đây, Thanh hiện lên với vẻ lãng mạn, thi vị.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện – Mẫu 3

Ở đoạn cuối của phần kết truyện “Dưới bóng hoàng lan” – Thạch Lam, nhân vật Thanh tạm biệt gia đình để lên tỉnh làm việc với tâm trạng lưu luyến, bâng khuâng. Anh bước đi mà lòng vẫn hướng về ngôi nhà, người thân. Lúc này, trong anh là sự đan xen giữa vui và buồn “bước ra đi mà lại nửa vui nửa buồn”. Sau hai năm xa nhà, cuối cùng anh cũng có cơ hội trở về thăm bà và mọi người. Song, thời gian ít ỏi, anh chỉ ở nhà một hôm rồi đi ngay. Như vậy, việc Thanh cảm thấy nửa vui, nửa buồn là đúng với tâm trạng của một người rời quê hương lâu năm. Trên đường đi, Thanh vẫn nghĩ về căn nhà có cây hoàng lan, nghĩ về cô em gái hàng xóm – Nga. Trong thâm tâm của chàng trai trẻ, gia đình cùng người thân luôn hiện hữu. Và ngược lại, mọi người ở nhà cũng trông ngóng Thanh “căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ”, “Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước”. Có thể thấy, chỉ với một đoạn văn ngắn, nhà văn Thạch Lam đã diễn tả thành công tâm trạng quyến luyến của nhân vật Thanh.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện – Mẫu 4

Trong truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”, nhân vật Thanh đã để lại cho em nhiều ấn tượng. Nhà văn Thạch Lam không chỉ tập trung khắc họa tình cảm bà cháu gắn bó mà còn khéo léo gợi nên tình yêu trong sáng giữa Thanh và Nga. Sau một ngày nghỉ ngơi bên người thân, Thanh lại phải lên đường đi tỉnh. Ra khỏi cổng nhà, anh cảm thấy trong lòng chất chứa bao tâm tư ngổn ngang “bước ra đi nửa buồn mà lại nửa vui”. Phải chăng, anh buồn vì về thăm nhà chưa được lâu, nay lại chia xa? Song, xen lẫn với nỗi buồn mênh mang ấy lại là niềm vui, niềm hạnh phúc. Nghĩ đến căn nhà thân thương, nghĩ đến cô em gái tên Nga, Thanh luôn tin tưởng “Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như trước”. Bằng ngòi bút tài hoa cùng tâm hồn tinh tế, Thạch Lam đã thành công trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật Thanh – một chàng trai nhạy cảm, lãng mạn và giàu tình cảm.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện – Mẫu 5

“Dưới bóng hoàng lan” khép lại trong cảnh nhân vật Thanh phải trở về tỉnh trong tâm trạng “nửa buồn mà lại nửa vui”. Buồn bởi chàng sắp phải rời xa cái chốn thân quen để quay trở lại phố thị ồn ào. Nhưng vẫn ánh lên niềm vui bởi chàng đã mang theo hành trang của tình yêu thương của bà, qua những kỉ niệm tuổi thơ trong trẻo, và qua tình yêu nhẹ nhàng với Nga. Đoạn kết khép lại khi sau câu Thanh nói với bác Nhân gửi giùm lời chào Nga, và khi rời đi chàng biết Nga vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Đó là một niềm tin, một niềm hy vọng cho con người khi bước tiếp trên hành trình của cuộc đời. Chính tâm trạng ấy có lẽ đã hé mở một sự tiến triển trong tình cảm giữa Thanh và Nga, hé mở một cái kết tươi sáng cho câu chuyện tình yêu vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện – Mẫu 6

Nhân vật Thanh trong truyện “Dưới bóng hoàng lan” là một con người tinh tế, lãng mạn và nhạy cảm. Điều này được thể hiện chân thực qua đoạn văn cuối phần kết truyện. Về thăm nhà trong một ngày rồi lại chia xa, phải chăng Thanh cũng có chút hụt hẫng, bịn rịn? Anh bước ra khỏi ngưỡng cổng mà lòng ngổn ngang nỗi niềm “nửa buồn mà lại nửa vui”. Gặp lại những người thân yêu, chắc hẳn trong anh ngập tràn niềm vui, niềm hạnh phúc. Song, đối với người con xa nhà lâu như anh, một ngày ngắn ngủi là không đủ. Tuy luyến tiếc, bâng khuâng là vậy nhưng Thanh vẫn điềm tĩnh bước đi. Anh có niềm tin mãnh liệt rằng căn nhà vẫn ở đó đợi mình trở về. Người mình thương sẽ luôn “đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước”. Bằng lối kể chuyện đậm chất trữ tình, ngôn ngữ tinh tế, Thạch Lam đã khéo léo gợi ra tâm trạng của nhân vật Thanh – một con người giàu tình cảm, lãng mạn.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện – Mẫu 7

Khi phải lên tỉnh, Thanh có tâm trạng vừa buồn vừa vui. Buồn là vì lại phải chia xa chốn thôn quê, xa nơi lưu giữ biết bao nhiêu kí ức. Ở nơi đó có bà anh, có người con gái mà anh thương mến và vẫn đang chờ đợi anh. Anh lên tỉnh nghĩa là lại phải xa họ. Nhưng Thanh cũng cảm thấy vui vì biết mình có một nơi để về sau những ngày làm việc ở tỉnh. Đó là nơi luôn sẵn sàng thương yêu và chăm sóc anh. Đặc biệt, anh vui vì biết rằng Nga vẫn luôn chờ anh. Tâm trạng vừa buồn vừa vui của Thanh là một tâm trạng rất người, rất thật đã cho thấy sự tinh tế trong việc thể hiện tâm lí nhân vật của Thạch Lam.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện – Mẫu 8

Với ngôn từ tinh tế, giọng văn nhẹ nhàng, lời kể đậm chất trữ tình, Thạch Lam đã giúp người đọc hiểu hơn về tâm trạng của nhân vật Thanh trong “Dưới bóng hoàng lan”. Ở đoạn cuối của phần kết truyện, Thanh tạm biệt gia đình để lên tỉnh tiếp tục công việc. Sau một ngày về thăm nhà chóng vánh, anh bước ra đi mà trong lòng nặng nỗi niềm “nửa buồn mà lại nửa vui”. Buồn vì phải xa nhà, vui vì được gặp lại người thân sau bao năm xa cách. Có thể thấy, đây là tâm trạng thường thấy ở những người con xa nhà lâu năm. Ngoài ra, việc Thanh nghĩ đến ngôi nhà và cô Nga cũng cho thấy gia đình luôn giữ vị trí quan trọng trái tim anh. Thanh biết rằng căn nhà sẽ mãi là “nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm” và “Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước”. Lúc này đây, trong Thanh trào dâng cảm xúc lưu luyến, bịn rịn cùng niềm tin, niềm mong chờ.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện – Mẫu 9

Thạch Lam là một tác giả có nhiều tác phẩm đậm chất thơ, trong đó có tác phẩm ” Dưới bóng hoàng lan”. Điểm nhấn của truyện là tâm trạng của nhân vật Thanh. Khi kết thúc câu chuyện Thanh đã có những cảm xúc hết sức chân thật, hết sức người. Đó là vừa buồn, vừa vui, vừa hi vọng. Và anh sẽ về, và được gặp lại Nga vì biết Nga chờ đợi đang mình. Và thấy sự phát triển của tình cảm, có sự hi vọng trong tình cảm đó.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện – Mẫu 10

“Dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam đã gửi gắm câu chuyện tình yêu trong sáng, đẹp đẽ giữa Thanh và Nga. Khi trở về quê, gặp lại những người mình yêu thương, Thanh cảm thấy hạnh phúc, yên bình bên bà và người bạn thời thơ ấu. Thế nhưng, thời gian gặp gỡ ngắn ngủi khiến Thanh và Nga nhanh chóng phải một lần nữa chia xa. Khi rời đi, Thanh đã nhắn gửi lời chào Nga mà không dám nói lời trực tiếp. Có lẽ chàng sợ mình sẽ lưu luyến mà không làm chủ được cảm xúc. Chàng bước đi mà nửa buồn nửa vui. Thanh nghĩa đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Có lẽ đó chính là tổ ấm hạnh phúc mà Thanh hằng ao ước. Và Thanh cũng tin rằng Nga sẽ luôn đợi chàng và mong chàng trở về. Đó chính là động lực để Thanh sớm trở về đoàn tụ và đem đến cho Nga một hạnh phúc viên mãn.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện – Mẫu 11

Cũng như bao lần Thanh trở lại ngôi nhà cũ nhưng dường như ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá. Chốn Thanh về mọi thứ đều già cỗi và không đổi. Thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, một hình ảnh tươi mát hiện lên. Khu vườn xưa hiện lên trước mắt anh chàng với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Tất cả hiện lên trước mắt chàng thanh niên vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với người anh đến lạ thường. Và hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến chàng thanh niên trẻ xốn xang và hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn áo ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa. Về quê sao ta có một cảm giác thanh bình yên ổn đến thế ta dường như không còn vướng bận bất cứ điều gì của cuộc sống nhộn nhịp ngoài kia mà chỉ còn biết thả hồn vào thiên nhiên và cảnh vật.

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện – Mẫu 12

Dưới bóng hoàng lan là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Thạch Lam, cốt truyện nhẹ nhàng, khung cảnh làng quê gần gũi nhưng người đọc vẫn cảm nhận được những cái độc đáo, mới lạ mà nhà văn Thạch Lam mang đến, đó chính là hương vị của con người, của tình người. Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng và đặc biệt là tâm trạng của Thanh trong đoạn văn cuối của phần kết truyện đáng để ta suy nghĩ. Sau khi về thăm nhà, Thanh đã gặp lại người bà kính yêu của mình, được ngắm nhìn lại khung cảnh quê hương sau hai năm vắng nhà và được gặp lại cô bé hàng xóm – Nga, người bạn thuở nhỏ của anh. Tâm trạng của Thanh ở đoạn văn cuối là một tâm trạng nửa buồn lại nửa vui, nó xen lẫn sự hạnh phúc vì bà vẫn khỏe mạnh, ngôi nhà để anh có thể về nghỉ ngơi với sự đau thương cho một tình cảm vừa mới bắt đầu đã phải cách xa. Thanh vui vì bà vẫn khỏe, ngôi nhà vẫn như xưa và anh có thể thường xuyên về nghỉ ngơi ở đây nhưng anh buồn vì tình cảm của anh và Nga vừa bắt đầu mà anh lại phải đi xa. Nhưng giữa cái buồn ấy vẫn có một hi vọng, một niềm tin rằng dù anh có đi xa thì Nga vẫn sẽ đợi anh quay về, tình cảm của hai người vẫn như xưa, không gì có thể chia tách họ cả. Mỗi mùa Nga sẽ hai hoa hoàng lan cài lên tóc như một sự nhớ thương gửi đến Thanh và Thanh cũng biết điều đó, anh vẫn sẽ nhớ về mùi hoa hoàng lan trên người Nga, về bông hoa mà anh đã cài trên tóc cô, tình yêu của họ cũng như cây hoàng lan vậy. Đoạn văn cuối không chỉ kết lại tác phẩm mà nó cũng kết lại tâm trạng của Thanh sau khi về thăm nhà và đồng thời là một cái kết mở cho tình yêu của Thanh và Nga.

***********

Trên đây là 12 bài mẫu viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích tâm trạng nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện Dưới bóng hoàng lan lớp 10 hay nhất. Hy vọng sẽ giúp các em trau dồi vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngày một hay và cuốn hút hơn.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button