Lớp 5

Dàn ý tả một vật thường dùng mà em yêu thích

I. Dàn ý tả một vật thường dùng mà em yêu thích

1. Mở bài

Giới thiệu một vật thường dùng mà em yêu thích

2. Thân bài

– Miêu tả các đặc điểm của đồ vật: hình dáng, kích thước, màu sắc, cấu tạo
– Công dụng của đồ vật: đồng hồ báo thức để báo giờ, bàn học để học bài, cặp sách để đựng sách vở đi học,…
– Em sử dụng đồ vật ấy như thế nào: sử dụng hàng ngày, cẩn thận và gìn giữ,…

3. Kết bài

Cảm nghĩ của em về đồ vật đó: Yêu quý, trân trọng, ý muốn gắn bó,…
 

II. Bài văn mẫu tả một vật thường dùng mà em yêu thích

Trong căn phòng nhỏ của em có rất nhiều đồ dùng cần thiết cho việc sinh hoạt và học tập, trong đó em yêu thích nhất chính là chiếc bàn học.

Chiếc bàn học được làm bằng gỗ rất chắc chắn, có gắn liền cả giá sách bên trên rất tiện nghi, từ chân đến mặt bàn cao khoảng 1 mét còn đến đỉnh giá sách phải cao đến 2 mét. Chiếc bàn dài khoảng hơn 1 mét và rộng 50cm nên rất tiện lợi và thoải mái khi em học tập. Mặt bàn phẳng lì, nhẵn nhụi và bóng bẩy. Chiếc bàn học được sơn bằng màu nâu nhạt, trông vừa sạch sẽ lại vừa sang trọng, dưới gầm bàn còn có chỗ để chân khi ngồi học giúp em ngồi học ở tư thế thoải mái nhất, bên cạnh đó còn có chiếc ngăn kéo nhỏ để em cất những đồ dùng như bút, thước, tẩy,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Tả một vật thường dùng mà em yêu thích tại đây.

———————-HẾT————————

Ngoài bài mẫu Dàn ý tả một vật thường dùng mà em yêu thích, chúng tôi còn giới thiệu đến các em học sinh một số dàn ý mẫu trong tài liệu Bài văn hay lớp 5 như: Dàn ý tả ngôi nhà lá ở nông thôn, Tả cái mũ em dùng hằng ngày; Dàn ý tả một cây bàng đang đổi lá giữa mùa thu, Tả chiếc bảng đen ở lớp em, Dàn ý tả quê hương em mùa nước ngập;… 

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button