Lớp 8

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021 – 2022

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn năm 2021 – 2022 gồm 2 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 8 được biên soạn với cấu trúc đề gồm tự luận 100%, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2. Thông qua bộ đề thi giữa kì 2 Văn 8 quý thầy cô và các em học sinh có thêm nhiều tư liệu ôn tập củng cố kiến thức luyện giải đề chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi giữa kì 2 lớp 8 sắp tới. Vậy sau đây là 2 đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 8, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn – Đề 1

Ma trận đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn

Cấp độChủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1. Văn học

– Thơ Việt Nam

– Nghị luận hiện đại

– Thuộc và ghi lại bài thơ

– Hoàn cảnh sáng tác

– Thể thơ bài:

“ Tức cảnh Pác Bó”

– Hiểu được ý nghĩa – nhan đề của văn bản
Số câu:

Số điểm –Tỉ lệ %

Số câu:1

Sốđiểm:2

Số câu:1

Sốđiểm:1

Số câu: 2

3 điểm =30%

2. Tiếng Việt

– Các loại câu

– Nhớ đặc điểm, hình thức và chức năng của câu nghi vấn – Hiểu chức năng của câu nghi vấn cụ thể
Số câu:

Số điểm – Tỉ lệ %

Số câu:1

Sốđiểm:1

Số câu:1

Sốđiểm:1

: Số câu:2

2điểm =20%

3. Tập làm văn

– Văn nghị luận

Viết một bài văn nghị luận về vấn đề xã hội
Số câu:

Số điểm – Tỉ lệ %

Số câu:1

Sốđiểm:5

Số câu:1

5điểm =50%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ %:

Số câu:2

Số điểm:3

Tỉ lệ 30%

Số câu:2

Số điểm:2

Tỉ lệ 20%

Số câu:1

Số điểm:5

Tỉ lệ 50%:

Số câu:5

Sốđiểm:10

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn

 

Câu 1: Em hãy chép lại bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Nguyễn Ái Quốc , cho biết bài thơ thuộc thể thơ gì, ra đời trong hoàn cảnh nào?. (2đ)

Câu 2: Em hiểu gì về ý nghĩa nhan đề “ Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc. (2đ)

Câu 3: Hãy cho biết đặc điểm, chức năng của câu nghi vấn.(2đ)

Câu 4: (4đ)

Đề 1: Việt Nam có truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

Đề 2: Hiện nay có một số bạn học sinh đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, với truyền thống văn hóa dân tộc, với hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết bài nghị luận để thuyết phục các bạn thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn.

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Văn 8

CÂU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM
1 – HS ghi đúng bài thơ

– Tháng 2/1941, sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Bác về nước và làm việc tại hang Pác Bó.

– Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt

1

0.5

0.5

2 – Nhan đề thuế máu: tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và cho thấy số phận bi thảm của ngưới dân bản xứ 1
3 – Đặc điểm của câu nhgi vấn: Trong câu có tứ nghi vấn: ai, gì, thế nào…Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.

– Chức năng: Dùng để hỏi, ngoài ra câu nghi vấn còn dùng để bộc lộ cảm xúc, cầu khiến.

0.5

0.5

4 a. Bộc lộ cảm xúc: sự cảm thương, nuối tiếc

b. Hỏi

0.5

0.5

5 Đề 1

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Người Việt Nam có truyền thống yêu thương, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

Thân bài: trình bày các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề:

– Ý nghĩa của câu tục ngữ

– Trong thực tế ta chứng kiến rất nhiều những gương sáng luôn giúp đỡ ngưới gặp khó khăn, hoạn nạn:

+ Toàn dân quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai , lũ lụt .

+ Các mạnh thường quân giúp đỡ các gia đình nghèo: Xây nhà, tặng quà…

+ Trên tivi có rất nhiều chương trình giúp người nghèo khó: mái ấm tình thương, vòng tay nhân ái…

+ Ở trường cũng nhiều lần phát động phong trào tấm áo tặng bạn, tết vì bạn nghèo…

– Nhận định chung và kêu gọi mọi người hãy phát huy truyền thống tốt đẹp này.

Kết bài: Khẳng định lại truyền thống tốt đẹp của người VN.

Lời hứa và quyết tâm của bản thân.

 

Đề 2

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thuyết phục các bạn HS thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn.

Thân bài: trình bày các luận điểm:

– Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh như trước nữa.

– Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu.

– Việc chạy theo mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại: làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tâp, tốn kém tiền của của cha mẹ.

– Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng phải lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống, với truyền thống văn hóa của dân tộc.

· Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Kết bài:Khẳng định lại vấn đề. Lời khuyên, lới hứa của bản thân

1

1

1.5

0.5

1

1

0.75

0.75

0.75

0.75

1

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn – Đề 2

Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” (Phần dịch thơ)của chủ tịch Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi sau:

a) Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?

b) Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ ?

c) Từ bài thơ “Ngắm trăng” của Bác, chúng ta học tập được ở Bác tinh thần lạc quan, chủ động trong mọi hoàn cảnh. Vậy, em có nhớ hiện nay chúng ta đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động nào để học theo gương Bác Hồ, hãy chép lại đúng tên cuộc vận động đó.

Câu 2. (2.0 điểm)

Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói đối với các câu trong đoạn văn sau:

“Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)

– Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ? (2)

Chị Dậu gạt nước mắt: (3)

– Không đau con ạ ! (4)”

(Ngô Tất Tố – Tắt đèn)

Câu 3. (1.0 điểm) Qua hai câu thơ:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ?

Phần 2: Làm văn (5 điểm)

Câu 4. Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 8

Câu 1. (2.0 điểm)

Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” của chủ tịch Hồ Chí Minh (0,5 đ)

NGẮM TRĂNG

Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ ;Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

a) Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. (0,25 đ)

b) Nội dung bài thơ: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (0.5 đ)

Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, lời thơ giản dị, ý thơ hàm súc. (0,5đ)

c) Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. (0.25 đ)

Câu 2. (2.0 điểm)

Câu 1: Câu trần thuật (0.5 đ)

Câu 2: Câu nghi vấn (0.5 đ)

Câu 3: Câu trần thuật (0.5 đ)

Câu 4: Câu phủ định (0.5 đ)

Câu 3. (1.0 điểm) Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: “yên dân”, “trừ bạo” nghĩa là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc ; muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực tàn bạo.

Câu 4. (5.0 điểm)

A. Yêu cầu

a. Hình thức, kĩ năng:

– Thể loại: Nghị luận CM

– Bố cục phải có đủ 3 phần.

– Không mắc lỗi diễn đạt, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.

b. Nội dung: Đảm bảo nội dung từng phần như sau:

* Mở bài (1.0 điểm): Giới thiệu ngắn gọn về TG, TP và vấn đề cần CM

* Thân bài (3.0 điểm): Nêu HCST của bài thơ và CM hai luận điểm:

+ HCST: Bài thơ được tác giả viết vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ khi TG mới bị bắt giam ở đây. Khi đó TG còn rất trẻ

CM luận điểm 1: Hình ảnh người chiển sĩ cộng sản có lòng yêu cuộc sống tha thiêt (6 câu đầu)

CM luận điểm 2: Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản khao khát tự do cháy bỏng (4 câu cuối)

Tổng kết luận điểm. Nêu giá trị NT của bài thơ

* Kết bài (1.0 điểm): Thái độ tình cảm của em về hình ảnh người chiến sĩ CS trong hoàm cảnh tù đày

B. Biểu điểm

– Điểm 4 – 5: Thực hiện tốt các yêu cầu trên, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả.

– Điểm 3: Thực hiện tương đối đảm bảo yêu cầu trên, sai không quá 5 lỗi chính tả.

– Điểm 1 – 2: Thực hiện sơ sài yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi diễn đạt, sai nhiều lỗi chính tả.

– Điểm 0: Bỏ giấy trắng, lạc đề.

* Lưu ý: Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm, giáo viên cần căn cứ vào mức độ bài làm của học sinh để ghi điểm cho thích hợp và cần khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo trong việc vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự.

………………………………………………….

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 8 – Đề 3

Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 8

Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Thấp Cao
 

I. Văn bản “Kể chuyện Bác Hồ”

 

 

 

 

 

– Xác định được nội dung chính của câu chuyện.

– Xác định câu nghi vấn trong đoạn

 

– Khái quát được phẩm chất của Bác Hồ

 

 

– Chỉ ra dấu hiệu và chức năng của câu nghi vấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết đoạn văn nghị luận xã hội về vai trò của tinh thần tự lập trong cuộc sống

 

 

 

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

0,5đ

5%

2

1,0đ

10 %

1

2,0 đ

20%

II. Văn bản “Quê hương”

 

– Chép thuộc lòng đoạn thơ.

– Tên tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác.

– Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa và so sánh

– Kể tên tác phẩm củng thể thơ, tên tác giả

– Viết đoạn văn diễn dịch phân tích đoạn thơ.

– Sử dụng hợp lý 1 thán từ và 1 câu ghép trong đoạn văn

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

2

1,5 đ

15%

2

1,5

15%

1

3,5đ

35%

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8

PHẦN I. (3,5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có một người bạn thân tên là Lê. Một lần cùng nhau đi chơi phố, đột nhiên Thành nhìn thẳng vào mắt bạn hỏi:

– Anh Lê, anh có yêu nước không?

Câu hỏi đột ngột khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:

– Tất nhiên là có chứ.

– Anh có thể giữ bí mật không?

– Có.

– Tôi muốn sang nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm như khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không?

– Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy tiền đâu mà đi?

– Đây tiền đây, – Anh Thành vừa nói, vừa xòe rộng hai bàn tay – chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ?

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi nghĩ lại về cuộc phiêu lưu trên, Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa.

Vài ngày sau, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước…”

(Theo Bác Hồ kính yêu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1980)

Câu 1. Văn bản trên kể về chuyện gì? Qua câu chuyện, em thấy được những phẩm chất đáng quý nào của Bác Hồ? (0,75 điểm)

Câu 2. Xác định một câu nghi vấn được sử dụng trong văn bản trên và chỉ rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn đó. Cho biết câu nghi vấn đó được dùng để làm gì? (0,75 điểm)

Câu 3. Từ nội dung câu chuyện trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự lập trong cuộc sống của thế hệ trẻ hiện nay. (2 điểm)

PHẦN II. (6,5 điểm)

Cho câu thơ sau:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”

Câu 1. Em hãy chép 5 câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh đoạn thơ. (0,5 điểm)

Câu 2. Cho biết những câu thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. (1,0 điểm)

Câu 3. Trong hai câu cuối của đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng những phép tu từ nào? Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó. (1,0 điểm)

Câu 4. Dựa vào đoạn thơ em vừa chép ở trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ nhận định: “Khổ thơ thứ hai của bài thơ đã tái hiện một cách sinh động cảnh dân làng chài ra khơi đánh cá”. Trong đoạn có sử dụng hợp lí một câu ghép và một thán từ (gạch dưới, chỉ rõ câu ghép và thán từ ). (3,5 điểm)

Câu 5. Hãy nêu tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 8 đã học có cùng thể thơ với bài thơ trên và ghi rõ tác giả. (0,5 điểm)

Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8

PHẦN I(3,5 điểm)
Câu Nội dung Điểm
1

(0,75 điểm)

Học sinh nêu được:

– Văn bản kể chuyện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

– Phấm chất của Bác:

+ Có lòng yêu nước, muốn cứu giúp đồng bào.

+ Có ý chí và tinh thần tự lập cao, không ngại khó khăn gian khổ.

– HS có thể có cách diễn đạt khác mà vẫn đúng ý thì vẫn cho điểm tối đa.

 

0,25 đ

 

0,25 đ

0,25 đ

2

(0,75 điểm)

Học sinh nêu được:

– 1 câu nghi vấn trong số 5 câu có trong văn bản.

– Chỉ rõ các từ ngữ nghi vấn ứng với mỗi câu. VD: có…không, không, đâu, chứ.

– Xác định chức năng các câu nghi vấn: dùng để hỏi

 

0,25 đ

0,25 đ

 

0,25 đ

3

(2,0 điểm)

 

Học sinh viết được đoạn văn nghị luận xã hội đảm bảo yêu cầu:

* Về hình thức: Đoạn văn nghị luận (tự chọn kiểu lập luận), có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, độ dài theo qui định, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả…

* Về nội dung:

– Nêu khái niệm, quan điểm về tinh thần tự lập

– Biểu hiện của tính tự lập (tích cực, tiêu cực)

– Vai trò ý nghĩa của tính tự lập trong cuộc sống

– Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động

* Lưu ý:

– Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục.

– Đoạn văn quá dài, quá ngắn hoặc nhiều đoạn trừ 0,25

 

0,5 đ

 

 

1,5 đ

 

 

PHẦN II(6,5 điểm)

Câu Nội dung Điểm
1

(0, 5 điểm)

– HS chép đầy đủ chính xác 6 câu thơ

(Sai 1 lỗi chính tả trừ 0,25 đ)

0,5 đ

 

2

(1,0 điểm)

– Nêu được tên bài thơ: Quê hương

– Tác giả: Tế Hanh

– Hoàn cảnh sáng tác: 1939, khi tác giả xa quê ra Huế học

0,25 đ

0,25 đ

0,5 đ

3

(1,0 điểm)

– HS chỉ rõ các biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ:

+ So sánh cánh buồm với mảnh hồn làng

+ Nhân hóa: rướn thân trắng, thâu góp gió

– Tác dụng: Làm cho cánh buồm vừa có hình vừa có hồn, trở thành biểu tượng của làng chài, mang trong mình mơ ước của người dân chài. Hình ảnh nhân hóa: thể hiện vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn.

 

0,25 đ

0,25 đ

 

0,5 đ

4

(3,5 điểm)

 

Học sinh viết được đoạn văn đúng yêu cầu:

– Về hình thức:

+ Đoạn văn diễn dịch, có câu chủ đề ở đầu đoạn văn, diễn đạt mạch lạc.

+ Độ dài: 12 câu (cộng/trừ 1-2 câu)

+ Kiến thức tiếng Việt: Sử dụng hợp lý một thán từ và một câu ghép (gạch dưới, chỉ rõ)

– Về nội dung: làm sáng tỏ câu chủ đề: Khổ thơ thứ hai của bài thơ đã tái hiện một cách sinh động cảnh dân làng chài ra khơi đánh cá”.

– Họ ra khơi khi thời tiết đẹp, trời yên biển lặng

– Hình ảnh “dân trai tráng” gợi vẻ đẹp khỏe mạnh, trẻ trung

– Hình ảnh so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã gợi hình ảnh con thuyền lướt nhanh trên sóng

– Các từ “hăng”, “phăng”, “vượt” gợi khí thế hăng hái của người dân chài

– Hình ảnh so sánh cánh buồm với mảnh hồn làng: cánh buồm vừa có hình vừa có hồn, trở thành biểu tượng của làng chài, mang trong mình mơ ước của người dân chài.

– Nghệ thuật nhân hóa: rướn thân trắng thể hiện vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn.

 

0,5 đ

 

 

 

0,5 đ

 

2,5 đ

5

(0,5 điểm)

 Bài thơ có cùng thể thơ: Nhớ rừng

– Tác giả: Thế Lữ

0,25 đ

0,25 đ

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn – Đề 4

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ………

TRƯỜNG THCS ……..

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021-2022

Môn Ngữ văn 8

(Thời gian làm bài 90 phút)

I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió…

( Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2019)

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai?

Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ có trong câu thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy?

“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chéo, mạnh mẽ vượt trường giang”.

Câu 4. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về vẻ đẹp của quê hương em (viết khoảng từ 3- 5 câu).

II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm).

Câu 1. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch (từ 5 đến 7 câu) với câu chủ đề: “ Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày”

Câu 2. (5,0 điểm): Thuyết minh cách làm một món ăn mà em yêu thích.

Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 8

Yêu cầu chung:

– Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.

– Trong quá trình chấm, cần tôn trọng sự sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.

Hướng dẫn cụ thể

Câu Ý Nội dung Điểm
I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)
Câu 1 1 Đoạn văn trên được trích từ văn bản Quê hương

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.

0,5 điểm
2 Của tác giả Tế Hanh.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0,5 điểm.

0,5 điểm
Câu 2 1 Nội dung chính của đoạn văn : Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. 0,5 điểm
Câu 3 1 – HS chỉ ra biện pháp tu từ có trong câu thơ : So sánh

– HS nêu tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp dũng mãnh của con thuyền khi ra khơi.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh trả lời chính xác như đáp án mỗi ý: 0,5 điểm.

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 4 1 HS có nhiều cách trình bày khác nhau xong cần nêu được ý chính: Từ vẻ đẹp của quê hương … bày tỏ niềm tự hào, ngợi ca trước vẻ đẹp của quê hương mình. Muốn góp công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương.

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh trình bày thuyết phục: 0,5 điểm.

Học sinh trình bày chưa thuyết phục: 0,25 điểm.

0,5 điểm
II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)
Câu 1 2 điểm
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

– Viết đúng 01 đoạn văn, theo cách diễn dịch.

– Viết đủ số câu theo yêu cầu.

0,25 điểm
b. Xác định đúng chủ đề cần làm sáng tỏ:

Bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu đã thể hiện tình yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày.

0,25 điểm
c. Triển khai vấn đề

Học sinh lựa chọn thao tác viết đoạn văn theo cách diễn dịch để triển khai chủ đề theo nhiều cách lập luận khác nhau nhưng phải làm rõ:

– Bài thơ được làm trong hoàn cảnh tù đày, mất tự do.

– Tình yêu thiên nhiên được thể hiện qua việc liên tưởng một bức tranh mùa hạ thanh bình, sinh động, rực rỡ sắc màu và âm thanh. Đó là âm thanh rộn ràng của tiếng chim tu hú, của tiếng ve gọi hè, của tiếng sáo diều vi vu trên tầng không; đó là màu sắc rực rỡ của màu lúa chín, của bắp rây vàng hạt; của ánh nắng đào dịu nhẹ; đó là hương vị ngọt ngào của trái cây; là bầu trời rộng lớn, tự do của trời cao, diều sáo…Tất cả như đang tấu lên khúc nhạc mùa hè với rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, chan hòa ánh sáng, ngọt ngào hương vị.

– Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, hết sức tự nhiên, sống động, linh hoạt, nhà thơ đã dựng lên trước mắt người đọc khung cảnh thiên nhiên mùa hạ đẹp như một bức tranh lụa.

Hướng dẫn chấm:

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).

– Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm).

– Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

0,75 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25 điểm
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề ; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về vấn đề, có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

– Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

– Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,5 điểm
Câu 2 5,0 điểm
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh về một phương pháp cách làm.

– Nguyên liệu: giới thiệu các nguyên vật liệu

– Cách làm: Thuyết mình một cách trình tự cách làm món ăn ấy.

– Yêu cầu thành phẩm.

0,5 điểm
b. Xác định đúng đối tượng thuyết minh: Cách làm một món ăn.

Hướng dẫn chấm:

Học sinh xác định đúng đối tượng thuyết minh: 0,5 điểm.

 

0,5 điểm.
c. Triển khai phần nội dung thuyết minh đảm bảo đúng trình tự hợp lý, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Nguyên liệu:

– Giới thiệu về các nguyên vật liệu để làm món ăn ấy.

– Số lượng thực phẩm phải phù hợp với khẩu phần ăn( 4 người).

Hướng dẫn chấm:

– HS nêu được như đáp án thì cho tối đa 1,0 điểm.

– HS giới thiệu số lượng nguyên liệu quá nhiều hoặc quá ít với khẩu phần ăn cho 0,5 điểm .

 

1,0 điểm

* Cách làm:

– Yêu cầu trình bày theo thứ tự, trình tự làm một món ăn.

Hướng dẫn chấm:

– HS nêu được như đáp án thì cho tối đa 2 điểm.

– HS giới thiệu trình tự còn lộn xộn ít thì cho 1,75 điểm.

– HS giới thiệu trình tự quá lộn xộn thì cho 1,0 điểm.

1,5 điểm
Yêu cầu thành phẩm: đúng với từng món ăn

Hướng dẫn chấm:

– Học sinh thuyết minh đầy đủ yêu cầu thành phẩm của món ăn :1 điểm.

1,0 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

– Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0,25 điểm
e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về đối tượng thuyết minh; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng kiến thức về thể loại trong quá trình thuyết minh; biết liên hệ đối tượng thuyết minh với thực tiễn đời sống; lời văn thuyết minh rành mạch, rõ ràng, trong sáng.

– Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

– Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.

0,25 điểm
Tổng điểm 10,0 điểm

…………………………….

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn – Đề 4

Ma trận đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn

Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
1. Văn học

– Thơ Việt Nam

– Nghị luận hiện đại

– Thuộc và ghi lại bài thơ

– Hoàn cảnh sáng tác

– Thể thơ bài:

“ Tức cảnh Pác Bó”

– Hiểu được ý nghĩa – nhan đề của văn bản
Số câu:

Số điểm – Tỉ lệ %

Số câu:1

Số điểm:2

Số câu:1

Số điểm:1

Số câu: 2

điểm =30%

2. Tiếng Việt

– Các loại câu

– Nhớ đặc điểm, hình thức và chức năng của câu nghi vấn – Hiểu chức năng của câu nghi vấn cụ thể
Số câu:

Số điểm – Tỉ lệ %

Số câu:1

Số điểm:1

Số câu:1

Số điểm:1

: Số câu:2

2 điểm =20%

3. Tập làm văn

– Văn nghị luận

Viết một bài văn nghị luận về vấn đề xã hội
Số câu:

Số điểm – Tỉ lệ %

Số câu:1

Số điểm:5

Số câu:1

5 điểm =50%

Tổng số câu:

Tổng số điểm:

Tỉ lệ %:

Số câu:2

Số điểm:3

Tỉ lệ 30%

Số câu:2

Số điểm:2

Tỉ lệ 20%

Số câu:1

Số điểm:5

Tỉ lệ 50%:

Số câu:5

Số điểm:10

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn

Câu 1: Em hãy chép lại bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” của Nguyễn Ái Quốc , cho biết bài thơ thuộc thể thơ gì, ra đời trong hoàn cảnh nào?. (2đ)

Câu 2: Em hiểu gì về ý nghĩa nhan đề “ Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc. (2đ)

Câu 3: Hãy cho biết đặc điểm, chức năng của câu nghi vấn.(2đ)

Câu 4: (4đ)

Đề 1: Việt Nam có truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.

Đề 2: Hiện nay có một số bạn học sinh đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi, với truyền thống văn hóa dân tộc, với hoàn cảnh gia đình. Em hãy viết bài nghị luận để thuyết phục các bạn thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn.

Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Văn 8

CÂU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM
1 – HS ghi đúng bài thơ

– Tháng 2/1941, sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài Bác về nước và làm việc tại hang Pác Bó.

– Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt

1

0.5

 

0.5

2 – Nhan đề thuế máu: tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp và cho thấy số phận bi thảm của ngưới dân bản xứ 1
3 – Đặc điểm của câu nhgi vấn: Trong câu có tứ nghi vấn: ai, gì, thế nào…Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.

– Chức năng: Dùng để hỏi, ngoài ra câu nghi vấn còn dùng để bộc lộ cảm xúc, cầu khiến.

0.5

 

0.5

4 a. Bộc lộ cảm xúc: sự cảm thương, nuối tiếc

b. Hỏi

0.5

0.5

5 Đề 1

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Người Việt Nam có truyền thống yêu thương, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.

Thân bài: trình bày các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề:

– Ý nghĩa của câu tục ngữ

– Trong thực tế ta chứng kiến rất nhiều những gương sáng luôn giúp đỡ ngưới gặp khó khăn, hoạn nạn:

+ Toàn dân quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai , lũ lụt .

+ Các mạnh thường quân giúp đỡ các gia đình nghèo: Xây nhà, tặng quà…

+ Trên tivi có rất nhiều chương trình giúp người nghèo khó: mái ấm tình thương, vòng tay nhân ái…

+ Ở trường cũng nhiều lần phát động phong trào tấm áo tặng bạn, tết vì bạn nghèo…

– Nhận định chung và kêu gọi mọi người hãy phát huy truyền thống tốt đẹp này.

Kết bài: Khẳng định lại truyền thống tốt đẹp của người VN.

Lời hứa và quyết tâm của bản thân.

 

Đề 2

Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thuyết phục các bạn HS thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn.

Thân bài: trình bày các luận điểm:

– Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh như trước nữa.

– Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người văn minh, sành điệu.

– Việc chạy theo mốt ăn mặc ấy có nhiều tác hại: làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến chất lượng học tâp, tốn kém tiền của của cha mẹ.

– Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng phải lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống, với truyền thống văn hóa của dân tộc.

· Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Kết bài:Khẳng định lại vấn đề. Lời khuyên, lới hứa của bản thân

 

1

 

 

1

1.5

 

 

0.5

 

1

 

 

 

1

 

 

0.75

 

0.75

 

0.75

 

 

0.75

 

 

 

1

Đề thi giữa học kì 2 lớp 8 môn Văn – Đề 5

Phần I: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” (Phần dịch thơ)của chủ tịch Hồ Chí Minh và trả lời những câu hỏi sau:

a) Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?

b) Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ ?

c) Từ bài thơ “Ngắm trăng” của Bác, chúng ta học tập được ở Bác tinh thần lạc quan, chủ động trong mọi hoàn cảnh. Vậy, em có nhớ hiện nay chúng ta đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động nào để học theo gương Bác Hồ, hãy chép lại đúng tên cuộc vận động đó.

Câu 2. (2.0 điểm)

Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói đối với các câu trong đoạn văn sau:

“Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (1)

– Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không ? (2)

Chị Dậu gạt nước mắt: (3)

– Không đau con ạ ! (4)”

(Ngô Tất Tố – Tắt đèn)

Câu 3. (1.0 điểm) Qua hai câu thơ:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Em hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ?

Phần 2: Làm văn (5 điểm)

Câu 4. Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản qua bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu

Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 8

Câu 1. (2.0 điểm)

Chép thuộc lòng bài thơ “Ngắm trăng” của chủ tịch Hồ Chí Minh (0,5 đ)

NGẮM TRĂNG

Trong tù không rượu cũng không hoa,Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ ;Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

a) Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. (0,25 đ)

b) Nội dung bài thơ: Tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (0.5 đ)

Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, lời thơ giản dị, ý thơ hàm súc. (0,5đ)

c) Cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. (0.25 đ)

Câu 2. (2.0 điểm)

Câu 1: Câu trần thuật (0.5 đ)

Câu 2: Câu nghi vấn (0.5 đ)

Câu 3: Câu trần thuật (0.5 đ)

Câu 4: Câu phủ định (0.5 đ)

Câu 3. (1.0 điểm) Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là: “yên dân”, “trừ bạo” nghĩa là làm cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc ; muốn yên dân thì phải diệt trừ mọi thế lực tàn bạo.

Câu 4. (5.0 điểm)

A. Yêu cầu

a. Hình thức, kĩ năng:

– Thể loại: Nghị luận CM

– Bố cục phải có đủ 3 phần.

– Không mắc lỗi diễn đạt, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.

b. Nội dung: Đảm bảo nội dung từng phần như sau:

* Mở bài (1.0 điểm): Giới thiệu ngắn gọn về TG, TP và vấn đề cần CM

* Thân bài (3.0 điểm): Nêu HCST của bài thơ và CM hai luận điểm:

+ HCST: Bài thơ được tác giả viết vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ khi TG mới bị bắt giam ở đây. Khi đó TG còn rất trẻ

CM luận điểm 1: Hình ảnh người chiển sĩ cộng sản có lòng yêu cuộc sống tha thiêt (6 câu đầu)

CM luận điểm 2: Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản khao khát tự do cháy bỏng (4 câu cuối)

Tổng kết luận điểm. Nêu giá trị NT của bài thơ

* Kết bài (1.0 điểm): Thái độ tình cảm của em về hình ảnh người chiến sĩ CS trong hoàm cảnh tù đày

B. Biểu điểm

– Điểm 4 – 5: Thực hiện tốt các yêu cầu trên, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả.

– Điểm 3: Thực hiện tương đối đảm bảo yêu cầu trên, sai không quá 5 lỗi chính tả.

– Điểm 1 – 2: Thực hiện sơ sài yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi diễn đạt, sai nhiều lỗi chính tả.

– Điểm 0: Bỏ giấy trắng, lạc đề.

* Lưu ý: Trên đây chỉ là hướng dẫn chấm, giáo viên cần căn cứ vào mức độ bài làm của học sinh để ghi điểm cho thích hợp và cần khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo trong việc vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự.

……………………………..

đề thi giữa kì 2 Văn 8

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button