Lớp 8

Dàn ý quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Dàn ý quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

1. Mở bài
Giới thiệu về truyện ngắn Lão Hạc và quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả Nam Cao được thể hiện trong tác phẩm.
2. Thân bài
a. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học
– Là tư tưởng, quan điểm của nhà văn về con người được thể hiện qua việc lí giải, cắt nghĩa các nhân vật của mình
b. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nam Cao được thể hiện qua truyện ngắn “Lão Hạc”
– Thể hiện qua dòng suy ngẫm mang tính triết lí của nhân vật “ông giáo”: “Chao ôi!…. không bao giờ ta thương”.
– Thể hiện cách đánh giá con người bằng đôi mắt tình thương và sự thấu cảm.
– Khi sống trong sự nghèo khổ đến cùng cực thì “cái bản tính tốt của người ta” – sự quan tâm, thấu hiểu, sẻ chia sẽ bị “những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.
c. Ý nghĩa của quan niệm nghệ thuật về con người của Nam Cao được thể hiện qua truyện ngắn “Lão Hạc”
– Thể hiện rõ quan niệm nghệ thuật tiến bộ và mang tính hệ thống trong các sáng tác của nhà văn Nam Cao về vấn đề “đôi mắt”.
– Thể hiện rõ đôi mắt, trái tim nhân đạo của Nam Cao và ý thức đi tìm “cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”.
3. Kết bài
Đánh giá lại quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nam Cao.

Xem bài mẫu: Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Các bạn có thể đón đọc thêm những bài văn hay lớp 8 đã được chúng tôi tổng hợp bên cạnh dàn ý Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao như: Cách xây dựng hình tượng người nông dân trong hai đoạn trích Lão Hạc và Tức nước vỡ bờ; Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc; Phân tích nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên; Phân tích bi kịch của lão Hạc trong truyện ngắn lão Hạc của nhà văn Nam Cao; Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. 

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button