Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 2 bài Quê hương ngắn gọn bao gồm 8 bài mẫu do thầy cô trường cấp Lê Hồng Phong tổng hợp và biên soạn sẽ giúp các em học sinh lớp 8 có thêm nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thành tốt bài tập trên lớp của mình.
Đề bài:Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ 2 bài thơ Quê hương.
Các em nên tham khảo thêm: Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Khổ 2 bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Khổ 2 Quê Hương bắt đầu từ “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” đến “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”. Khung cảnh dân chài bơi thuyền ra biển đánh cá.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 2 bài Quê hương – Mẫu 1
Tiếp tục mạch hồi tưởng, khổ thơ thứ 2 trong bài thơ đã tái hiện được cảnh ra khơi của đoàn thuyền trong 1 khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trong 1 khí thế mạnh mẽ tràn đầy sức sống. Bằng sự kết hợp hoàn hoà giữa bút pháp tả thực và bút pháp lãng mạn, mở đầu khổ thơ thứ 2 cho ta thấy được khung cảnh thiên nhiên ra khơi của đoàn thuyền thật đẹp, đó là cảnh “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Sự vật ra khơi cũng rất quen thuộc, ấn tượng và tràn đầy khí thế. Những chàng trai khoẻ mạnh, trên chiếc thuyền gắn bó của quê hương, của gia đình đã lướt nhẹ ra khơi. Nhưng dưới tâm hồn tinh tế của nhà thơ, con thuyền ra khơi được ví như con tuấn mã, với các hành động “phăng”,”vươt ” đã diễn tả tốc độ phi thường của đoàn thuyền ra khơi. Tốc độ ấy càng mạnh hơn, đẹp hơn khi tác giả có 1 liên tưởng đọc đáo, 1 ẩn dụ sáng tạo “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng, rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Phải nói nhà thơ có 1 tình cảm thiêng liếng sâu nặng với quê hương thì mới có được cảm nhận như vậy. Cái tinh tế ở đây là nhà thơ lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy cái hữu hình để nói cái vô hình, lấy cái vô hồn để nói cái có hồn. Tất cả tài năng và tình cảm của nhà thơ đã thăng hoa, ngưng kết lại tạo ra 1 cảnh ra khơi của làng chài hết sức lãng mạn và tràn đầy sức sống.
Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 2 bài Quê hương – Mẫu 2
Bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh là một bài thơ hay nói về tình yêu quê hương và sự gắn bó với làng chài vùng biển của tác giả. Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ là một đoạn thơ hay miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong tư thế đầy khỏe khoắn, vui tươi. Chiến thuyền ra khơi với tâm thế sẵn sàng cho một buổi lao động đầy tươi vui, hứng khởi. Nhà văn đã so sánh ” Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã “. Chỉ một câu thơ ấy thôi, ta thấy được sự dũng mãnh, mạnh mẽ, nhanh nhẹn của con tàu khi vượt trùng khơi ra biển lớn, cùng với đó là sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển .Với những động tác nhanh nhẹn, dứt khoát, con thuyền nhanh chóng ” phăng mái chèo ” để mạnh mẽ ” vượt trường giang “. Bên cạnh hình ảnh con thuyền, hình ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng”. Cách so sánh ấy rất hay và độc đáo. Tác giả đã lấy một cái hữu hình là cánh buồm để nói về một cái vô hình là mảnh hồn làng, khiến cho hình ảnh quê hương trở nên gần gũi và thân thương hơn. Cánh buồm quen thuộc gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng và lớn lao lạ kì. Nó trở thành nơi lưu giữ hồn cốt của quê hương, là tình yêu nghề, yêu làng xóm của những người dân làng biển theo đoàn thuyền ra khơi. Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với người dân, đang “rướn thân” mình ra để vươn ra biển khơi. Như vậy, dưới ngòi bút tài tình và cảm hứng lãng mạn của nhà thơ Tế Hanh, đọan thơ tả cảnh người dân chài ra khơi đánh cá đã giúp cho người đọc cảm nhận được khí thế hăng say lao động, sự khỏe khoắn, tràn đầy sức lực, sức sống của người dân làng chài trong chuyến ra khơi và tình yêu quê hương sâu đậm của người dân chài. Chính điều này đã làm nên cái hay, cái đẹp của tác phẩm và góp phần đem đến thành công cho tác phẩm.
Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 2 bài Quê hương – Mẫu 3
Chỉ vẻn vẹn 6 câu thơ nhưng đã mang một tình cảm yêu quê hương da diết, sự nhiệt huyết của dân chài căng buồm ra khơi. Điều đó được tác giả Tế Hanh chỉ rõ qua bài thơ Quê hương. Bắt đầu câu thơ mở ra một không gian khoáng đạt nơi với “trời trong”, “gió nhẹ”,”mai hồng” đây là lúc ở nơi làng chài nhỏ kia dân trai tráng đang tấp nập ra khơi. Tg khéo léo sử dụng biện pháp so sánh ví chiếc thuyền như “con tuấn mã” thể hiện sức chạy nhanh của con thuyền tựa như bay. Cùng với đó là từ “phăng” thể hiện dứt khoát của con thuyền cùng tinh thần của những người dân chài. Néu như người ta thường so sánh những thứ hữu hình với nhau thì tác giả lại so sánh chúng với những thứ vô hình. Đây là sự bộc phá trong thơ tác giả nhưng điều sâu sắc hơn câu văn thể hiện người dân chài mang theo niềm tin, hơi thở của dân làng biến nó thánh sức mạnh của ngư dân. Bằng biện pháp nhân hoá tác giả đã thổi hồn cho con thuyền, để đưa cánh buồm đi đến nơi có gió đại dương. Câu thơ gắn gọn nhưng đã đưa lại cả một niềm thương nỗi nhớ cho đứa con xa quê
Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 2 bài Quê hương – Mẫu 4
Bằng việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, Tế Hanh đã thổi hồn vào hình ảnh con thuyền khi ra khơi. Con thuyền ‘nhẹ hăng như con tuấn mã’ kết hợp với các động từ mạnh như ‘hăng, phăng’ đã tạo lên khung cảnh con thuyền dũng mãnh ra khơi. đặc biệt hơn, câu thơ ”cánh bườm giương to như mảnh hồn làng ” đã cho đọc giả thấy được những điều không hình sắc, hình ảnh cánh buồm cũng như hình ảnh đặc trưng cho ngôi làng chài ven biển, nó như thể hiện được hết cái hồn đẹp đẽ nơi làng quê chài lưới. Ai đó đã từng nói: ” tôi thấy Tế Hanh phải là người tinh tế lắm. Tế Hanh đã ghi lại được đôi nét rất thần kì về cảnh sinh hoạt quê hương. Người nghe có thể thấy được cả những điều không hình sắc, không âm thanh…..”. Đúng vậy, bởi những cảm nhạn tinh tế của Tế hanh đã gửi tới toàn thể các bạn đọc nết đẹp quê hương ông, cũng là một lời nhắn gửi tới những người con xa quê hãy luôn nhớ về quê ương mình.
Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 2 bài Quê hương – Mẫu 5
Khổ thơ thứ hai là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với “Khi trời trong..hồng” là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ “Chiếc..mã/ Phăng mái chèo…giang” là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa: “Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” được thể hiện qua từ “phăng”, “vượt” diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng” đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn”, “thâu góp” làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người.
Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 2 bài Quê hương – Mẫu 6
Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đầy khí thế được Tế Hanh miêu tả rõ nét qua đoạn thứ hai trong bài thơ “Quê hương”. Trai tráng trong làng ra khơi với tâm thế sẵn sàng cho một buổi lao động đầy vui tươi, hứng khởi dưới bầu trời trong xanh, gió nhẹ, ánh mai hồng của buổi bình minh. Tác giả đã khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa, kết hợp với những động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “vượt” để làm nổi bật sự mạnh mẽ, nhanh nhẹn của con thuyền khi ra biển lớn, cùng với đó là sự hồ hởi người dân làng chài lưới. Bên cạnh hình ảnh chiếc thuyền, hình ảnh cánh buồm được tác giả so sánh với “mảnh hồn làng” – một cách so sánh rất hay và độcđáo. Tế Hanh đã lấy một cái hữu hình là cánh buồm để nói về một cái vô hình là mảnh hồn làng, khiến cho hình ảnh quê hương trở nên gần gũi và thân thương hơn. Cánh buồm quen thuộc đó đã gắn bó bao đời với dân chài nay trở nên thiêng liêng, lớn lao lạ kì, ẩn chứa biết bao niềm tin, hi vọng của người dân chài về một chuyến ra khơi bình yên với những mẻ lưới bội thu. Cánh buồm ấy cùng hòa nhịp với họ, đang “rướn thân” mình để vươn ra biển lớn khiến con thuyền vừa uyển chuyển vừa mạnh mẽ. Chắc hẳn phải là một người có tình yêu quê hương sâu sắc, cùng sức liên tưởng độc đáo thì Tế Hanh mới có được những cảm nhận bay bổng, lãng mạn về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Nhà thơ đã giúp người đọc hình dung được cảnh ra khơi đánh cá với mộtkhí thế lao động hăng say, khỏe khoắn, tràn đầy sức sống của những con người làm chủ biển khơi, làm chủ cuộc đời trong chuyến đi mang đầy tình yêu quê hương của họ.
Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 2 bài Quê hương – Mẫu 7
Khổ 2 nói về cảnh ra khơi đánh cá của trai tráng “làng tôi”. Đó là những bình minh đẹp. Bầu trời trong sáng, gió nhẹ thổi, ánh mai hồng bùng lên. Các tính từ dùng rất chọn lọc, tạo nên hình ảnh đẹp: “trong”, “nhẹ”, “hồng”. Giọng thơ nhỏ nhẹ, tâm tình. Niềm vui đi chinh phục biển và khí thế ra khơi của bà con dân chài được thể hiện qua các hình ảnh con thuyền, cánh buồm, mái chèo đầy ấn tượng. Chiếc thuyền được so sánh với “con tuấn mã” ngựa đẹp phi nhanh lướt sóng ra khơi, đầy khí thế hăng hái. Mái chèo như lưỡi kiếm khổng lồ chém xuống, “phăng’ xuống lòng sông. Cánh buồm trắng “to như mảnh hồn làng” đang mang con thuyền “rướn” lên mặt sóng. So sánh cánh buồm với “Mảnh hồn làng” rất sáng tạo nhằm nói lên khí thế lao động và khát vọng vẻ ấm no, hạnh phúc của làng chài. Câu thơ “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là một câu thơ rất đẹp gợi lên cánh buồm rất to, lớn, ôm trọn bầu trời, căng gió biển khơi. Các từ ngữ: “hăng”, “phăng”, “vượt”, “rướn”, “thâu góp” đã làm nổi bật sức mạnh, niềm tin tưởng tự hào vào khí thế ra khơi của đoàn thuyền đánh cá.
Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 2 bài Quê hương – Mẫu 8
Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu thiết tha, trong Sáng, đầy thơ mộng của mình. Nổi bật lên trong bài thơ là cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong một sớm mai đẹp như mơ:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồngDân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.Tâm hồn nhà thơ náo nức những hình ảnh đầy sức mạnh:Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giangCánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Giữa trời nước bao la nổi bật hình ảnh con thuyền hiên ngang, hăng hái, đầy sinh lực dưới bàn tay điều khiển thành thạo của dân trai tráng đang nhẹ lướt trên sóng qua hình ảnh so sánh như con tuấn mã. Đằng các từ ngữ sinh động, nhà thơ đã khắc hoạ tư thế kiêu hãnh chinh phục sông dài, biển rộng của người làng chài. Lời thơ như băng băng về phía trước, như rướn lên cao bao la cùng với con thuyền, với cánh buồm Tế Hanh đã cảm nhận cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó nên mới liên tưởng Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đấy.
***********
Trên đây là 8 bài mẫu viết Viết đoạn văn cảm nhận về khổ 2 bài Quê hương ngắn gọn, hay nhất . Hy vọng sẽ giúp các em trau dồi vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngày một hay và cuốn hút hơn.