Lớp 9

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân

Đề bài: Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân

y nghia nhan de truyen ngan lang cua kim lan

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân

I. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân, mẫu 1 (Chuẩn)

– Làng: đơn vị dân cư nhỏ nhất ở nông thôn vùng đồng bằng và trung du Việt Nam, thường có đời sống riêng về nhiều mặt.
→ Nhan đề hé mở chủ đề, tư tưởng tác phẩm:
+ “Làng” trước hết được hiểu là làng Chợ Dầu – quê hương của ông Hai. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai.
+ Tác giả dùng “làng” nói chung, không phải một làng cụ thể nhằm khai thác tình cảm phổ biến ở người nông dân thời kì kháng chiến: tình yêu làng hòa quyện, thống nhất với lòng yêu nước.

II. Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Làng của Kim Lân, mẫu 2 (Chuẩn)

Nhan đề “Làng” là một nhan đề ý nghĩa, thể hiện sâu sắc tư tưởng, chủ đề tác phẩm. “Làng” là đơn vị dân cư nhỏ nhất ở nông thôn vùng đồng bằng và trung du Việt Nam, thường có đời sống riêng về nhiều mặt. Trước hết, “làng” ở đây được hiểu là làng Chợ Dầu – nơi mà ông Hai từng gắn bó, yêu tha thiết song phải rời xa để đi tản cư. Như vậy, truyện ngắn “Làng” của Kim Lân ca ngợi sâu sắc tình yêu làng của ông Hai, được thể hiện qua diễn biến tâm trạng nhân vật gắn với tình huống nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc và khi nghe tin cải chính về làng. Không chỉ vậy, tác giả đặt tên truyện là “làng” thay vì “làng Chợ Dầu” – một ngôi làng cụ thể nhằm phản ánh một tình cảm phổ biến ở người nông dân trong thời kì kháng chiến: tình yêu làng hòa quyện, thống nhất với lòng yêu nước. Tóm lại, nhan đề tuy ngắn gọn nhưng đã hé mở những nội dung sẽ được triển khai trong tác phẩm, để lại ấn tượng sâu sắc cho độc giả.

—————–HẾT—————-

Các em hãy đọc thêm bài viết: Ý nghĩa nhan đề bài thơ Nói với con, Ý nghĩa nhan đề bài thơ Viếng lăng Bác, Ý nghĩa nhan đề Chiếc lược ngà, Ý nghĩa nhan đề Ánh trăng để ôn tập toàn diện các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9, chuẩn bị tốt cho kì thi vào 10 sắp tới.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button