Lớp 10

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập (13 Mẫu)

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập lớp 10 bao gồm dàn ý chi tiết cùng 13 bài mẫu hay nhất do Hoàng Thùy Chi About biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình. Đây cũng là đề bài thường gặp trong các bài thi, các em nên tìm hiểu kỹ để đạt điểm số cao nhất nhé.

Đề bài:Lười biếng trong học tập là một thói quen xấu. Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen này.

Lười biếng trong học tập là một thói quen xấu. Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen này.
Lười biếng trong học tập là một thói quen xấu. Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen này.

Dàn ý viết bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: hiện tượng lười biếng trong học tập.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Nhiều bạn học sinh chỉ mải chơi không tập trung vào việc học, trên lớp thì nói chuyện riêng không nghe giảng, về nhà lại đi chơi bỏ mặc bài tập cũng như việc học của mình.

Hằng ngày ra lớp với tình trạng bài tập chưa làm, bài cũ không hiểu, bài mới chưa chuẩn bị.

b. Nguyên nhân

Các em đang trong độ tuổi hiếu kì, ham chơi, thích khám phá mọi thứ xung quanh nên dẫn đến việc bỏ bê học tập, chạy theo những thú vui của bản thân mình.

Gia đình chưa quan tâm thực sự đối với con em mình, chưa đốc thúc con em học hành đến nơi đến chốn.

Nhà trường chưa có biện pháp triệt để cũng như thú vị để kích thích tinh thần học tập của các em.

c. Hậu quả

Các em học sinh bị hổng kiến thức, không đáp ứng được khối lượng kiến thức trong chương trình học.

Việc lười học mải chơi gây ra những hệ quả xấu ảnh hưởng đến tư duy cũng như sự phát triển toàn diện, cách làm người của các em.

d. Liên hệ bản thân

Là một người học sinh, chúng ta cần đề cao ý thức tự giác trong việc học, cố gắng rèn luyện bản thân, tích lũy kiến thức thật tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội.

Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể của trường lớp để rèn luyện những kĩ năng mềm cho bản thân.

Sống chan hòa, yêu thương với những người xung quanh, tạo dựng một cuộc sống tích cực, tốt đẹp.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tình trạng lười học ở học sinh hiện nay.

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập – Mẫu 1

Từ lâu, học bài cũ, làm bài tập về nhà đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của người học sinh. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng nhận thức được điều đó. Một vài người đã hình thành và cho mình thói quen không làm bài tập về nhà, lười biếng trong học tập. Đây là một thói quen xấu, cần gạt bỏ kịp thời.

Trong thời đại công nghệ 4.0, các bạn học sinh đang bị sao nhãng với việc học hành bởi những trò chơi điện tử. Đây là thứ cực kì hấp dẫn những em học sinh hiếu động khiến chúng dồn toàn bộ thời gian vào trò chơi, say mê quá mức làm ảnh hưởng lớn đến học tập. Nhiều bạn học sinh có suy nghĩ học tập là nhiệm vụ bắt buộc nên thường học với tinh thần chống đối. Một số bạn khác thì quan niệm thời gian học trên lớp là đủ và không muốn tiếp tục học khi trở về nhà. Chỉ cần bước chân ra khỏi cổng trường, ngay tức khắc chúng ta bị thu hút bởi thú vui khác và quên đi lời dặn dò của thầy cô.

Mỗi lần như vậy, chúng ta thường rơi vào tình trạng học để đối phó. Nhiều bạn học sinh sẵn sàng lên mạng tìm lời giải. Thậm chí, có bạn sát giờ lên lớp mới cuống cuồng nhận ra bản thân chưa làm bài tập, liền vội vã mượn bạn để chép. Có lẽ, tất cả biểu hiện trên đều xuất hiện trong chính chúng ta ít nhất một lần trong đời.

Nếu thói quen này vẫn tiếp diễn, học sinh sẽ phải đối mặt với nhiều hậu quả khó lường. Trước hết, không làm bài tập về nhà đồng nghĩa với không tích lũy, bồi dưỡng các kiến thức quan trọng, dẫn đến tình trạng “học trước quên sau”.

Trái lại, nếu chúng ta dành thời gian chăm chỉ học tập, làm bài tập về nha, ôn lại bài cũ, xem trước bài mới, đến trường đến lớp tập trung chú ý lắng nghe thầy cô giáo giảng bài, chỗ nào không hiểu có thể xin thầy cô giảng lại. Chắc chắc, chẳng mấy chốc, kết quả học tập sẽ cải thiện đáng kể. Từ đó, bản thân sẽ có sự tự tin, và động lực học tập mỗi ngày càng lớn. Bên cạnh đó, chúng ta cân đối thời gian học tập và nghỉ ngơi, học tập và vui chơi giải trí, để có một sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất. Để mở mang kiến thức, tư duy giúp bản thân ngày càng tiến bộ hơn trong học tập.

Để từ bỏ được thói quen lười biếng trong học tập quả sẽ mang đến rất nhiều lợi ít nhưng để từ bỏ được là một điều không dễ dàng. Để có thể xây dựng được ngay từ hôm nay, mỗi chúng ta hãy lên một kế hoạch thật chi tiết, cân bằng học tập, hình thành các thái độ học tập tốt, chủ động trong quá trình học tập của bản thân.

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập – Mẫu 2

Từ xa xưa cha ông ta đã luôn chú trọng đến việc phát triển trí lực. Học tập luôn là mục tiêu và con đường để đi đến thành công. Khi đất nước hội nhập và đang trên đà phát triển, việc học càng ngày càng được quan tâm và trở thành chiến lược phát triển quốc gia. Tuy nhiên, có không ít học sinh hiện nay rơi vào tình trạng lười học và học yếu, kém. Hậu quả của việc lười học không chỉ là là rỗng kiến thức, chán học, học yếu kém và không trang bị được kiến thức phổ thông cần thiết cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội bởi hậu quả của nó. Tìm hiệu nguyên nhân vì sao học sinh lười học khi học cấp 3, chúng ta sẽ thấy những hệ lụy nghiêm trọng mà toàn xã hội phải chung tay đẩy lùi thực trạng này.

Tình trạng lười học của học sinh hiện nay đã trở nên khá phổ biến và sắp trở thành “vấn nạn” của nhiều nhà trường. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập, rèn luyện mà sâu xa hơn còn ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Biểu hiện của việc lười học là:học sinh thờ ơ với việc học tập, coi nhẹ nhiệm vụ học tập.

Học sinh không làm bài tập khi về nhà, không học bài cũ.Trên lớp, không tập trung chú ý, làm việc riêng, mất trật tự… Thường xuyên không mang sách vở, không ghi chép bài. Thậm chí, có học sinh một quyển vở ghi cho năm, bảy môn học. Học sinh không làm theo yêu cầu của thầy cô. Học sinh hay bỏ giờ, trốn học… Lười học hiện nay được coi là một thực trạng nan giải, trở thành bài toán khó cho tất cả chúng ta. Nó xuất hiện ở hầu hết các lớp, các trường, từ học sinh lớp một đến lớp chín, lớp mười đều có học sinh lười học.

Vậy hiện tượng học sinh lười học này do đâu và nguyên nhân vì sao? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh lười học và có những nguyên nhân cơ bản sau: Rỗng kiến thức từ lớp dưới, nhiều môn chẳng hiểu gì. Lên lớp ngồi cho có mặt, có lúc ghi chép bài để không bị ghi sổ đầu bài. Hỏi các thầy cô thì ngại…Dù học yếu, phải thi lại nhưng rất ít khi bị đúp. Hình như các thầy cô thương học sinh nên dù có lười học bị trách mắng, phê bình cuối cùng cũng được tạo điều kiện để kiểm tra lại, gỡ điểm. Vì thế, không quá lo vì lười học mà phải ở lại lớp. Đi học nhưng không xác định được mục đích học tập, học cuối cùng để làm gì bởi đằng nào cũng đi làm công Thành Hưng, Sam Sung…

Vì thế, cần gì phải học chăm học để học giỏi. Thi vào đại học cuối cùng cũng đi làm Sam Sung, làm ở các nhà hàng, công ty …Nhiều bố mẹ không quan tâm đến việc học của con. Mặc kệ, mày học thế nào thì học. Học thì ấm thân, không học thì thôi. Không đôn đốc, nhắc nhở con cái học tập. Có phụ huynh còn kể: Không bao giờ thấy con học bài buổi tối hoặc thấy con ngồi vào bàn học được nửa tiếng đã xong. Vì các bạn học sinh không có động lực học tập nên chẳng có mơ ước, hoài bão gì ngoài tham vọng kiếm tiền. Cho nên rất dễ bị cám dỗ. Sẵn sàng vì tiền mà hành xử vô văn hóa, hành động trái pháp luật. Không ít học sinh đang học phải bỏ học đê lấy chồng, đi Bar, dùng thuốc bay lắc để mua vui kiếm tiền. Chính việc lười học mà học sinh tự tạo ra áp lực với thầy cô và gia đình. Không một giáo viên nào chấp nhận được học sinh một quyển vở ghi năm, sáu môn học; không bao giờ học bài, làm bài tập về nhà. Gia đình trách mắng, thập chí đánh đập con khi bị thầy cô gọi điện hoặc sau buổi họp phụ huynh.

Vì thế, học sinh có tâm lí càng chán học, căm ghét việc học, chống đối giáo viên và học sinh. Nhiều em trở thành cá biệt, không chịu được áp lực phải chuyển sang trường nghề hoặc bỏ học… Lười học làm gia tăng các tệ nạn xã hội và bạo lực học đường. Thử nhìn xem, một học sinh chăm chỉ học tập rất ít khi hư hỏng hay gây gổ, đánh nhau, lao vào quán Net, hiệu cầm đồ. Không có mơ ước để phấn đấu, các bạn rất dễ hư hỏng, đánh mất mình. Vì lười học mà sinh ra gian lận, quay cóp trong kiểm tra, thi cử.

Hầu hết các kì thi THPT Quốc gia đều học sinh vi phạm quy chế thi ở mức độ nghiêm trọng. Đó là hành vi xấu, ảnh hưởng đến danh dự của bản thân, nhà trường. Vì không có kiến thức phổ thông nên cách giao tiếp, ứng xử nhiều khi không phù hợp. Trong các tranh luận ta thường thấy các khái niệm bị hiểu sai dẫn đến cãi nhau rất vớ vẩn gây mất đoàn kết. Có một nền tảng chung: học tập là rễ đắng nhưng hoa quả thật ngọt ngào. Nhưng chúng ta lúng túng, vướng mắc, thất vọng, bỏ cuộc, chửi nhau, từ mặt, làm sai, tan rã… đều từ việc chúng ta lười học mà ra. Vậy, đứng trước thực trạng nhức nhối này, chúng ta cần có những giải pháp nào thiết thực để giảm bớt tình trạng học sinh lười học?

Người ta vẫn nói “tiên trách kỉ, hậu trách nhân” , học hành tốt thì ấm vào thân. Nhiều học sinh chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh mà không biết rằng lười học là do những lí do khách quan mà không biết rằng bản thân mình đang đi sai hướng. Để khắc phục tình trạng này, học sinh cần làm những việc sau: Đã là học sinh phải coi việc học là nhiệm vụ đầu tiên, cần thực hiện một cách nghiêm túc, khoa học. Xác định học để cho mình. Vì thế, phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của một học sinh. Sống có ước mơ, lí tưởng và quyết tâm theo đuổi mơ ước ấy. Mơ ước chính là ngôi nhà được xây từ những viên gạch mang tên chăm chỉ. Có động lực, nhất định chúng ta sẽ thành công. Trong quá trình học, không hiểu, rỗng kiến thức ở chỗ nào phải bổ sung ngay: hỏi thầy cô, bạn bè, học nhóm, tìm gia sư,… để không xảy ra tình trạng lỗ hổng kiến thức sâu. Hạn chế tối đa vào những việc vô bổ như: chơi game online, túm năm tụm ba chơi bời, đàn đúm. Lên mạng xã hội cần có thời gian biểu phù hợp và khoa học, ít sống ảo đi. Phải xác định được, không có kiến thức phổ thông chúng ta sẽ thiệt thòi rất nhiều. Có thể bạn không vào học Đại học nhưng kiến thức cấp ba giúp ích cho bạn khá nhiều trong cuộc sống. Vì thế, phải chăm chỉ, siêng năng. Biết quý trọng ba năm cấp ba ngắn ngủi để học tập. Nên thấy xấu hổ vì lười học. Bởi học sinh sẽ thấy e ngại khi bị điểm kém, khi xem bài của bạn trong giờ kiểm tra hay thực hiện hành vi quay cóp.

Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lường, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Nếu không chịu học tập, học sinh sẽ đánh mất đi nhiều cơ hội quý báu. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng, không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập – Mẫu 3

Học tập là vấn đề quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, một hiện trạng đáng buồn đó là nhiều bạn học sinh còn lơ là trong việc học, thậm chí là lười học.

Lười học là hiện tượng các bạn học sinh không có tinh thần học tập, không chịu khó học để hoàn thiện bản thân mà mải mê chạy theo những thú vui khiến cho mình ngày càng sa sút, tạo ra những lỗ hổng kiến thức lớn. Việc lười học để lại nhiều hiệu quả nghiêm trọng đối với con người, chính vì thế mỗi người học sinh cần sớm giác ngộ và nỗ lực nhiều hơn trong học tập để trở thành một người công dân tốt.

Một thực trạng đáng buồn hiện nay đó chính là các em học sinh lười học, mải chơi. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các trang mạng truyền thông, mạng xã hội như hiện nay, tỉ lệ các em học sinh sử dụng điện thoại cũng tăng, kéo theo đó là sự cám dỗ, ham mê những trò chơi điện tử, bỏ bê việc học lên ngôi. Tệ hơn, có nhiều trường hợp các em học sinh còn bỏ học, trốn học để làm việc riêng,… Nguyên nhân của hiện tượng này đầu tiên chúng ta phải kể đến chính là do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục đích phấn đấu, không có ước mơ,….

Bên cạnh đó, gia đình, cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản cũng là nguyên nhân khiến cho các em học sinh lười học. Nguyên nhân nữa phải kể đến là do thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,…

Hậu quả của việc lười học để lại vô cùng nghiêm trọng. Trước hết nó tạo ra những lỗ hổng trong kiến thức cho các em học sinh. Những lỗ hổng này sẽ khiến các em dần mất gốc kiến thức, sau làm việc gì cũng khó. Lười học cũng sinh ra nhiều tính xấu, tệ nạn ảnh hưởng đến xã hội.

Để khắc phục tình trạng này, trước hết cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ. Gia đình quan tâm chăm sóc con em nhiều hơn và nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh. Mỗi người hiểu rõ hơn về tác hại của lười học một chút, cố gắng hơn một chút thì xã hội cũng sẽ tốt đẹp hơn, thế hệ học sinh cũng sẽ phát triển văn minh hơn.

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập – Mẫu 4

Học sinh là tương lai của đất nước. Vấn đề học tập của các bạn học sinh luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội trong bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn trong cuộc sống hiện nay chính là hiện tượng lười học của học sinh. Có nhiều bạn học sinh chỉ mải chơi không tập trung vào việc học, trên lớp thì nói chuyện riêng không nghe giảng, về nhà lại đi chơi bỏ mặc bài tập cũng như việc học của mình.

Hằng ngày có nhiều bạn ra lớp với tình trạng bài tập chưa làm, bài cũ không hiểu, bài mới chưa chuẩn bị. Một phần nguyên nhân của hiện tượng lười học này là do các bạn đang trong độ tuổi hiếu kì, ham chơi, thích khám phá mọi thứ xung quanh nên dẫn đến việc bỏ bê học tập, chạy theo những thú vui của bản thân mình. Một nguyên nhân nữa phải kể đến là do gia đình chưa quan tâm thực sự đối với con bạn mình, chưa đốc thúc con bạn học hành đến nơi đến chốn. Nhà trường cũng chưa có biện pháp triệt để cũng như thú vị để kích thích tinh thần học tập của các bạn. Hậu quả của việc lười học đầu tiên phải kể đến là các bạn học sinh bị hổng kiến thức, không đáp ứng được khối lượng kiến thức trong chương trình học. Việc lười học mải chơi còn gây ra những hệ quả xấu ảnh hưởng đến tư duy cũng như sự phát triển toàn diện, cách làm người của các bạn.

Là một người học sinh, chúng ta cần đề cao ý thức tự giác trong việc học, cố gắng rèn luyện bản thân, tích lũy kiến thức thật tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể của trường lớp để rèn luyện những kĩ năng mềm cho bản thân; sống chan hòa, yêu thương với những người xung quanh, tạo dựng một cuộc sống tích cực, tốt đẹp.

Việc lười học để lại nhiều hậu quả to lớn khôn lường với các em học sinh, chính vì thế, chúng ta hãy sớm nhận ra và cố gắng, nỗ lực từng ngày để bản thân tốt hơn.

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tậpViết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập – Mẫu 5

Lê Nin nói: “học, học nữa, học mãi”. Quả thật là đúng, con người chúng ta từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ cài gì mà ta muốn biết thì cũng phải học. Học từ cách đi, đứng, nói năng, học lấy cái chữ để còn biết đọc, biết viết lấy thêm tri thức, hiểu biết để sử dụng trong cuộc sống. Thế nhưng các bạn có biết học sinh hiện hay có một hiện tượng rất đáng chê trách đó là có nhiều bạn lười học không chịu học bài làm bài trước khi đến lớp.

Hiện tượng học sinh lười học dường như khá phổ biến. Nó xuất hiện ở hầu hết các lớp, các trường, từ học sinh lớp một đến lớp chín, lớp mười đều có học sinh lười học. Vậy hiện tượng học sịnh lười học này do đâu và nguyên nhân vì sao?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh lười học. Nguyên nhân khách quan là do sức ép từ cha mẹ học sinh đặt kì vọng quá nhiều vào con làm cho học sinh cảm thấy chán nản, mệt mỏi hoặc do tâm lí của học sinh bị ảnh hưởng từ gia đình. Những nguyên nhân đó chỉ là nguyên nhân khách quan còn nguyên nhân chủ quan như: ham chơi điện tử, lười học, đua đòi, bỏ bê chuyện học tập. Những bạn học sinh đó có biết việc làm đó gây nên hậu quả như thế nào đến bản thân mình và toàn xã hội.

Những việc làm đó gây nên rất nhiều hậu quả to lớn đối với bản thân và toàn xã hội. Khi các bạn học sinh đó lười học sẽ bị hổng kiến thức, kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến thành tích của lớp, của nhà trường cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không những thế, việc làm đó còn làm cho cha mẹ chúng ta buồn lòng. Còn những bạn ham chơi điện tử, đua đòi thì sẽ làm cho kinh tế của gia đình bị hao hụt.

Nhiều bạn như thế thì sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn kinh tế của nhà nước. Khi các bạn không học, đua đòi thì sẽ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc gây nên nhiều tệ nạn xã hội cho đất nước ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Tuy vậy những không phải bạn nào cũng lười học, không chịu học bài và làm bài. Ngược lại có nhiều bạn rất chăm chỉ luôn học bài và làm bài trước khi đến lớp nên kết quả học tập tốt, luôn được điểm cao làm vui lòng thầy cô và cha mẹ, đưa lớp tiến lên. Các bạn ấy luôn cố gắng học tập để đạt được nhiều gianh hiệu như học sinh hỏi cấp huyện, cấp trường và cấp quốc gia quốc tế.

Khi các bạn ấy cố gắng học tập chăm chỉ thì kiến thức của các bạn sẽ không bị mất, kết quả học tập cũng không bị ảnh hưởng, thành tích học tập của trường lớp luôn tốt. Bố mẹ của các bạn đó cũng tự hào, hãnh diện vì có đứa con chăm ngoan học giỏi, để được nở mày nở mặt trước mọi người.

Vậy bây giờ chúng ta cần làm gì? làm như thế nào để khắc phục hiện tượng học sinh lười học hiện nay? Mỗi bạn học sinh cần phải tự vươn lên trong học tập, có ý thức cố gắng. Ở trên lớp cần phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chỗ nào không hiểu phải hỏi bạn bè hoặc thầy cô để hiểu bài hơn chứ không được giấu dốt, phải chăm chỉ học bài và làm bài trước khi đến lớp, phải cố gắng tìm lại niềm vui trong học tập, không để chuyện gia đình ảnh hưởng đến học tập. Đồng thời cha mẹ học sinh cũng phải ủng hộ cho học sinh tham gia thêm các hoạt động ngoại khóa như đi cắm trại, đi thăm quan để nâng cao hiểu biết cách ứng xử giao tiếp đối với mọi người xung quanh. Các học sinh ham chơi điện tử thì phải bỏ, không chơi quá nhiều đến mức nghiện. Tốt nhất là không chơi để không bị ảnh hưởng đến học tập, không đua đòi theo các bạn xấu để xa vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc. Phải cố gắng học bài làm bài đầy đủ, phải tự mình có ý thức là học cho mình chứ không phải học cho ai khác. Việc học thật sự rất quan trọng đối với chúng ta.

Mọi người hãy cố gắng học tập chăm chỉ để lấy kiến thức, trong cuộc sống. Chúng ta phải lấy việc học lên làm đầu. Phải cố gắng vì bản thân chúng ta và gia đình.

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập – Mẫu 6

Học sinh là tương lai của đất nước, chính vì thế việc học tập của chúng ta có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nước nhà. Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm hiện nay nhận được sự quan tâm của toàn dư luận chính là hiện tượng lười học của học sinh. Lười học là tình trạng học sinh không có tinh thần học tập, chán nản trong học tập, chỉ mơ màng đến những thứ viển vông khác khi đến trường và không tập trung vào việc học của mình, thậm chí là khi về nhà không chịu học bài được giao để hiểu bài hơn.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay đầu tiên phải kể đến là do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,…

Bên cạnh đó, gia đình, cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái hoặc quá đặt nặng thành tích của con em mình. Ngoài ra, nhà trường, các thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,…

Một nguyên nhân nữa ta phải kể đến chính là việc các bạn học sinh hiện nay hòa nhịp rất nhanh với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa rộng khắp và thế giới ảo, dễ tiếp thu những thông tin sai lệch, chưa chính xác. Chính vì thế dẫn đến tình trạng tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều và thành tích học tập của các bạn ngày càng giảm; có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến,…

Để dần khắc phục tình trạng này, đầu tiên, mỗi cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ. Ngoài ra, gia đình cần quan tâm và chăm sóc con em nhiều hơn nhất là trong việc học tập. Bên cạnh đó, nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinh. Mỗi người nỗ lực một chút vì thế hệ học sinh tương lai để giúp cho đất nước phát triển phồn thịnh hơn, văn minh hơn chính là đang tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cuộc đời.

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập – Mẫu 7

Một trong những hiện tượng nóng bỏng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận đó chính là việc học sinh ngày nay ngày càng lười học.

Thật không khó để nhận thấy các em học sinh hiện nay lơ là trong học tập mà chỉ tập trung vào những thú vui tiêu khiển ở bên ngoài như chơi điện tử, lên mạng xã hội. Hầu như bạn học sinh nào cũng có một mạng xã hội là Instagram, Facebook,… và thời gian sử dụng mạng xã hội rất nhiều. Kèm theo đó là tỉ lệ học sinh nghỉ học, bỏ học sớm vẫn còn cao.

Nguyên nhân của thực trạng này không thể không nhắc đến đó là sự chủ quan; do bản tính hiếu thắng, tò mò của các em muốn biết nhiều thứ trên mạng xã hội. Đôi lúc là do việc có quá nhiều bài tập dẫn đến tình trạng chán nản không muốn làm. Ngoài ra nguyên nhân còn là do sự ham chơi ở tuổi ăn tuổi lớn. Một trong những nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là sự thiếu quan tâm của gia đình khi bố mẹ bận rộn kiếm tiền; nhà trường tạo nhiều áp lực về học tập khiến các em chán nản…

Hậu quả của việc lười học của học sinh đó là chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, tạo lỗ hổng kiến thức cho các em. Các em sẽ có những hiểu biết sai lầm, lệch lạc về các vấn đề trong cuộc sống từ đó dẫn đến hành động sai trái. Việc lười biếng không chịu trau dồi kiến thức của thế hệ học sinh dẫn đến hệ lụy nghiêm trọng là nước nhà ngày càng thiếu đi nhân tài.

Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi mỗi bạn học sinh cần có ý thức tự rèn luyện bản thân và tích cực học tập. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, đốc thúc con em học tập, hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội… nhất có thể. Nhà trường cần giao bài tập vừa đủ và hợp lí không quá ít cũng không quá nhiều để các em rèn luyện, ôn tập và tạo cảm hứng để các em yêu thích việc học.

Việc học không chỉ là việc của một cá nhân mà nó còn ảnh hưởng đến tương lai, sự phát triển của cả một quốc gia. Mỗi học sinh chúng ta hãy cố gắng học tập và rèn luyện bản thân để trở thành người có ích cho đất nước, cho xã hội.

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập – Mẫu 8

“Ngọc không giũa không thành ngọc sáng – Người không học không biết lẽ phải”. Việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người.

Một người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững được trên con đường đời. Bởi thế mà từ xa xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu cố gắng học tập rèn luyện phấn đấu nhưng hiện nay hiện tượng lười học xảy ra rất phổ biến trong giới học sinh.

Hiện tượng lười học là vấn đề bức thiết mà không học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, phấn đấu. Những học sinh lười học thường là những học sinh thích ham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Những học sinh ấy thường trốn học, bỏ tiết, rúc đầu vào quán điện tử cày ngày cày đêm.

Biển hiện của hiện tượng lười học là ngồi trên lớp không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây. Cá nhân học sinh lười nhác chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, chỉ lơ đáng, lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của chính mình.

Các bạn học sinh lười học thì thường vác cặp sách giả vờ đi học nhưng thực ra là đi chơi, không đến trường để học. Có những bạn xin tiền bố mẹ nói dối là tiền học nhưng thực ra là tiền để đi chơi điện tử.

Hiện tượng lười học xảy ra do rất nhiều nguyên nhân: bản thân học sinh còn lười biếng không chịu học hỏi mở mang tri thức. Một số học sinh do bạn bè rủ rê lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, không có ước mơ làm mục tiêu phấn đấu. Một phần nguyên nhân cũng là do gia đình các bậc cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết đối với quá trình học tập của con em mình.

Một số phụ huynh đặt áp lực quá lớn cho con trong công việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con cái.

Ví dụ như gia đình bạn H là một gia đình khá giả, bố mẹ đều làm công nhân viên chức, bạn H cũng học hành chăm chỉ. Sắp đến kì thi học sinh giỏi mà bố mẹ bạn ấy đặt áp lực quá cao vào bạn khiến bạn cảm thấy rất mệt mỏi, sinh ra chán nản, buồn bực. Hiện tượng lười học còn do phía xã hội tác động không nhỏ, cùng hòa nhịp phát triển của thời đại xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực.

Trong đó việc tiếp thu nhiều chọn lọc các nền văn hóa của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lí học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng lơ đãng, không tập trung vào việc học.

Lười học sẽ gây nên những hậu quả khôn lường, đặc biệt là đối với cá nhân học sinh sau đó đến gia đình và xã hội. Trước hết, đối với cá nhân học sinh khiến cho tương lai mờ mịt không có định hướng cho tương lai phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng cho xã hội. Nếu chỉ là những con người thừa của xã hội, không có chỗ đứng.

Nếu không chịu học tập thì không nhận ra giá trị của cuộc sống, lỡ mất tuổi trẻ. Còn với gia đình mất đi niềm tin vào con cái, khi thấy thành tích học tập của con mình không như mong muốn thì tỏ thái độ gắt gỏng, không vui. Như chúng ta đã biết, học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển đất nước bền vững, nguồn nhân lực kém chất lượng.

Qua những hậu quả nêu trên vì thế cần có biện pháp khắc phục hiện tượng lười học. Cá nhân học sinh cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình bây giờ là chỉ có học, biết xác định rõ cho mình ước mơ, động lực để phấn đấu. Gia đình cần có cái nhìn thoáng hơn, không nên tạo áp lực căng thẳng, không quá nuông chiều mà luôn động viên, giúp đỡ con em mình tiến bộ trong học tập. Bố mẹ nào mà chả hạnh phúc, vui sướng khi thấy con mình học hành giỏi giang, tiến bộ cơ chứ!

Vì thế là thế hệ tương lai của đất nước, bây giờ chúng ta phải cố gắng phấn đấu rèn luyện, học tập chăm chỉ để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ các bạn nhé.

Học tập là chuyện cả mỗi người nhưng chúng ta phải học làm sao cho hiệu quả đúng đắn, để không còn tình trạng lười học xảy ra nữa.

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập – Mẫu 9

Để có thể vững bước trên con đường đời, hành trang thiết yếu nhất mà mỗi người chúng ta đều phải có đó là tri thức. “Tri thức là sức mạnh” Chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vượt qua tất cả những điều trong cuộc sống mà bước tới thành công của chính mình. Bởi vì thế mà ông cha ta đã có câu “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” chính là muốn nhắc nhở con cháu đời sau phải đẩy mạnh và đầu tư nhiều hơn cho việc học của bản thân. Ấy vậy mà, hiện nay thái độ của học sinh đối với việc học lại thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân. Cụ thể học sinh thường hay lơ là, chán nản việc học, chỉ mải mê vào những thú vui vô bổ. Đây là điều đáng lo ngại vì nó không những ảnh hưởng tới chính bản thân học sinh mà nó còn ảnh hưởng đến gia đình, trường lớp và xã hội sau này..

Vậy hiện tượng lười học ở học sinh là gì? Hiện tượng này là một trong những vấn đề bức thiết mà không có học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, cố gắng, phấn đấu, Những người học sinh lười học thường là những học sinh tham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Đến lớp thường không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây, làm việc riêng gây mất trật tự lớp. Cá nhân học sinh lười nhát chưa nhận thức được vai trò của tri thức, chưa xác định cho mình mục đích học tập tốt đẹp để phấn đấu. Chỉ biết lơ là việc học, ăn chơi, lãng phí thời gian vô bổ, đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của mình

Nguyên nhân của hiện trạng học sinh có ý thức học tập lơ là hiện nay? Nguyên nhân đầu tiên phải do chính bản thân người học sinh không làm chủ được bản thân, ham chơi dễ bị bạn bè rủ rê. Bản thân không quan tâm tới tương lai mà chỉ quan tâm đến những thú vui trước mắt, không xác định rõ mục đích học tập của bản thân, không xác định được tương lai sẽ đi về đâu. Do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cuộc sống thay đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời trang sáo rỗng. Họ lấy sự giá trị tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống cho hiện tại. Việc học vì thế trở nên nhàm chán, vô nghĩa, sa đà vào các mạng xã hội, game.. khiến học sinh lơ là việc học tập. Đặc biệt là tâm lý xã hội về học tập, những bất công trong xã hội khiến cho học sinh mất niềm tin vào học tập để thành công. Một phần do chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn khô khan. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động, học sinh thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động. Trường học thiếu trang thiết bị hỗ trợ học tập khiến học sinh nhàm chán. Cũng có thể vì tác động từ phía gia đình như cha mẹ quá nuông chiều con cái quá mức khiến chúng cứ nghĩ dù thế nào cũng sẽ luôn có cha mẹ che chở vì vậy việc học là không cần thiết. Cũng có thể là cha mẹ bất hòa khiến con cái có những suy nghĩ tiêu cực, hay là cha mẹ quá áp đặt con cái phải luôn làm theo ý mình không quan tâm đến suy nghĩ của chúng khiến chúng trở nên chán nản. Và vấn đề hỗ trợ tâm lý cho học sinh còn nhiều bất cập. Nhiều khi học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lý, hỗ trợ tinh thần nhưng không có ai giúp đỡ. Sự khủng hoảng tâm lý lứa tuổi dậy thì khiến những học sinh bất mãn không còn tha thiết đối học tập nữa. Ngoài ra, gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho học sinh. Sự lơ là này khiến học sinh mất định hướng, thiếu niềm tin, không còn động lực để học tập tốt. Học sinh xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích. Mỗi ngày đến lớp không còn là niềm vui và hứng thú.

Có lẽ nhiều người nghĩ rằng lười học là chuyện mà bất cứ học sinh nào cũng sẽ một -hai lần mắc phải và đó là chuyện bình thường nhưng nếu như học sinh ấy không tự nhận thức được mối nguy hiểm của việc lười học mà cứ lao đầu vào các cuộc chơi vô bổ thì đó là một vấn đề đáng lo ngại. Việc lười học đem lại rất nhiều tác hại đối với bản thân người lười học cùng gia đình, nhà trường và xã hội. Đối với bản thân học sinh sẽ ngày càng chán nản việc học tập, chỉ thích thú đối với những trò chơi mới lạ, không xác định được phương hướng cho tương lai của mình, lao vào các tệ nạn xã hội biến bản thân trở thành những con người vô tổ chức, vô kỷ luật. Còn với gia đình, ông bà, cha mệ sẽ buồn phiền, mất niềm tin vào con cái, thường xuyên gắt gỏng, đẫn đến việc gia đình bất hòa ngày một trầm trọng hơn. Đối với nhà trường, sẽ ảnh hưởng đến mức độ uy tín của nhà trường đối với những phụ huynh đang muốn cho con học ở ngôi trường đó. Và như chúng ta đã biết học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì xã hội sẽ bị thiếu đi nguồn lao động chất lượng. Học sinh học tủ học vẹt học đối phó.. tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực thật sự và kinh nghiệm làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Áp lực nguồn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.

Vì vậy mỗi học sinh cần phải nhận biết rõ tầm quan trọng của việc học đối với bản thân mình, phải có trách nhiệm hơn với bản thân, có ý thức học tập và biết xác định rõ ràng tương lai phía trước muốn đi về đâu. Gia đình cần phải quan tâm con cái mình hơn, không đặt quá cao nhu cầu của bản thân lên trước để con cái có thể tự do phát triển ước mơ, tư duy của bản thân. Trường học cần phải có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là lập phòng tâm lý để hỗ trợ kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập hay cảm thấy bị áp lực điểm số. Giáo viên cần tích cực tìm hiểu nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương quan tâm chia sẽ với các em nhiều hơn. Lấy tình yêu thương và khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Đối với xã hội và gia đình cần quan tâm đến việc học và tâm lý của con em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò các em có sự thay đổi tâm sinh lý mãnh liệt của cuộc đời. Các em dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh những hành động bồng bột và sai lầm. Xã hội thì phải tuyên truyền sự quang trọng của học tập, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động kết hợp vui chơi, thay đổi phương pháp học phù hợp với mức độ học sinh, không đặt quá về vấn đề học tập vì như vậy dễ khiến học sinh cảm thấy bị áp lực điểm số mà dần chán nản việc học hơn.

Vì là thế hệ tương lại của đất nước, mỗi học sinh đều phải chăm chỉ học tập, không nên lười nhát, thụ động. Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập, học đi đôi với hành, tích lũy kiến thức, rèn luyện nhân phẩm, tránh lối học tủ, học đối phó.. sau mọi nỗ lực đấy sẽ là hành trang quý giá nhất khi ta bước vào đời. Để có thể giúp đỡ xã hội trở nên văn minh hơn và giúp cho bản thân có một tương lai tươi sáng, trở thành người có ích, góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập – Mẫu 10

Từng có câu: “Ngọc không mài không sáng, người không học không hiểu lí lẽ”, việc học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của mỗi người. Một con người nếu không được học tập thì khó mà đứng vững trên đường đời.

Bởi thế mà, từ xưa ông cha ta luôn nhắc nhở con cháu phải cố gắng học hành, phấn đấu rèn luyện thật tốt. Ấy vậy mà, trong thời đại phát triển như hiện nay, một thực trạng đáng buồn là có nhiều học sinh lơ là, chán nản việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đến cá nhân học sinh mà còn tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững và ổn định của đất nước, của xã hội. Cá nhân học sinh: lười nhác, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức, lơ đãng, chỉ lo đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ chính của mình, bị bạn bè lôi kéo, không xác định rõ con đường tiếp theo mà mình bước đến, chưa có lí tưởng và tư tưởng vững chắc, không có ước mơ để làm mục tiêu phấn đấu…

Gia đình, cha mẹ quá nuông chiều con cái, chưa có sự quan tâm cần thiết với quá trình học tập của học sinh, tạo áp lực quá nhiều cho con trong việc học hành mà không quan tâm đến cảm giác và suy nghĩ của con mình… Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự thu hút học sinh vào học tập, chưa đánh trúng tâm lí học sinh, còn nhiều cách dạy bảo thủ. Mặt khác, chương trình học quá nặng với học sinh, áp lực từ nhiều phía, theo tâm lý: không học thêm thì học không giỏi khiến học sinh chỉ biết cắm đầu học mà không biết mình học vì cái gì và tiếp thu được gì.

Xã hội: cùng hòa vào nhịp độ phát triển của thời đại, xã hội nước ta có nhiều biến đổi vừa tích cực vừa tiêu cực. Trong đó việc tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hoá của nước ngoài cũng ảnh hưởng đến tâm lý học hành của học sinh. Sự xuất hiện của các trò chơi điện tử thu hút sự chú ý của học sinh, các kiểu ăn diện, phim ảnh làm thế giới học trò lúc nào cũng xao động mà lơ đãng đến nhiệm vụ chính của mình. Nhiều học sinh bỏ tiết, trốn học đi chơi, chui đầu vào các quán nét để giết thời gian thay vì lên lớp. Thành tích học tập đã xuống dốc nhiều. Có nhiều học sinh bỏ bê học hành và lao vào các tệ nạn xã hội. Cá nhân học sinh: tương lai mờ mịt, không có định hướng cho phía trước, khi trưởng thành sẽ khó có nghề nghiệp ổn định, từ đó làm gánh nặng của xã hội (một số trường hợp hiếm hoi thì có chiều hướng tích cực hơn), có sự tha hoá và xuống dốc về đạo đức, không nhận ra giá trị của cuộc sống và không biết cách trân trọng, lỡ mất tuổi trẻ…

Gia đình sẽ mất đi niềm tin nơi con cái, khi thấy thành tích của con không như mình mong đợi thì có những thái độ gắt gỏng, không vui, gia đình không hòa hợp. Xã hội: về lâu dài sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của toàn xã hội, học sinh là thế hệ trẻ của xã hội nhưng đội ngũ này không có chất lượng thì không đảm bảo phát triển bền vững, nguồn nhân lực kém… Cá nhân học sinh: cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình và có ý thức hơn, xác định cho mình một ước mơ, động lực học tập, biết cách kết hợp hài hoà giữa chơi và học, có lập trường vững chắc… Nhà trường: thay đổi phương pháp dạy và học, nắm bắt tâm lý học sinh, tạo sự hứng thú trong học tập, phát huy tính năng động của học sinh, chương trình học phải phù hợp với học sinh, không nên quá nặng và tạo quá nhiều áp lực. Gia đình nên có cái nhìn thoáng hơn, không nên làm học sinh quá căng thẳng, không quá nuông chiều, quan tâm nhiều hơn đến con mình… Xã hội cần tuyên truyền rộng rãi để làm tăng nhận thức của mọi người, có nhiều chương trình khuyến học hơn, có ý thức trong tiếp thu văn hoá nước ngoài… Hiện tượng này có sự tác động từ nhiều phía, nhưng nhìn một cách khách quan thì chủ yếu là từ các yếu tố bên ngoài bởi thế mà học sinh mới có sự chán nản và lười học, có thể nói ngay đến cả những học sinh chăm chỉ nhất cũng chưa chắc đã thực sự muốn kéo dài tình trạng này, chương trình nặng, áp lực quá cao…

Điều quan trọng là ý thức của mỗi người, cần có cái nhìn về nhiều phương diện để có thể đánh giá và có cái nhìn đúng nhất. Học tập là chuyện của mỗi người nhưng cũng là vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cả xã hội. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội, bởi thế mà nếu mùa xuân ấy chưa đến mà đã vội lụi tàn thì xã hội sẽ như nhà mà không có cột vậy.

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập – Mẫu 11

Xã hội ngày càng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kéo theo đó là nhiều nỗi lo về sự gia tăng của những tệ nạn, vấn nạn ngày càng diễn biến phức tạp. Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận hiện nay chính là hiện tượng lười học của học sinh hiện nay.

Thực trạng dễ dàng nhận thấy đó là tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra. Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách chứ trong suy nghĩ của các bạn chưa thực sự coi trọng việc học. Những bài tập được giao về nhà các bạn không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, thậm chí là sẵn sàng gian lận trong thi cử…

Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết phải kể đến ý thức chủ quan của mỗi người: do ý thức học tập của một số bạn còn kém nhưng muốn thành tích cao. Đôi khi còn là do các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi,… Nguyên nhân khách quan phải nhắc đến là do thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

Hậu quả của việc lười học vô cùng nghiêm trọng. Đầu tiên phải kể đến chính là việc chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức quý báu. Bên cạnh đó, hiện tượng này còn gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,… Và một hậu quả chung mà ai cũng có thể nhìn thấy đó là việc nền giáo dục ngày càng đi xuống.

Để khắc phục hiện trạng này, trước hết, mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử. Bên cạnh đó, gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình. Ngoài ra, nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

Hiện tượng lười học của học sinh hiện nay không còn quá xa lạ trong cuộc sống. Biết rằng chúng chỉ mang lại những tác hại, nên mỗi chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức để hạn chế việc học đối phó vừa để khiến bản thân mình phát triển hơn, vừa góp sức giúp đất nước và xã hội phát triển bền vững.

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập – Mẫu 12

Cha ông ta có câu “Dao có mài mới sắc, người có học mới nên” dùng để khuyên con cháu chúng ta hiểu rõ tầm quan trọng của việc học. Dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống hiếu học, từ xa xưa ông cha ta đã rất coi trọng việc học điều này được thể hiện qua kho tàng cao dao dân ca tục ngữ với nhiều câu ca dao hay, ý nghĩa của việc học. Tuy nhiên, đáng buồn thay một bộ phận không nhỏ học sinh đang ngày càng lười học, mải mê vui chơi mà xao nhãng nhiệm vụ chính của mình.

Đứng trước đại công nghệ số tri thức là điều vô cùng cần thiết để các em bước vào đời. Vậy nguyên nhân do đâu mà một bộ phận học sinh lơ là lười học? Nguyên nhân đầu tiên chúng ta cần nói đến chính là do lười nhác nhưng chưa thật sự hiểu rõ được tầm quan trọng của việc học, và tương lai của mình khiến cho các em bước tiếp lên con đường của mình trong tương lai. Chính nguyên nhân mông lung này khiến cho các em dễ bị sa ngã vào những trò vô bổ, không có ước mơ để phấn đấu.

Đừng trước guồng xoay của cuộc sống nhiều gia đình quá coi trọng đồng tiền mà lơ là con cái. Đề bù đắp con cái sự thiệt thòi các cha mẹ thường nuông chiều con quá mức. Hoặc có trường hợp ngược lại thì cha mẹ lại ép con học quá nhiều để theo đuổi kỳ vọng của riêng mình khiến cho các em trở nên mệt mỏi và chán nản trong cuộc sống. Áp lực học tập từ khối kiến thức khổng lồ do chương trình học, cùng lối giảng dạy chưa có sức hấp dẫn với học sinh thế hệ mới khiến cho nhiều em chán nản và lơ là việc học.

Chúng ta đã và đang sống trong sự thay đổi của toàn cầu vì vậy tri thức là điều cực kỳ quan trọng. Các em lười học mải chơi ngày hôm nay tương lai các em sẽ mất đi rất nhiều thứ. Không còn hứng thú học các em dễ sa ngã vào trò chơi điện tử,nghiêm trọng hơn là hút cần ma túy đá, bóng cười… sẽ dễ dẫn sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Từ đây đạo đức của các em sẽ đi xuống, hạnh phúc gia đình có thể vì thế mà bị ảnh hưởng.

Ông bà cũng đã từng nói “Dốt đến đâu học lâu cũng biết” có lẽ là câu nói tuy thô sơ nhưng thể hiện rằng bên cạnh sự thông minh, thì sự cần cù siêng năng vậy mà lớp học sinh hiện giờ đang rất thiếu. Vậy làm thế nào để học sinh xây dựng có ham mê học tập và định hướng được tương lai.

Việc đầu tiên chính là hãy tìm cho mình những ước mơ và dự định trong tương lai. Hãy nghĩ xem mình muốn trở thành người như thế nào trong tương lai. Minh yêu thích nghề gì, học gì và làm gì trong ngắn hạn và dài hạn. Hãy tập trung vào những môn học mình yêu thích trước để có được hứng thú học và từ đó sẽ tiếp tục chinh phục các môn khó hơn. Tiếp theo hãy xác định ước mơ, đam mê của mình để có thể học tập dần các kiến thức hữu ích cho mình trong tương lai.

Gia đình là một yếu tố quan trọng quyết định đến tương lai của các em. Vì vậy, thay vì nhồi nhét bắt các em học hãy cùng nhau các em học tập và định hướng ước mơ cho em. Các em cần hiểu vị trí của việc học và những ý nghĩa quan trọng của việc học đối với tương lai nếu chỉ gương em các em đi học sẽ chỉ phản tác dụng mà thôi.

Các thầy cô cần thường xuyên thay đổi cách dạy học để khơi gợi sự hứng thú trong các em. Những giờ học đi đôi với “hành” sẽ giúp các em dễ tiếp thu và gợi sự hấp dẫn với các em tiếp học đọc chép. Bộ giáo dục cần xem xét giảm tải chương trình học để phù hợp với các em. Cần xây dựng những chương trình hướng nghiệp để các em có những dự định trong tương lai từ đó trau dồi những kiến thức hữu ích trong tương lai.

Nhà bác học Le –Nin từng nói “học học nữa học mãi” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học là học cả đời. Nó không chỉ là việc của mỗi người mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của xã hội trong tương lai. Vì tuổi trẻ chẳng thắm lại hai lần hãy cố gắng chăm chỉ học tập để có nền móng vững chắc trong tương lai.

Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập – Mẫu 13

Tiếp cận xu thế giáo dục thế kỷ XXI là nhiệm vụ cấp bách to lớn của nền giáo dục của mọi quốc gia. Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Vì vậy, việc giáo dục học sinh cá biệt học yếu, chưa ngoan là một điều tất yếu.

Thực trạng những mặt xấu của xã hội; sự thiếu quan tâm của gia đình; những éo le trong cuộc sống gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự hư đốn. Hay nói một cách khác là đạo đức học sinh yếu kém. Tình huống này, vai trò người thầy rất quan trọng trong việc rèn luyện giáo dục các em chưa ngoan trở thành học sinh ngoan. Tác động của thầy cộng hưởng với năng lực tự học, tự rèn luyện của trò tạo ra chất lượng hiệu quả cao. Ở tiểu học, điều đáng lo ngại cho giáo viên là tỉ lệ học sinh chưa tốt về mặt đạo đức tương đối cao, tỉ lệ này không giảm mà tăng hàng năm. Theo tôi, có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là ý thức và suy nghĩ của các em còn non nớt. Tôi cho rằng, các em làm việc gì đó nếu có sai trái xuất phát có thể do bản năng hoặc bệnh a dua hay bệnh lấy le… nên khi làm không lường được hậu quả việc làm sai trái của mình. Thậm chí các em còn nghĩ làm như vậy là không sai!

Khi đạo đức yếu kém thì học lực cũng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các em kiến thức bị hổng dẫn đến mất căn bản; điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp làm các em mặc cảm đưa đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học và cuối cùng nảy sinh bỏ học. Những em này phát sinh tính xấu là nói dối thường xuyên nhằm tìm cách che đậy hoặc chối tội. Chính từ hiện tượng đó đã cho tôi những suy nghĩ và phải tìm biện pháp giúp các em lấy lại kiến thức căn bản, tinh thần học tập và ngoan ngoãn hơn.

Nếu học sinh có thói hư tật xấu phạm lỗi trầm trọng cũng có thể tùy trường hợp hay tùy đối tượng mà xử lí, tôi không xử lí một cách cứng nhắc. Dù lỗi lầm lớn nhưng nếu em đó biết nhận lỗi và sửa lỗi thì tôi luôn tạo cho học sinh đó cơ hội tự làm chủ bản thân, có niềm tin nghị lực để vươn lên. Thế nhưng đối với những học sinh lỗi vi phạm không đáng kể nhưng lại vi phạm thường xuyên thì tôi không thể bỏ qua mà xử lí một cách linh động tùy theo từng đối tượng. Dù các em vi phạm ở mức độ lỗi lớn hay nhỏ tôi cũng xử lí trên cơ sở giáo dục các em, cụ thể cho em đó biết chuộc lỗi, làm một việc tốt, giao cho em đó thời gian thử thách.

Đối với một học sinh không thuộc bài, không làm bài do lười học đưa đến điểm học tập kém, tôi tổ chức đôi bạn học tốt, nhóm học tốt. Thông thường thì cách này đã có từ lâu, thực hiện ở các lớp nhưng đặc biệt hơn thay vì cho học sinh giỏi kèm và kiểm tra học sinh yếu thì tôi phân nhóm. Mỗi nhóm từ ba đến bốn học sinh, giao trách nhiệm cho chính em học sinh đó làm nhóm trưởng tạm thời. Vai trò này để em cảm thấy có được lòng tin ở người thầy và bản thân phải có trách nhiệm và gương mẫu. Các em kiểm tra lẫn nhau và em đó có nhiệm vụ ghi lại phần nhận xét kiểm tra các bạn trong nhóm. Căn cứ vào kết quả, tôi tuyên dương kịp thời nếu em đó có cố gắng dù nhỏ, tạo cho em có hứng thú trong học tập.

Đối với một học sinh có cố gắng nhưng mất căn bản về kiến thức cũng đưa đến điểm học tập yếu, tôi cho học sinh giỏi kèm, hướng dẫn, vạch ra thời gian biểu để học tập theo đôi bạn. Trường hợp có học sinh biểu hiện hành vi đạo đức không tốt, làm mất trật tự trong giờ học, đánh nhau, tôi thường khuyên dạy bằng những câu chuyện thực tế ở đời giúp các em thấy được những hành vi xấu, không tốt sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường ở tương lai.

Đối với học sinh ngỗ nghịch khó dạy, tôi đưa ra một tình huống thực tế điển hình phù hợp với khả năng học sinh nhằm giáo dục tư tưởng lối sống, buộc học sinh đó phải giải quyết vấn đề, biến sự suy nghĩ đó thành hành động cụ thể gắn liền với tình thương yêu gần gũi với lớp học. Việc hạ hạnh kiểm học sinh đối với tôi chỉ là thứ yếu, cốt lõi là phải làm được việc giáo dục học sinh biết nhận thức để khi bước vào môi trường THCS, các em cảm thấy mình tự tin hơn.

Năm học 2005-2006, trường hợp một học sinh có hoàn cảnh gia đình đáng thương, cha mẹ ly dị nhau, tình cảm của em đó bị tổn thương ảnh hưởng đến chất lượng học tập hậu quả là em học yếu các môn, dẫn đến tình trạng chán học, trốn học. Tôi liên hệ và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Tôi thường dành nhiều thời gian để gần gũi với em như một người mẹ, giúp em thấy được ngoài tình cảm gia đình còn có tình cảm thầy cô và bạn bè ở trường, tạo cho em thấy được khi đến trường là một niềm vui.

Suy nghĩ và hành động giáo dục rèn luyện học sinh học yếu của tôi là giúp các em có ý thức tự học, biết cố gắng vươn lên. Trường hợp này hay ở trường hợp khác, điều mà tôi đặt lên trên hết là phải hướng các em gần gũi nhiều hơn với tập thể lớp, với tình thương của người thầy. Ngoài học tập nội khóa, tôi còn động viên các em tham gia các chương trình vui chơi ngoại khóa của nhà trường, tham gia với nhóm học tốt, giao lưu nhiều mặt tình cảm để các em có niềm tin hơn. Cái chính đứng vững trong cuộc sống đó là ý chí, bản lĩnh của bản thân mình.

*******

Trên đây là 13 bài mẫu viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen lười biếng trong học tập lớp 10 hay nhất. Hy vọng sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình với đề bài: Lười biếng trong học tập là một thói quen xấu. Viết một bài văn nghị luận thuyết phục các bạn từ bỏ thói quen này.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button