Lớp 6

Vật Lí 6 Bài 11: Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng – Giải bài tập SGK Vật Lí 6 Bài 11

Vật Lí 6 Bài 11: Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng được Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 11

Khối lượng riêng

– Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.

– Hay nói cách khác: Khối lượng của 1m3 của một chất được gọi là khối lượng riêng của chất đó.

Công thức tính khối lượng riêng

Công thức:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 11

Trong đó:

m là khối lượng của vật (kg)

V là thể tích của vật (m3)

D là khối lượng riêng của chất làm nên vật (kg/m3)

Đơn vị khối lượng riêng thường dùng đơn vị là kilôgam trên mét khối (kg/m3). Ngoài ra còn có thể dùng đơn vị gam trên mét khối (g/m3).

1 g/cm3 = 1000 kg/m3

Trọng lượng riêng

– Trọng lượng riêng của một chất được xác định bằng trọng lượng của một đơn vị thể tích (1m3) chất đó.

– Hay nói cách khác là: Trọng lượng của 1m3 của một chất được gọi là trọng lượng riêng của chất đó.

Công thức tính trọng lượng riêng

Công thức:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 11

Trong đó:

P là trọng lượng của vật (N)

V là thể tích của vật (m3)

d là trọng lượng riêng của chất làm nên vật (N/m3)

Mối quan hệ giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng

Dựa vào công thức P = 10.m ta có thể tính trọng lượng riêng d theo khối lượng riêng D:

Ta có:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 6 Bài 11

Giải bài tập SGK Vật Lí 6 Bài 11

Bài C1 (trang 36 SGK Vật Lý 6)

Hãy chọn phương án xác định khối lượng của chiếc cột sắt ở Ấn Độ:

a. Cưa chiếc cột sắt thành nhiều đoạn nhỏ, rồi đem cân từng đoạn một.

b. Tìm cách đo thể tích của chiếc cột, xem nó bằng bao nhiêu mét khối? Biết khối lượng của 1m3 sắt nguyên chất ta sẽ tính được khối lượng của chiếc cột.

Để giúp các em chọn lựa, người ta cho biết số liệu sau: sau khi đo chu vi và chiều cao của chiếc cột, người ta đã tính ra được thể tích của chiếc cột vào khoảng 0,9m3. Mặt khác người ta cũng đã cân và cho biết 1 dm3 sắt nguyên chất có khối lượng 7,8kg. Em hãy xác định khối lượng của chiếc cột.

Lời giải:

Chọn phương án B.

Theo giả thuyết, thể tích của chiếc cột sắt là: V = 0,9m3 = 900dm3.

Vì 1dm3 sắt nguyên chất có khối lượng 7,8kg nên 900dm3 có khối lượng là:

m = 900.7,8 = 7020 kg = 7,02 tấn.

Vậy khối lượng của chiếc cột sắt là 7,02 tấn.

Bài C2 (trang 37 SGK Vật Lý 6)

Hãy tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thể tích là 0,5 m3.

D = 2600 kg/m3

V = 0,5 m3

m = ? kg

Lời giải:

Dựa vào bảng ta có khối lượng riêng của đá là: D = 2600kg/m3.

Khối lượng của 0,5m3 khối đá là:

m = D.V = 2600.0,5 = 1300kg.

Đáp số m = 1300kg.

Bài C3 (trang 37 SGK Vật Lý 6)

Hãy tìm các chữ trong khung để điền vào công thức tính khối lượng riêng:

Bài C3 (trang 37 SGK Vật Lý 6) 

Lời giải:

Các chữ cần điền vào công thức trên là:

m = D x V.

Bài C4 (trang 37 SGK Vật Lý 6)

Chọn từ thích hợp: trọng lượng (N), thể tích (m3), trọng lượng riêng (N/m3) để điền vào chỗ trống:

Bài C4 (trang 37 SGK Vật Lý 6)

Lời giải:

+ d là (1) trọng lượng riêng (N/m3).

+ P là (2) trọng lượng (N).

+ V là (3) thể tích (m3).

Bài C5 (trang 38 SGK Vật Lý 6)

Hãy tìm cách xác định trọng lượng riêng của một chất làm quả cân:

Dụng cụ gồm có:

– Một quả cân 200g mà ta cần đo trọng lượng riêng của chất làm nó, có một sợi chỉ buộc vào quả cân.

– Một bình chia độ có GHĐ 250cm3, miệng rộng để có thể cho lọt quả cân vào trong bình. Bình chứa khoảng 100cm3 nước.

– Một lực kế có GHĐ ít nhất 2,5N.

Lời giải:

Để xác định trọng lượng riêng của một chất làm quả cân ta thực hiện như sau:

Bước 1: Thả quả cân vào bình chia độ có chứa sẵn V1 = 100cm3 nước. Giả sử nước dâng lên đến mực có vạch chia V2 = 120 cm3.

Khi đó thể tích của quả cân là: V = V2 – V1 = 120 – 100 = 20cm3 = 0,00002m3.

Bước 2: Treo quả cân vào lực kế ta xác định trọng lượng của quả cân là: P = 2N

(do P = 10.m = 10.0,2 = 2N)

Bước 3: Tính trọng lượng riêng của chất làm nên quả cân bằng công thức:

Bài C5 (trang 38 SGK Vật Lý 6)

Bài C6 (trang 38 SGK Vật Lý 6)

Hãy tính khối lượng và trọng lượng của chiếc dầm sắt có thể tích 40dm3.

Thể tích: V = 40dm3 = 0,04m3

Khối lượng riêng: D = 7800kg/m3

Khối lượng: m = ?

Trọng lượng: P = ?

Lời giải:

Tra bảng ta tìm được khối lượng riêng của sắt là: D = 7800kg/m3.

Khối lượng của chiếc dầm sắt:

Bài C6 trang 38 SGK Vật Lý 6

Từ công thức:  suy ra m = D.V = 7800.0,04 = 312(kg)

Trọng lượng của chiếc dầm sắt là:

P = 10.m = 10.312 = 3120 (N)

Đáp số: 312kg; 3120N.

Bài C7 (trang 38 SGK Vật Lý 6)

Mỗi nhóm học sinh hòa 50g muối ăn vào 0,5l nước rồi đo khối lượng riêng của nước muối đó.

Lời giải:

Tra bảng khối lượng riêng, ta tìm được khối lượng riêng của nước là:

Dn = 1000kg/m3.

Ta có: khối lượng muối ăn: m1 = 50g = 0,05kg

Thể tích nước: Vn = 0,5l = 0,5dm3 = 0,0005m3.

Khối lượng của nước là: mn = Dn.Vn = 1000.0,0005 = 0,5kg.

Vì sự hòa tan của muối ăn vào nước nên thể tích của nước muối sau khi hòa tan tăng lên không đáng kể. Do vậy thể tích của nước muối vẫn coi là: V = 0,5l.

Khối lượng của nước muối sau hòa tan là: m = m1 + mn = 0,05 + 0,5 = 0,55kg

Khối lượng riêng của nước muối là:

Bài C7 (trang 38 SGK Vật Lý 6)

Câu hỏi Trắc nghiệm Vật Lí 6 Bài 11: Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng có đáp án

Bài 1: Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.

C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.

D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Lời giải:

– Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 m3 sắt có khối lượng 7800 kg ⇒ B sai.- Công thức tính khối lượng riêng là  ⇒ C sai- Khối lượng riêng D khác trọng lượng riêng d ⇒ D sai

Vậy đáp án đúng là A: Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

Bài 2: Gọi d và D lần lượt là trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Mối liên hệ giữa d và D là:

A. D = 10d

B. d = 10D

C. Bài tập Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

D. D + d = 10

Lời giải:

– Khối lượng riêng Bài tập Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

– Trọng lượng riêng Bài tập Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Đáp án B

Bài 3: Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?

A. Khối lượng riêng của nước tăng.

B. Khối lượng riêng của nước giảm.

C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng.

Lời giải:

Khi đun nước sôi, thể tích nước tăng dần ⇒ khối lượng riêng giảm Đáp án B

Bài 4: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?

A. Chỉ cần dùng một cái cân

B. Chỉ cần dùng một lực kế

D. Cần dùng một cái cân và bình chia độ

D. Chỉ cần dùng một bình chia độ

Lời giải:

Khối lượng riêng tính theo công thức: Bài tập Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Dùng cân để đo khối lượng, dùng bình chia độ để đo thể tích quả cầu.

Đáp án C

Bài 5: Biết rằng trọng lượng của vật càng giảm khi đưa vật lên càng cao so với mặt đất. Khi đưa một vật lên cao dần, kết luận nào sau đây là đúng? Coi trong suốt quá trình đó vật không bị biến dạng.

A. Khối lượng riêng của vật càng tăng

B. Trọng lượng riêng của vật giảm dần.

C. Trọng lượng riêng của vật càng tăng.

D. Khối lượng riêng của vật càng giảm.

Lời giải:

Bài tập Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

⇒ d phụ thuộc vào P còn D không phụ thuộc vào P

Càng lên cao thì P càng giảm nên trọng lương riêng d cũng giảm theo

Đáp án B

Bài 6: Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 2600 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là khối

A. Nhôm

B. Sắt

C. Chì

D. Đá

Lời giải:

Đổi V = 300 cm3 = 0,0003 m3

m = 810 g = 0,81 kg

Bài tập Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Đáp án A

Bài 7: Cho hai khối kim loại chì và sắt. Sắt có khối lượng gấp đôi chì. Biết khối lượng riêng của sắt và chì lần lượt là D1 = 7800 kg/m3, D2 = 11300 kg/m3. Tỉ lệ thể tích giữa sắt và chì gần nhất với giá trị nào sau đây?

0,69

2,9

1,38

3,2

Lời giải:

Gọi m1, V1 lần lượt là khối lượng và thể tích khối sắt

m2, V2 lần lượt là khối lượng và thể tích khối chì

Ta có: Bài tập Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Đáp án B

Bài 8: Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 387 g và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,264 N/m3

B. 0,791 N/m3

C. 12643 N/m3

D. 1264 N/m3

Lời giải:

Đổi m = 397 g = 0,397 kg

V = 0,314 lít = 0,000314 m3

Trọng lượng riêng của sữa: Bài tập Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

N/m3

Đáp án C

Bài 9: Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là D1 = 7800 kg/m3, của nước là D2 = 1000 kg/m3.

Lời giải:

– Cân thăng bằng khi khối lượng sắt bằng khối lượng nước.

– Gọi V2 là thể tích nước phải đặt vào.

Ta có m = D1.V1 = D2.V2

Bài tập Khối lượng riêng - Trọng lượng riêng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

Bài 10: Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng bao nhiêu?

Lời giải:

Khối lượng của 2 lít dầu ăn là: m = D.V = 800.0,002 = 1,6 kg

Trọng lượng P = 10m = 1,6.10 = 16N

************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 6 Bài 11: Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng do Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Khối lượng riêng, Trọng lượng riêng. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế

 

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button