Lớp 5

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em (12 Mẫu)

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn. Đây là câu hỏi số 2 trong bài Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu trong chương trình Ngữ Văn lớp 5. Dưới đây là 12 bài mẫu do thầy cô trường Ngô Thì Nhậm biên soạn, hy vọng sẽ là tài liệu giúp các em hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài:Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường emViết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em – Mẫu 1

(1) Sau mấy phút tập thể dục, các bạn chuyển ngay sang những trò chơi riêng của mình. (2) Kia là một nhóm nam đá cầu nghe chan chát. (3) Những quả cầu vun vút bay vồng lên từ chân bạn này sang bạn khác rất tuyệt. (4) Này là một nhóm nữ đang say sưa với trò nhảy dây. (5) Bạn nữ này nhảy vào, bạn nữ kia lại nhảy ra.

Tác dụng của dấu phẩy:

  • Câu (1): Ngăn cách trạng ngữ với CN và VN.
  • Câu (5): Ngăn cách các vế câu.

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em – Mẫu 2

(1) Vào giờ ra chơi, sân trường em rất nhộn nhịp. (2) Ở giữa sân, các bạn nam rủ nhau chơi đá cầu, rượt bắt, các bạn nữ nhảy dây. (3) Dưới tán một cây bàng to, một số bạn nam đang chơi bắn bi, những đôi mắt chăm chú dõi theo từng hòn bi nhiều màu sắc, từng đôi tay khéo léo bắn những đường bi điệu nghệ. (4) Trên những chiếc ghế đá đặt dưới hàng cây phượng, một nhóm bạn nữ ngồi đọc truyện, đọc sách, hoặc tâm tình với nhau. (5) Thỉnh thoảng, vài quả cầu lạc hướng bay đến, vài tiếng la lên thất thanh, những tràng cười vui vẻ rộ lên…(6) Tất cả tạo nên một âm thanh huyên náo, ồn ào vô cùng.

Tác dụng của dấu phẩy:

  • Câu (1): Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
  • Câu (2): Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu / ngăn cách các vế trong câu ghép.
  • Câu (3): Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các vế trong câu.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  • Câu (4): Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  • Câu (5): Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  • Câu (6): Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em – Mẫu 3

(1) Tiếng trống trường vừa vang lên, học sinh từ các lớp ùa ra bên ngoài như ong vỡ tổ. Sân trường nhộn nhịp hẳn lên. (2) Góc này, một nhóm bạn đang chơi đá cầu. (3) Góc kia, một nhóm bạn đang chơi nhảy dây. (4) Dưới gốc câu bàng, hai ba bạn tụm lại trò chuyện ríu rít. (5) Giữa sân, các bạn đang xếp vòng tròn cùng nhau ca hát. (6) Tiếng nói, tiếng cười vang lên không ngớt.

Tác dụng của dấu phẩy:

  • Câu (1): Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
  • Câu (2), (3), (4), (5): Ngăn cách trang ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
  • Câu (6): Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em – Mẫu 4

(1) Sân trường em được lát xi măng rộng bao la và phẳng lì. (2) Trên sân trường, sáu cây bàng to sum suê xanh biếc tỏa bóng mát. (3) Trong giờ học, cảnh trường vắng vẻ, êm đềm. (4) Khi một hồi trống dội vang, sân trường náo động hẳn lên. (5) Từ các lớp, hàng trăm học sinh túa ra sân trường. (6) Chỗ này đá cầu, chỗ kia nhảy dây, học sinh lớp Một chạy đuổi nhau như cướp. (7) Tiếng cười nói, tiếng reo hò náo động cả sân trường…

Tác dụng của dấu phẩy:

  • Câu (2), (3), (4), (5): Dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ.
  • Câu (6): Dấu phẩy ngăn cách các vế câu của câu ghép.
  • Câu (7): Dấu phẩy ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em – Mẫu 5

Trong giờ ra chơi, các bạn học sinh chơi theo từng nhóm nhỏ. Nhóm bạn Nam chơi đá cầu. Bạn Lan và các bạn khác nhảy dây. Cuối lớp, vài bạn nam đang chơi bắn bi. Sân trường nhộn nhịp hẳn lên.

Tác dụng của dấu phẩy:

Dấu phẩy nhằm ngăn cách thành phần trạng ngữ với CN và VN.

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em – Mẫu 6

(1) Sau 1 tiết học hăng say, tiếng trống trường vang lên giòn dã báo hiệu 1 tiết học kết thúc. (2) Từ các của lớp, chúng tôi ùa ra sân trường như 1 đàn chim vỡ tổ. (3) Các bạn nam, bạn nữ cười nói vui vẻ. (4) Giữa sân trường các bạn nam chơi đá cầu. (5) Mấy bạn nữ đang nhảy dây , các bạn khác xem và cổ vũ rất nhiệt tình.

Tác dụng của dấu phẩy:

  • Câu (1), (2), (4): ngăn cách trạng ngữ với CN và VN
  • Câu (3): ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
  • Câu (5): ngăn cách các vế trong câu ghép

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em – Mẫu 7

(1) Giờ ra chơi, trên sân trường rất đông vui. (2) Ở dưới các gốc bàng, là những nhóm bạn tụ tập tám chuyện rôm rả. (3) Ở các khoảng sân rộng, những trò chơi như nhảy dây, đá cầu, đuổi bắt cũng được vui chơi hết mình. (4) Bạn nào cũng có khuôn mặt vui vẻ, đôi mắt sáng ngời hạnh phúc khi được thoải mái nô đùa trong giờ giải lao. (5) Cả sân trường náo nhiệt vô cùng.

Tác dụng của dấu phẩy:

  • Câu (1), (2), (3): Ngăn cách trạng ngữ và cụm chủ vị
  • Câu (4): ngăn cách các danh từ ( các bộ phận có cùng chức vụ trong chủ ngữ)

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em – Mẫu 8

(1) Sau những tiết học căng thẳng, sân trường em rộn rã với những tiếng trống “tùng, tùng, tùng”. (2) Trên sân trường nhộn nhịp các trò chơi như: đá cầu, nhảy dây, bắn bi,… Một vài bạn ngồi đọc truyện dưới gốc cây. (3) Nhiều học sinh mua quà bánh, nói cười vui vẻ. Thật là vui!

Tác dụng của dấu phẩy:

  • Câu (1): ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ
  • Câu (2), (3): ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em – Mẫu 9

(1) Khi tiếng trống nghỉ giữa giờ vang lên, học sinh ùa ra sân vui chơi sau những tiết học căng thẳng. (2) Sân trường đang vắng lặng trở nên ồn ào, náo nhiệt. (3) Sân trường xôn xao tiếng nói, tiếng cười, tiếng chạy nhảy. (4) Các bạn nam hào hứng với trò chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây hoặc ríu rít khoe nhau những món đồ mới. (5) Dưới bóng mát của cây phượng, một vài nhóm học sinh tâm sự với nhau về những buồn vui trong học tập.

Tác dụng của dấu phẩy:

  • Câu (1): có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép.
  • Câu (2): là ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  • Câu (3): để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  • Câu (4): dùng ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
  • Câu (5): dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em – Mẫu 10

(1) Sân trường vào giờ ra chơi thật là đông vui. (2) Ở góc kia, một nhóm bạn đang vui vẻ chơi nhảy dây. (3) Phía gần cổng trường, là hội bạn đang xôn xao bàn tán về bộ phim vừa chiếu tối qua. (4) Khúc hành lang trước cửa lớp, là một nhóm các bạn đang tranh thủ ôn lại bài thể dục để chuẩn bị cho tiết kiểm tra buổi chiều. (5) Mỗi bạn một việc mà ai cũng vui.

Tác dụng của dấu phẩy:

  • Câu (2), (3), (4): ngăn cách trạng ngữ và cụm chủ vị

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em – Mẫu 11

(1) Ngay khi tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên, các bạn học sinh liền ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. (2) Các bạn ấy nhanh chóng tụm lại thành từng nhóm nhỏ, rồi chọn vị trí thích hợp để vui chơi. (3) Nhóm thì ngồi đọc sách, kể chuyện. (4) Nhóm thì chơi đá cầu, nhảy dây, bắn bi, đuổi bắt. (5) Tất cả khiến sân trường trở nên đông vui và nhộn nhịp hơn hẳn.

Tác dụng của dấu phẩy:

  • Câu (1): Ngăn cách trạng ngữ và cụm chủ vị
  • Câu (2), (3), (4): Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vị (trong vị ngữ)

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em – Mẫu 12

(1) Tùng…tùng….tùng. Đó là tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi.(2) Các bạn học sinh từ các lớp chạy ùa ra sân chơi như đàn ong vỡ tổ vậy. (3) Mỗi bạn nhanh chóng tìm cho mình một góc sân để chơi các trò chơi lí thú và bổ ích.(4) Giữa sân trường, các bạn nữ chơi trò bịt mắt bắt dê.(5) Cuối sân trường, các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây.(6) Dưới gốc bàng, một tốp học sinh đang xúm lại cùng nhau đọc quyển truyện còn dang dở.(7) Riêng em, em thích chơi đánh chuyền.(8) Bởi vậy, sau mỗi giờ ra chơi, em cùng các bạn nữ trong nhóm rủ nhau ra bóng râm của cây xà cừ chơi đánh chuyền.

Tác dụng của dấu phẩy:

“Giữa sân trường, các bạn nữ chơi trò bịt mắt bắt dê.” → Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

“Cuối sân trường, các bạn nam chơi đá cầu, các bạn nữ chơi nhảy dây.” → Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các vế trong câu ghép

“Dưới gốc bàng, một tốp học sinh đang xúm lại cùng nhau đọc quyển truyện còn dang dở.” → Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

“Riêng em, em thích chơi đánh chuyền.” → Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

“Bởi vậy, sau mỗi giờ ra chơi, em cùng các bạn nữ trong nhóm rủ nhau ra bóng râm của cây xà cừ chơi đánh chuyền”. → Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

*****

Trên đây là 12 bài mẫu viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường em lớp 5 hay nhất do thầy cô trường cấp 3 Lê Hồng Phong biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập làm văn của mình với điểm số cao nhất.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button