Giáo dục

Bài 1 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 19 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phầnsoạn bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Bốn câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào? (Chú ý không gian, thời gian, giá trị biểu cảm của các từ ngữ: văng vẳng, dồn, trơ, cái hồng nhan, say lại tỉnh, mối tương quan giữa hình tượng trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn với thân phận nữ sĩ.)

Trả lời bài 1 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương tối ưu nhất, Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 19 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

– Thời gian: Đêm khuya.

– Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.

– Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.

– Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan ( nhỏ bé- hữu hạn) đối lập với nước non ( to lớn – vô hạn)

→ Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi.

– Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.

– Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn ( bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ.

→ Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh: Trăng = Người (Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn – Tuổi cuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn).

Cách trình bày 2

– Thời gian: Đêm khuya.

– Không gian: yên tĩnh, trống trải, mênh mông

– Hoàn cảnh: Một mình đơn côi gối chiếc

– Tâm trạng: tủi hổ, bẽ bàng, cảm thấy bản thân bị rẻ rúng đầy mỉa mai. Tuy nhiên từ “trơ” còn kết hợp với từ “nước non” (cái vĩnh hằng) thể hiện thái độ thách đố của Hồ Xuân Hương

– Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên đã trở thành trò đàu của con tạo, càng say lại càng tỉnh, càng cảm thấy nỗi đau thân phận.

– Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” thể hiện sự éo le: trăng sắp tàn mà vẫn “khuyết chưa trong”. Tuổi thanh xuân sắp trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Chỉ trách phận hẩm duyên ôi

Cách trình bày 3

– Bài thơ mở ra bằng một hoàn cảnh tâm trạng khá đặc trưng:

   Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

   Trơ cái hồng nhan với nước non

+ Thời gian: Đêm khuya

+  Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh.

→ Câu thơ đầu của bài thơ đã gợi buồn. Cái buồn gợi ra từ sự tĩnh lặng của đêm khuya. Tiếng trống không gần (văng vẳng) mà vẫn nghe thấy cái nhịp vội vàng, gấp gáp, ấy là vì tiếng trống gợi bước đi của thời gian, gợi sự tàn phá và nó là tiếng trống được cảm nhận bằng tâm trạng. Chính vì thế mà trong cái nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống canh ta như nghe thấy cả bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.

– Câu thơ thứ hai gợi cảm nhận vé sự bẽ bàng của thân phận một cách dữ dội hơn:

+ Phép đảo ngữ như cố tình khoét sâu thêm vào cái sự bẽ bàng của tâm trạng. “Trơ” là tủi hổ, là chai lì, không còn cảm giác. Thêm vào đó, hai chữ “hồng nhan” (chỉ dung nhan người thiếu nữ) lại đi với từ “cái” thật là rẻ rúng, mỉa mai. Cái “hồng nhan” trơ với nước non đúng là không chỉ gợi sự dãi dầu mà đậm hơn có lẽ là ở sự cay đắng. Câu thơ chỉ nói đến hồng nhan mà lại gợi ra cả sự bạc phận của chủ thể trữ tình. Nhịp câu thơ 1/3/3 cũng như vậy, cứ chì chiết, càng khơi sâu vào sự bẽ bàng khôn tả.

+ Tuy nhiên câu thơ không hẳn chỉ có nỗi đau, mà nó còn thể hiện cả bản lĩnh của nhân vật trữ tình. Bản lĩnh ấy thể hiện ở ngay trong chữ “trơ” như là một sự thách thức vậy. Từ “trơ” kết hợp với “nước non” thể hiện sự bền gan, sự thách đố. Nó gợi cho ta nghĩ đến mộl câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan trong bài Thăng Long thành hoài cổ (“Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt”).

– Nếu hai câu để làm nhiệm vụ dẫn dắt người đọc vào hoàn cảnh tâm trạng thì hai câu thực nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương:

   Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

   Vầng trâng bóng xế khuyết chưa tròn.

Cảnh tình Xuân Hương thể hiện qua hình tượng chứa đựng hai lần bi kịch: Trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn”. Cùng đó là với Xuân Hương, tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Hương rượu chỉ càng gợi thêm sự cô đơn và cái bẽ bàng của phận hẩm duyên. Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, tình duyên trở thành một trò đùa của con tạo.

Cách trình bày 4

Thời gian: đêm khuya -> dễ cô đơn, buồn chán.

– Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh.

– Từ trơ được đặt ở đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ vừa nói được bản lĩnh nhưng lại cũng thể hiện được nỗi đau của nhà thơ.

– Hồng nhan: cách nói về người phụ nữ đẹp nhưng đi liền với cái đẹp là cái đau khổ, thiệt thòi.

– Chén rượu hương đưa say lại tỉnh: Câu thơ gợi lên cái vòng luẩn quẩn, như là sự cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của tạo hóa.

– Hình ảnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn mang ý nghĩa biểu tượng cho thân phận của người phụ nữ, tuổi xuân của họ đang dần trôi qua mà hạnh phúc vẫn chưa được vẹn tròn.

→ Bốn câu thơ đầu miêu tả tâm trạng vừa đau buồn, vừa phẫn uất trước duyện phận của nữ sĩ.

Cách trình bày 5

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”

Tâm hồn những thi sĩ luôn nhạy cảm với những giao động xung quanh họ dù là nhỏ nhất. Hồ Xuân Hương một nhà thơ đầy nữ tính, rất tinh tế khi đặt mình trong không gian và thời gian đặc biệt để thể hiện được sâu sắc tâm trạng của mình.

Câu thơ được mở đầu bằng thời gian “ đêm khuya” – thời gian khoảnh khắc mà tâm hồn nhạy cảm hay có những suy tư, thời gian mà khiến tâm trạng buồn càng thêm buồn. Không gian: trống trải, mênh mông, văng vẳng tiếng trống cầm canh. Đêm khuya buồn và vắng. “Trống canh dồn” gợi vẻ tĩnh lặng của không gian và sự trôi chảy gấp gáp của thời gian. Trên cái nền không gian trống trải ấy xuất hiện hình ảnh nhỏ nhoi đến cô độc “trơ cái hồng nhan”. Cái đối với nước non đã nhỏ nhoi lắm rồi lại thêm “cái” như một sự xác đinh, như sự đóng đinh cái lẻ loi vào nền không gian trải rộng. Hai câu thơ làm nổi bật lên sự cố đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình.

Hai câu thơ tiếp là hai câu tả thực thể hiện được rõ hoàn cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình hơn nữa. Nỗi buồn u uất đó nhân vật trữ tình tìm đến rượu để giải quên nhưng nỗi buồn không thể nguôi ngoai hơn được mà cứ say rồi lại tỉnh. Ngắm vầng trăng thì trăng xế bóng, khuyết chưa tròn. Câu thơ tả ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người. Trăng sắp tàn mà vẫn chưa tròn – tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc không trọn vẹn.

Tham khảo: Cảm nhận 4 câu thơ đầu bài thơ Tự tình 2

Bài 1 trang 19 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 19 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Tự tình 2 – Hồ Xuân Hương

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button