Giải bài tập

Giải bài 1.12, 1.13, 1.14, 1.15, 1.16, 1.17 trang 14, 15 SGK Toán 7 tập 1 – KNTT

Giải bài tập trang 14, 15 Luyện tập chung sgk toán 7 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống. Bài 1.15. Thay mỗi dấu “?” bằng số thích hợp để hoàn thiện sơ đồ Hình 1.11, biết số trong mỗi ô ở hàng trên bằng tích của hai số trong hai ô kề nó ở hàng dưới.

Bài 1.12 trang 14 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

So sánh:

a) \(\frac{{123}}{7}\) và 17,75

b) \( – \frac{{65}}{9}\) và -7,125.

Lời giải:

a) Ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{{123}}{7} = \frac{{123.4}}{{7.4}} = \frac{{492}}{{28}}\\17,75 = \frac{{1775}}{{100}} = \frac{{71}}{4} = \frac{{71.7}}{{4.7}} = \frac{{497}}{{28}}\end{array}\)

Vì 492

b) Ta có:

\(\begin{array}{l} – \frac{{65}}{9} = \frac{{( – 65).8}}{{9.8}} = \frac{{ – 520}}{{72}}\\ – 7,125 = \frac{{ – 7125}}{{1000}} = \frac{{ – 57}}{8} = \frac{{ – 57.9}}{{8.9}} = \frac{{ – 513}}{{72}}\end{array}\)

Vì 520 > 513 nên -520

Bài 1.13 trang 15 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Bảng sau cho biết các điểm đông đặc và điểm sôi của sáu nguyên tố được gọi là khí hiếm.

Khí hiếm

Điểm đông đặc (oC)

Điểm sôi (oC)

Argon (A – gon)

 

–189,2

–185,7

Helium (Hê – li)

–272,2

–268,6

Neon (Nê – on)

–248,67

–245,72

Krypton (Kríp – tôn)

–156,6

–152,3

Radon (Ra – đôn)

–71,0

–61,8

Xenon (Xê – nôn)

–111,9

–107,1

(Theo britannica.com)

a) Khí hiếm nào có điểm đông đặc nhỏ hơn điểm đông đặc của Krypton?

b) Khí hiếm nào có điểm sôi lớn hơn điểm sôi của Argon?

c) Hãy sắp xếp các khí hiếm theo thứ tự điểm đông đặc tăng dần;

d) Hãy sắp xếp các khí hiếm theo thứ tự điểm sôi giảm dần.

Lời giải:

a) Điểm đông đặc của Krypton là: -156,6 oC

Vì -272,2

b) Điểm sôi của Argon là: -185,7 oC

Vì -61,8 > -107,1 > -152,3 > -185,7 nên các khí hiếm nào có điểm sôi lớn hơn điểm sôi của Argon là:

Radon, Xenon, Krypton.

c) Vì -272,2

Các khí hiếm theo thứ tự điểm đông đặc tăng dần là: Helium, Neon, Argon, Krypton, Xenon, Radon.

d) Vì -61,8 > -107,1 > -152,3 > -185,7 > -245,72 > -268,6.

Các khí hiếm theo thứ tự điểm sôi giảm dần là: Radon, Xenon, Krypton, Argon, Neon, Helium.

Bài 1.14 trang 15 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Theo đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, ngày 10-01-2021, nhiệt độ thấp nhất tại thị xã Sa Pa là -0,7 oC; nhiệt độ tại thành phố Lào Cai khoảng 9,6 oC. Hỏi nhiệt độ tại thành phố Lào Cai cao hơn nhiệt độ tại thị xã Sa Pa bao nhiêu độ C?

Lời giải:

Nhiệt độ tại thành phố Lào Cai cao hơn nhiệt độ tại thị xã Sa Pa là:

9,6 – (-0,7) = 10,3 oC

Bài 1.15 trang 15 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Thay mỗi dấu “?” bằng số thích hợp để hoàn thiện sơ đồ Hình 1.11, biết số trong mỗi ô ở hàng trên bằng tích của hai số trong hai ô kề nó ở hàng dưới.

Lời giải:

Bài 1.16 trang 15 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Tính giá trị của các biểu thức sau:

\(\begin{array}{l}a)A = (2 – \frac{1}{2} – \frac{1}{8}):(1 – \frac{3}{2} – \frac{3}{4});\\b)B = 5 – \frac{{1 + \frac{1}{3}}}{{1 – \frac{1}{3}}}.\end{array}\)

Lời giải:

\(\begin{array}{l}a)A = (2 – \frac{1}{2} – \frac{1}{8}):(1 – \frac{3}{2} – \frac{3}{4})\\ = (\frac{{16}}{8} – \frac{4}{8} – \frac{1}{8}):(\frac{4}{4} – \frac{6}{4} – \frac{3}{4})\\ = \frac{{11}}{8}:\frac{{ – 5}}{4}\\ = \frac{{11}}{8}.\frac{4}{{ – 5}}\\ = \frac{{ – 11}}{{10}}\\b)B = 5 – \frac{{1 + \frac{1}{3}}}{{1 – \frac{1}{3}}}\\ = 5 – \frac{{\frac{3}{3} + \frac{1}{3}}}{{\frac{3}{3} – \frac{1}{3}}}\\ = 5 – \frac{{\frac{4}{3}}}{{\frac{2}{3}}}\\ = 5 – \frac{4}{3}:\frac{2}{3}\\ = 5 – \frac{4}{3}.\frac{3}{2}\\ = 5 – 2\\ = 3\end{array}\)

Chú ý:

Khi thực hiện phép cộng hai phân số, nếu phân số thu được chưa tối giản thì ta rút gọn thành phân số tối giản.

Bài 1.17 trang 15 sách giáo khoa Toán 7 Kết nối tri thức tập 1

Tính một cách hợp lí: \(1,2.\frac{{15}}{4} + \frac{{16}}{7}.\frac{{ – 85}}{8} – 1,2.5\frac{3}{4} – \frac{{16}}{7}.\frac{{ – 71}}{8}\)

 Lời giải:

\(\begin{array}{l}1,2.\frac{{15}}{4} + \frac{{16}}{7}.\frac{{ – 85}}{8} – 1,2.5\frac{3}{4} – \frac{{16}}{7}.\frac{{ – 71}}{8}\\ =(1,2.\frac{{15}}{4} – 1,2.5\frac{3}{4}) +( \frac{{16}}{7}.\frac{{ – 85}}{8}- \frac{{16}}{7}.\frac{{ – 71}}{8}) \\= \frac{{12}}{{10}}.\frac{{15}}{4} – \frac{{12}}{{10}}.\frac{{23}}{4} + \frac{{16}}{7}.\frac{{ – 85}}{8} – \frac{{16}}{7}.\frac{{ – 71}}{8}\\ = \frac{6}{5}.\frac{{15}}{4} – \frac{6}{5}.\frac{{23}}{4} + \frac{{16}}{7}.\frac{{ – 85}}{8} + \frac{{16}}{7}.\frac{{71}}{8}\\ = \frac{6}{5}.(\frac{{15}}{4} – \frac{{23}}{4}) + \frac{{16}}{7}.(\frac{{ – 85}}{8} + \frac{{71}}{8})\\ = \frac{6}{5}.\frac{{ – 8}}{4} + \frac{{16}}{7}.\frac{{ – 14}}{8}\\ = \frac{6}{5}.( – 2) + ( – 4)\\ = \frac{{ – 12}}{5} + \frac{{ – 20}}{5}\\ = \frac{{ – 32}}{5}\end{array}\)

Chú ý: Nếu phân số chưa tối giản, ta nên tối giản phân số trước để việc tính toán được thuận tiện hơn.

Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button