Giải bài tập

Giải bài 1, 2, 3 trang 53 SGK Toán 7 tập 1 – CTST

Giải bài tập trang 53 Bài 2 Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương sgk toán 7 tập 1 chân trời sáng tạo. Bài 3 Một chiếc bánh kem dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 30 cm, chiều rộng 20 cm và chiều cao 15 cm.

Bài 1 trang 53 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Hùng làm một con xúc xắc hình lập phương có kích thước như Hình 5a từ tấm bìa có hình dạng như Hình 5b. Em hãy tính diện tích tấm bìa và thể tích con xúc xắc.

Lời giải: 

Diện tích tấm bìa là: 6. 52 = 150 (cm2)

Thể tích con xúc xắc là: 53 =125 (cm3)

Bài 2 trang 53 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Hãy vẽ và gấp tấm bìa như Hình 6a thành một hình hộp chữ nhật như Hình 6b. Tính tổng diện tích các mặt và thể tích của hình hộp.

Lời giải: 

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích 2 mặt đáy.

Stp = 2h(a + b) + 2ab.

(với a, b, h lần lượt là chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật).

Cắt tấm bìa theo các kích thước như Hình 6a. Sau đó gấp theo đường kẻ đậm ta được Hình 6b.

Tổng diện tích các mặt của hình hộp chữ nhật là:

2 . 3 . (4 + 2) + 2 . 4 . 2 = 52 (cm2)

Thể tích của hình hộp chữ nhật là:

4 . 2 . 3 = 24 (cm3).

Vậy tổng diện tích các mặt và thể tích của hình hộp chữ nhật lần lượt là 52 (cm2) và 24 (cm3).

Bài 3 trang 53 sách giáo khoa Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1

Một chiếc bánh kem dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 30 cm, chiều rộng 20 cm và chiều cao 15 cm. Người ta cắt đi một miếng bánh có dạng hình lập phương cạnh 5 cm. Tính thể tích phần còn lại của chiếc bánh kem.

Lời giải: 

Thể tích ban đầu của chiếc bánh kem dạng hình hộp chữ nhật là:

30 . 20 . 15 = 9 000 (cm2)

Thể tích miếng bánh bị cắt đi có dạng hình lập phương là:

53 = 125 (cm2)

Thể tích phần còn lại của chiếc bánh kem là:

9 000 – 125 = 8 875 (cm2)

Vậy thể tích phần còn lại của chiếc bánh kem là 8 875 cm2.

Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button