Giải bài tập trang 36, 37 bài 10 Làm tròn số Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 73: Làm tròn các số sau đến chữ số thập phân thứ hai…
Bài 73 trang 36 sgk toán 7 – tập 1
Làm tròn các số sau đến chữ số thập phân thứ hai:
\(7,923; 17,418; 79,1364; 50,401; 0,155; 60,996\)
Giải
\(7,923\approx 7,92\) (số bỏ đi là \(3
\(17,418\approx 17,42\) (số bỏ đi là \(8>5\))
\(79,1364\approx 79,14\) (số bỏ đi là \(6>5\))
\(50,401\approx 50,40\) (số bỏ đi là \(1
\(0,155\approx 0,16\) (số bỏ đi là \(5=5\))
\(60,996\approx 61,00\) (số bỏ đi là \(6>5\)).
Bài 74 trang 36 sgk toán 7 – tập 1
Hết học kì I, điểm Toán của bạn Cường như sau:
Hệ số \(1: 7; 8; 6; 10\).
Hệ số \(2: 7; 6; 5; 9\)
Hệ số \(3: 8\).
Em hãy tìm điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Cường (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Giải:
Điểm trung bình môn Toán học kì I của bạn Cường Là:
\(\frac{7+8+6+10+2(7+ 6+ 5+ 9)+3\cdot 8}{15}=\frac{31+54+24}{15}\)
\(=\frac{109}{15}=7,2(6)\approx 7,3\).
Giải thích: Số \(15\) là do có \(4\) điểm hệ số \(1\); \(4\) điểm hệ số \(2\) ; \(1\) điểm hệ số \(3\)
Khi tính trung bình cộng các điểm hệ số \(2\) sẽ được cộng tổng lại rồi nhân với \(2\); điểm hệ số \(3\) nhân với \(3\)
\(4.1+4.2+1.3=15\)
\(4.1\) nghĩa là có 4 điểm hệ số \(1\)
\(4.2\) nghĩa là có \(4\) điểm hệ số \(2\)
\(1.3\) nghĩa là có \(1\) điểm hệ số \(3\)
Bài 75 trang 37 sgk toán 7 – tập 1
Trong thực tế, khi đếm hay đo các đại lượng, ta thường chỉ, được các số gần đúng. Để có thể thu được kết quả có nhiều khả năng sát số đúng nhất, ta thường phải đếm hay đo nhiều lần rồi tính trung bình cộng của các số gần đúng tìm được.
Hãy tìm giá trị có nhiều khả năng sát số đúng nhất của số đo chiều dài lớp học của em sau khi đo năm lần chiều dài ấy.
Hướng dẫn giải:
Bài toán thuộc dạng bài thực hành.
Ví dụ:
Bước 1: Đo \(5\) lần chiều dài lớp học và ghi kết quả lại:
Lần 1: \(8\) mét
Lần 2: \(8,2\) mét
Lần 3: \(8,1\) mét
Lần 4 \(8,3\) mét
Lần 5: \(8,5\) mét
Bước 2: Tính trung bình cộng của chiều dài lớp học các lần đo được:
\((8 + 8,2 + 8,1 + 8,3 + 8,5) : 5 = 8,22\) (mét)
Kết luận: Chiều dài lớp học sát số đúng nhất là \(8,22\) mét
Bài 76 trang 37 sgk toán 7 – tập 1
Kết quả cuộc Tổng điều tra dân số ở nước ta tính đến 0 giờ ngày 1/4/1999 cho biết: Dân số nước ta là \(76 324 753\) người trong đó có \(3695\) cụ từ \(100\) tuổi trở lên.
Em hãy làm tròn các số \(76 324 753\) và \(3695\) đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn.
Giải:
Làm tròn số \(76 324 753\):
- đến hàng chục là \(76 324 750\) (số bỏ đi là \(3
- đến hàng trăm là \(76 324 800\) (số bỏ đi là \(5=5\));
- đến hàng nghìn là \(76 325 000\) (số bỏ đi là \(7>5\));
Làm tròn số \(3695\):
đến hàng chục là \(3700\) (số bỏ đi là \(5=5\) cộng 1 thêm vào số đứng trước \(9+1=10\) nhớ \(1\) vào hàng trăm do đó bằng \(3700\));
đến hàng trăm là \(3700\) (số bỏ đi là \(9>5\));
đến hàng nghìn là \(4000\) (số bỏ đi là \(6>5\)).
Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế