Giải bài tập

Giải bài 88, 89, 90, 91 trang 90, 91 SBT Toán 8 tập 1

Giải bài tập trang 90, 91 bài 7 hình bình hành Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 88: Cho tam giác ABC. Ở phía ngoài tam giác, vẽ các tam giác vuông cân tại A là ABD, ACE. Vẽ hình bình hành ADIE…

Câu 88 trang 90 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho tam giác ABC. Ở phía ngoài tam giác, vẽ các tam giác vuông cân tại A là ABD, ACE. Vẽ hình bình hành ADIE. Chứng minh rằng:

a. IA = BC;                                       b. IA ⊥ BC.

Giải:    

                                                             

a. \(\widehat {BAC} + \widehat {BAD} + \widehat {DAE} + \widehat {EAC} = {360^0}\)

    \(\widehat {BAD} = {90^0},\widehat {EAC} = {90^0}(gt)\)

Suy ra: \(\widehat {BAC} + \widehat {DAE} = {180^0}\) (1)

            AE // DI (gt)

⇒ \(\widehat {ADI} + \widehat {DAE} = {180^0}\) (hai góc trong cùng phía) (2)

Từ (1) và (2) suy ra:  

Xét ∆ ABC và ∆ DAI :

AB = AD (gt)

\(\widehat {BAC} = \widehat {ADI}\) (chứng minh trên)

AC = DI (vì cùng bằng AE)

Do đó: ∆ ABC = ∆ DAI (c.g.c) ⇒ IA = BC

b. ∆ ABC = ∆ DAI ( chứng minh trên) \( \Rightarrow {\widehat A_1} = {\widehat B_1}\)  (3)

Gọi giao điểm IA và BC là H.

Ta có: \({\widehat A_1} + \widehat {BAD} + {\widehat A_2} = {180^0}\) (kề bù)

mà \(\widehat {BAD} = {90^0}(gt) \Rightarrow {\widehat A_1} + {\widehat A_2} = {90^0}\) (4)

Từ (3) và (4) suy ra: \({\widehat B_1} = {\widehat A_2} = {90^0}\)

Trong ∆ AHB ta có: \(\widehat {AHB} + \widehat {{B_1}} + {\widehat A_2} = {180^0}\)

Suy ra \(\widehat {AHB} = {90^0} \Rightarrow AH \bot BC\) hay IA ⊥ BC

 


Câu 89 trang 91 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Dựng hình bình hành ABCD, biết:                                         

a. AB = 2cm, AD = 3cm, \(\widehat A = {110^0}\)

b. AC = 4cm, BD = 5cm, \(\widehat {BOC} = {50^0}\) (O là giao điểm của hai đường chéo).

Giải:                                                      

Cách dựng:

Dựng ∆ ABD có AB = 2cm, \(\widehat A = {110^0}\), AD = 3cm

–  Dựng tia Bx // AD

–  Dựng tia Dy // AB cắt Bx tại C

Ta có hình bình hành ABCD cần dựng

Chứng minh: AB // CD, AD // BC nên tứ giác ABCD là hình bình hành.

Ta lại có AB = 2cm, \(\widehat A = {110^0}\) , AD = 3cm. Bài toán có một nghiệm hình.

b.

Cách dựng:

–  Dựng ∆ OBC có OC = 2cm, OB = 2,5cm , \(\widehat O = {50^0}\)

–  Trên tia đối tia OC lấy điểm A sao cho OA = OC = 2cm

–  Trên tia đối tia OB lấy điểm D sao cho AD = OB = 2,5cm

Nối AB, BC, CD, AD ta có hình bình hành ABCD cần dựng

Chứng minh: Tứ giác ABCD có OA = OC, OB = OD nên nó là hình bình hành vì có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Có AC = 4cm, BD = 5cm, \(\widehat {BOC} = {50^0}\)

Bài toán có một nghiệm hình.

 


Câu 90 trang 91 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho ba điểm A, B, C trên giấy kẻ ô vuông (h.12). Hãy vẽ điểm thứ tư M sao cho A, B, C, M là bốn đỉnh của một hình bình hành


        

Giải:                                                               

       –            Nếu hình bình hành nhận AC làm đường chéo vì AB là đường chéo hình vuông có cạnh là hai ô vuông nên \(C{M_1}\) là đường chéo hình vuông cạnh 2 ô vuông và A, \({M_1}\)nằm trên nửa mặt phẳng bờ BC ta có hình bình hành \(ABC{M_1}\) .

       –            Nếu hình bình hành nhận BC làm đường chéo, điểm A cách điểm C ba ô vuông , điểm B cách \({M_2}\) là ba ô vuông và C, \({M_2}\)cũng nằm trên nửa mặt phẳng bờ AB ta có hình bình hành \(AB{M_2}C\)

       –            Nếu hình bình hành nhận AB làm đường chéo thì điểm \({M_3}\) cách điểm B ba ô vuông, \({M_3}\)và A nằm trên cũng một nửa mặt phẳng bờ BC ta có hình bình hành \(ACB{M_3}\) .

 


Câu 91 trang 91 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho tam giác ABC. Dựng đường thẳng song song với BC, cắt cạnh AB ở E, cắt cạnh AC ở F sao cho BE = AF.

Giải:                                                               

Cách dựng:

       –            Dựng đường phân giác AD

       –            Qua D dựng đường thẳng song song AB cắt AC tại F.

       –            Qua F dựng đường thẳng song song với BC cắt AB tại E.

Ta có điểm E, F cần dựng.

Chứng minh: DF // AB

\( \Rightarrow {\widehat A_1} = {\widehat D_1}\) (so le trong)

     \({\widehat A_1} = {\widehat A_2}\) (gt)

Suy ra: \({\widehat D_1} = {\widehat A_2}\)

⇒ ∆ AFD cân tại F

⇒ AF = DF (1)

    DF // AB hay DF // BE

    EF // BC hay EF // ED

Tứ giác BDFE là hình bình hành ⇒ BE = DF (2)

Từ (1) và (2) suy ra: AF = BE

Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button