Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 4 trang 17 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần đọc hiểu soạn bài Hầu Trời (Tản Đà) chi tiết nhất.
Đề bài: Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay? (Chú ý các mặt: thể loại, ngôn từ, cách biểu hiện cảm xúc, hư cấu nghệ thuật,…)
Trả lời bài 4 trang 17 SGK văn 11 tập 2
Cách trả lời 1:
Những cái mới và hay về mặt nghệ thuật của bài thơ:
– Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do.
– Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần gũi với đời sống, không cách điệu, ước lệ.
– Cách kể chuyện hóm hỉnh, có duyên và lôi cuốn người đọc
– Từ ngữ nôm na, bình dị, như lấy ở đời sống bình thường.
– Tác giả tự hiện diện trong bài thơ với tư cách người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính. Cảm xúc biểu hiện phóng túng, tự do, không hề gò ép.
– Nhà thơ đã sáng tạo ra một cuộc hầu Trời thật lí thú, ngộ nghĩnh mà như thật.
Cách trả lời 2:
Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có những điều mới và hay là:
– Thể thơ: thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.
– Ngôn từ: hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.
– Cách biểu hiện cảm xúc: tự do, phóng túng.
+ Tác giả miêu tả Trời và Chư tiên không có chút đạo mạo, ngược lại các đấng siêu nhiên đó cũng có cách bộc lộ cảm xúc ngộ nghĩnh, bình dân (lè lưỡi, chau mày, tranh nhau dặn…)
Tham khảo thêm: Lập dàn ý phân tích bài thơ Hầu trời – Tản Đà
Trên đây là 2 cách trả lời câu hỏi bài 4 trang 17 SGK ngữ văn 11 tập 2 do Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Hầu trời của Tản Đà tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Trả lời câu hỏi bài 4 trang 17 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Hầu trời ngữ văn 11.