Lớp 8

Dàn ý phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ bài Quê hương

I. Dàn ý Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ trong bài Quê hương

1. Mở bài

– Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra thật chân thực bức tranh khung cảnh sinh hoạt của những người dân làng chài, khỏe khoắn, sôi động và tràn đầy sức sống.
– Tác phẩm có sử dụng nhiều biện pháp tu từ, có giá trị biểu cảm, làm khơi gợi nên vẻ đẹp của bức tranh quê hương miền biển. Tiêu biểu là trong hai câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

2. Thân bài

– Biện pháp tu từ so sánh trong câu “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”
+ So sánh cái cụ thể (cánh buồm) với cái trừu tượng (mảnh hồn làng)
+ Cánh buồm là mảnh hồn, mảnh tình của quê hương luôn theo sát người ngư dân ra biển, trong đó có nỗi nhớ của người ở lại, nỗi vương vấn của người ngoài khơi về làng chài.
+ Hình ảnh so sánh này mang đậm nét lãng mạn, bay bổng rất đặc trưng cho bút pháp lãng mạn hóa, làm đẹp mọi thứ của Tế Hanh.

– Câu thơ “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”dùng biện pháp nhân hóa.
+ Các từ đặc biệt “rướn”, “thâu” thể hiện sự nỗ lực trong lao động của cánh buồm
+ Cánh buồm đang góp sức trong công cuộc lao động của người ngư dân → sự đoàn kết, cống hiến.

3. Kết bài

– Dù chỉ là những chất liệu thật dung dị đời thường, nhưng bằng bút pháp đặc tả, các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa sự vật bỗng như có linh hồn, có tinh thần, làm bạn với con người trong công cuộc lao động thường ngày.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ trong bài Quê hương

Với chất thơ rất đỗi bình dị và gợi cảm, Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra thật chân thực bức tranh khung cảnh sinh hoạt của những người dân làng chài, khỏe khoắn, sôi động và tràn đầy sức sống. Từ đó, ta thấy được tấm lòng gắn bó, yêu quê hương tha thiết của nhà thơ Tế Hanh. Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ, có giá trị biểu cảm, làm khơi gợi nên vẻ đẹp của bức tranh quê hương miền biển. Tiêu biểu là trong hai câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng / Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.

Tế Hanh (1921-2009), quê ở Quảng Bình, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới, cảm hứng sáng tác của ông thường là những đề tài về quê hương, đất nước. Quê hương (1929) được rút ra từ tập thơ Nghẹn ngào, phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả, biểu cảm.

Với hai câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”, Tế Hanh đã sử dụng các biện pháp tu từ thật ý vị và nhiều sức gợi cảm. Nếu như trước đó trong hai câu thơ “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt thời gian”, con thuyền đứng trong môt tâm thế rất chủ động,…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ trong bài Quê hương tại đây.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button