Lớp 8

Vật Lí 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? – Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 19

Vật Lí 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? được Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 19

Các chất được cấu tạo như thế nào?

– Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

(Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại)

– Để quan sát được các nguyên tử, phân tử người ta dùng kính hiển vi

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 19

Hình 1.1. Các loại kính hiển vi

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 19

Hình 1.2. Nguyên tử silic và nguyên tử sắt qua kính hiển vi hiện đại

– Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.

+ Trong chất rắn: Các nguyên tử, phân tử xếp gần nhau.

+ Trong chất khí: Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử rất lớn (so với trong chất rắn và chất lỏng).

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 19

Các phân tử, nguyên tử có giống nhau không?

Các nguyên tử, phân tử có kích thước vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được. Các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất khác nhau thì khác nhau cả về kích thước, cấu tạo và khối lượng.

Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 19

Bài C1 (trang 69 SGK Vật Lý 8)

Hãy lấy 50 cm3 cát đổ vào 50 cm3 ngô rồi lắc nhẹ xem có được 100 cm3 hỗn hợp giữa ngô và cát không? Giải thích?

Lời giải:

Không đủ vì giữa các hạt ngô có khoảng cách nên khi đổ cát vào ngô, các hạt cát đã xen vào những khoảng cách này, làm cho thể tích của hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của ngô và cát.

Bài C2 (trang 69 SGK Vật Lý 8)

Hãy cố gắng dùng cách giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn cát vào ngô để giải thích sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn rượu với nước.

Lời giải:

Thể tích của hỗn hợp rượu và nước giảm vì giữa các phân tử nước cũng như các phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi trộn rượu với nước, các phân tử rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại.

Bài C3 (trang 70 SGK Vật Lý 8)

Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Hãy giải thích vì sao?

Lời giải:

Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước, cũng như các phân tử nước xen vào giữa khoảng cách giữa các phân tử đường nên nước đường có vị ngọt.

Bài C4 (trang 70 SGK Vật Lý 8)

Giải thích tại sao quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.

Lời giải:

Thành bóng cao su hay bóng bay được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa các phân tử này có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua những khoảng cách này để ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.

Bài C5 (trang 70 SGK Vật Lý 8)

Cá muốn sống được phải có không khí. Nhưng ta thấy cá vẫn sống được trong nước? giải thích?

Lời giải:

Giữa các phân tử nước có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể đứng xen vào khoảng cách đó, chính vì vậy mà cá có thế sống được trong nước.

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 19 có đáp án

Bài 1: Các chất được cấu tạo từ:

A. Tế bào

B. Các nguyên tử, phân tử

C. Hợp chất

D. Các mô

Lời giải:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

Đáp án cần chọn là: B

Bài 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các chất được cấu tạo từ tế bào.

B. Các chất được cấu tạo từ tác nguyên tử, phân tử.

C. Các chất được cấu tạo từ hợp chất.

D. Các chất được cấu tạo từ các mô.

Lời giải:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 3: …. được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. Chọn câu trả lời đúng:

A. Nguyên tử.

B. Phân tử.

C. Vật.

D. Chất.

Lời giải:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 4: Chọn phát biểu sai?

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất

C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại

D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách

Lời giải:

A, B, C – đúng

D – sai vì: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5: Chọn phát biểu đúng:

A. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

B. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.

C. Nguyên tử là một nhóm các phân tử kết hợp lại.

D. Các chất được cấu tạo bởi các hạt nhỏ riêng biệt gọi là phân tử.

Lời giải:

A – đúng

B – sai vì: Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.

C – sai vì: Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

D – sai vì: Các chất được cấu tạo bởi các hạt nhỏ riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 6: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Lời giải:

A, C, D – đúng

B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 7: Nguyên tử, phân tử có tính chất nào sau đây:

A. Chuyển động không ngừng.

B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử có không khoảng cách.

D. Chuyển động càng chậm khi nhiệt độ càng cao.

Lời giải:

A – đúng

B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

C – sai vì: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D – sai vì: Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 8: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử.

A. Các nguyên tử, phân tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên

B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định

C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại

D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Lời giải:

A , B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía

C – sai vì: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

D – đúng

Đáp án cần chọn là: D

Bài 9: Chọn phát biểu sai khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử.

A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.

C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên.

D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Lời giải:

A – đúng

B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía

C – đúng

D – đúng

Đáp án cần chọn là: B

Bài 10: Hiện tượng khuếch tán là:

A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau

B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau

C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc

D. Hiện tượng cầu vồng

Lời giải:

Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 11: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.

B. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.

C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc là hiện tượng khuếch tán.

D. Hiện tượng cầu vồng là hiện tượng khuếch tán.

Lời giải:

Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 12: Khi đổ 200cm3 giấm ăn vào 250cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?

A. 450cm3

B. > 450cm3

C. 425cm3

D. < 450cm3

Lời giải:

Do hiện tượng khuếch tán nên khi đổ 200cm3 giấm ăn vào 250cm3 nước thì sẽ thu được hỗn hợp có thể tích < 450cm3

Đáp án cần chọn là: D

Bài 13: Khi đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?

A. 250cm3

B. > 100cm3

C. 100cm3

D. < 200cm3

Lời giải:

Do hiện tượng khuếch tán nên khi đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước thì sẽ thu được hỗn hợp có thể tích < 200cm3

Đáp án cần chọn là: D

Bài 14: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.

B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.

C. Cát được trộn lẫn với ngô.

D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

Lời giải:

Ta có: Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

Ở phương án C: Cát được trộn lẫn với ngô đây là sự trộn hay hòa lẫn của các vật chất chứ không phải của nguyên tử, phân tử → C – không phải là hiện tượng khuếch tán

Đáp án cần chọn là: C

Bài 15: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Đường tan vào nước.

B. Dung dịch đồng sunfat trong nước.

C. Thóc trộn lẫn với gạo.

D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

Lời giải:

Ta có: Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

Ở phương án C: Thóc được trộn lẫn với gạo đây là sự trộn hay hòa lẫn của các vật chất chứ không phải của nguyên tử, phân tử → C – không phải là hiện tượng khuếch tán

Đáp án cần chọn là: C

Bài 16: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

A. Xảy ra nhanh hơn.

B. Xảy ra chậm hơn.

C. Không thay đổi.

D. Có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Lời giải:

Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn

Vì: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

Khi nhiệt độ giảm đi, các phân tử chuyển động chậm lại dẫn đến hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 17: Khi nhiệt độ tăng thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

A. Xảy ra nhanh hơn.

B. Xảy ra chậm hơn.

C. Không thay đổi.

D. Có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Lời giải:

Khi nhiệt độ tăng thì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn

Vì: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 18: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi:

Chọn câu trả lời đúng:

A. Khi giảm nhiệt độ của khối khí.

B. Khi tăng nhiệt độ của khối khí.

C. Khi cho khối khí dãn nở.

D. Khi tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.

Lời giải:

Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng.

Vì: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 19: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh:

A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.

C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.

D. Cả A, B đều đúng.

Lời giải:

Ta có: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

→ Ta hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vì: Nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 20: Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa?

A. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

B. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.

C. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.

D. Tất cả các ý đều sai.

Lời giải:

Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu

Đáp án cần chọn là: A

Bài 21: Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định là do trong chất khí:

A. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất yếu, các phân tử chuyển động tự do về mọi phía.

B. Các phân tử nhỏ, chúng bám vào nhau rất khó.

C. Lực liên kết giữa các phân tử là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh một vị trí xác định.

D. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với chất rắn.

Lời giải:

Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 22: Chọn câu đúng:

A. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

B. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.

C. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.

D. Tất cả các ý đều sai.

Lời giải:

Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 23: Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa?

A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.

B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.

D. Tất cả các ý đều sai.

Lời giải:

Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn

Đáp án cần chọn là: B

Bài 24: Chọn câu đúng:

A. Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.

B. Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

C. Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.

D. Tất cả các ý đều sai.

Lời giải:

Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 25: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?

A. Khối lượng của vật.

B. Nhiệt độ của vật.

C. Thể tích của vật.

D. Trọng lượng riêng của vật.

Lời giải:

Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến nhiệt độ của vật: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

Đáp án cần chọn là: B

Bài 26: Chọn phát biểu đúng:

A. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến trọng lượng riêng của vật.

B. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến nhiệt độ của vật.

C. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến thể tích của vật.

D. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến khối lượng của vật.

Lời giải:

Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến nhiệt độ của vật: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

Đáp án cần chọn là: B

Bài 27: Chọn câu trả lời đúng.

A. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra đối với chất lỏng và chất khí, không xảy ra đối với chất rắn.

B. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không chuyển động.

C. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.

D. Các vật được cấu tạo liền một khối.

Lời giải:

A – sai vì: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với cả ba chất rắn, lỏng, khí

B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động

C – đúng

D – sai vì: Các vật được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

Đáp án cần chọn là: C

Bài 28: Chọn câu trả lời đúng.

A. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra đối với chất lỏng và chất khí, không xảy ra đối với chất rắn.

B. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.

C. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động chậm đi.

D. Các vật được cấu tạo liền một khối.

Lời giải:

A – sai vì: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với cả ba chất rắn, lỏng, khí

B – đúng

C – sai vì: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.

D – sai vì: Các vật được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

Đáp án cần chọn là: B

Bài 29: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào sau đây:

A. Chất khí

B. Chất lỏng

C. Chất rắn

D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí

Lời giải:

Hiện tượng khuếch tán xảy ra với cả ba chất rắn, lỏng và khí

Đáp án cần chọn là: D

Bài 30: Nhận định nào đúng:

A. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra với chất khí.

B. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra với chất lỏng.

C. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra với chất rắn.

D. Hiện tượng khuếch tán xảy ra với cả rắn, lỏng, khí.

Lời giải:

Hiện tượng khuếch tán xảy ra với cả ba chất rắn, lỏng và khí

Đáp án cần chọn là: D

Bài 31: Trộn lẫn một khối lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng nhất?

A. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V = V1 + V2

B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V > V1 + V2

C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V < V1 + V2

D. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là: m < m1 + m2

Lời giải:

A, B, D – sai

C – đúng

Vì:

+ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách nên khi trộn rượu và nước với nhau thể tích của chúng sẽ nhỏ hơn tổng thể tích của rượu và nước: V < V1 + V2

+ Mặt khác, rượu và nước vẫn giữ nguyên được số nguyên tử, phân tử → khối lượng của hỗn hợp chính bằng tổng khối lượng của rượu và nước: m = m1 + m2

Đáp án cần chọn là: C

Bài 32: Một nhóm các nguyên tử kết hợp lại tạo thành

A. Nguyên tử.

B. Phân tử.

C. Vật.

D. Chất.

Lời giải:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 33: Năm 1827, khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, nhà bác học Brao-nơ đã thấy chúng quyển động không ngừng về mọi phía. Điều này chứng tỏ:

A. các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

B. giữa các phân tử luôn có lực hút.

C. giữa các phân tử luôn có lực đẩy.

D. giữa các phân tử luôn có lực hút và lực đẩy.

Lời giải:

Thí nghiệm của Brao-nơ chứng tỏ các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 34: Hiện tượng nào sau đây chỉ do chuyển động nhiệt của các phân tử gây ra?

A. Dung dịch đồng sunfat khuếch tán vào nước.

B. Khi ép hai thanh chì mài nhẵn vào nhau thì chúng dính chặt lẫn nhau.

C. Khi có người mở một lọ nước hoa thì từ xa ta vẫn ngửi thấy mùi nước hoa.

D. Cả ba hiện tượng trên.

Lời giải:

A – đúng vì: dung dịch đồng sunfat khuếch tán chỉ hoàn toàn do chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân tử.

B – sai vì: do lực hút phân tử.

C – sai vì: ngoài chuyển động nhiệt còn do gió mang phân tử đi nên từ xa có thể ngửi thấy được.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 35: Tại sao 1 kg hơi nước có thể tích lớn hơn 1kg nước? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Vì phân tử nước trong hơi nước có thể tích lớn hơn phân tử nước trong nước.

B. Vì khối lượng riêng của hơi nước nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

C. Vì phân tử nước trong nước có khối lượng lớn hơn phân tử nước trong hơi nước.

D. Vì khoảng cách giữa các phân tử nước trong hơi nước lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử nước trong nước.

Lời giải:

Do khoảng cách giữa các phân tử nước trong hơi nước lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử nước trong nước nên 1kg hơi nước có thể tích lớn hơn 1kg nước.

Đáp án cần chọn là: D

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào? do Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Các chất được cấu tạo như thế nào?. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường Cao đẳng nghề Thừa Thiên Huế

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button