Lớp 11

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh

Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh

tom tat vao phu chua trinh

Những bài Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh tuyển chọn

1. Tóm tắt truyện Vào phủ chúa Trịnh, mẫu số 1 (Chuẩn):

Nhân vật chính trong vào phủ chúa Trịnh là Lê Hữu Trác – một thầy lang giỏi có tiếng. Sáng sớm ngày mùng 1 tháng 2 ông nhận được lệnh có thánh chỉ vào phủ chúa Trịnh ngay lập tức để chữa bệnh. Ông bèn sửa sang áo mũ chỉnh tề, lên cáng vào phủ. Người truyền lệnh dẫn ông vào cửa sau xung quanh đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương. Những dãy hành lang quanh co nối tiếp nhau không dứt. Đi qua dãy hành lang phía tây là một cái nhà lớn cao và rộng, hai bên là hai cái kiệu để vua chúa đi. Trong phòng đặt một cái sập thếp vàng, trước sập và hai bên bày bàn ghế, những đồ đặc nhân gian chưa từng thấy. Trong lúc chờ đợi ông được ăn những đồ ngon vật lạ, sơn hào hải vị hiếm có trên đời. Sau khi ăn xong ông được quan Chánh đường đưa đến Đông cung nơi thái tử Trịnh Cán đang nằm bệnh, bệnh phát đã lâu nên ngày càng trầm trọng. Sau một hồi suy nghĩ, sợ lợi danh ràng buộc nếu chữa khỏi bệnh cho thế tử sẽ bị giữ lại phủ. Nhưng nghĩ đến nước nhà, vì có lòng trung thành với đất nước nên ông đã kê đơn thuốc theo đúng bệnh cho thế tử. Sau khi từ giã phủ Chúa ông trở về và đợi thánh chỉ.

2. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh, mẫu số 2:

Nhân vật trong câu chuyện là Lê Hữu Trác, thầy lang giỏi. Ông có lệnh vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh, ông đi vào chốn phồn hoa, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa ông cũng đến được nơi chúa ở, phòng chúa ở rất đặc biệt được sơn son thếp vàng, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời, qua đó biết được khẩu vị của những bậc quyền quý. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử, nhận thấy bệnh của thế tử xuất phát từ chúa thường ở chốn màn che trướng phủ, ăn sướng, mặc ấm phủ tạng yếu, bệnh đã lâu nên trầm trọng. Vì nghĩ đến nước nhà, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.

3. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh, mẫu số 3:

Vào ngày đầu tiên của tháng 2, thầy lang Lê Hữu Trác được lệnh triệu tập vào phủ chúa để khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Mặc dù chỉ đi từ cửa sau của phủ chúa nhưng ông cũng thấy được mức độ xa hoa, giàu có như thế nào. Đồ đạc đều được sơn thếp vàng, đồ cổ quý giá nhiều vô kể, cả một căn nhà lớn lại là phòng trà, thực sự quá xa hoa. Cho dù cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa là vậy nhưng Lê Hữu Trác vẫn có thể nhận ra được bức tranh hiện thực ở nơi đây là rất tùng túng và ngột ngạt. Thế tử ở nơi trướng rủ màn che đến mức mà thầy lang phải đi qua mấy lớp cửa, vài hàng lang dài miên man mới có thể đến được nơi để thăm khám. Cũng bởi sống cuộc sống sung sướng như ở trong nơi nắng mưa chẳng tới đầu, ăn quá no, mặc quá ấm, lại thêm không chịu vận động nên mới khiến cho nội phủ mới yếu đi mà sinh ra bệnh. Lê Hữu Trác vốn là người không màng công danh, lợi lộc nên sau khi kê đúng đơn thuộc đã từ giã về quê đợi thành chỉ.

4. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh, mẫu số 4:

Truyện xoay quanh nhân vật là Lê Hữu Trác, ông là một thầy lang giỏi được lệnh vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. “Vào phủ chúa Trịnh” là tác phẩm ghi lại cảm nhận của Lê Hữu Trác trước hiện thực về cảnh vật, con người từ khi triệu về kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Bức tranh hiện thực nơi phủ chúa hiện qua con mắt của Lê Hữu Trác rất xa hoa, tráng lệ nhưng tù túng và ngột ngạt. Để đi đến nơi ở của thế tử ông phải đi qua nhiều lần cửa, xung quanh được miêu tả là cây cối um tùm, hành lang quanh co, những căn phòng cao rộng, có nhiều đồ thếp vàng, màn gấm và nhiều thứ quý giá khác. Nhiệm vụ của ông là bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử. Ông đưa ra chẩn đoán bệnh cho Trịnh Cán là do chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu, tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi to, gân xanh và tay chân gầy gò. Là một người thầy lương y có đạo đức, có tâm với nghề, không màng danh lợi nên sau khi kê đúng đơn thuốc, Lê Hữu Trác đã từ giã về quê chờ thánh chỉ.

5. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh, mẫu số 5:

Tôi vẫn nhớ ngày hôm đó vào sáng sớm ngày 1/2 nhận được thánh chỉ vào phủ chầu ngay lập tức. Đi từ cửa sau vào phủ tôi nhìn thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua nở, chỉ vậy thôi cũng đủ nhận thấy sự giàu sang của vua chúa lớn đến nhường nào. Đi tiếp qua vài lần cửa nữa, qua các hàng lang dài miên man thì cuối cùng tôi được dẫn vào ngôi nhà lớn mà được gọi là phòng trà. Đồ đạc đều được sơn thếp vàng, tôi cũng thấy cả những đồ vật cổ quý giá. Tôi không được yết kiến Thánh thượng vì lúc đó người đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần. Sau khi được dùng bữa với những thứ sa hoa thôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung để thăm khám cho thế tử Trịnh Cán. Bởi nằm lâu trong chốn màn che trướng rủ, ăn quá nó, mắc quá ấm lại thêm lười vận động nên nội phủ tạng yếu đi, dẫn đến phát bệnh. Tôi nghĩ còn nợ ơn nước nên đã kê đơn thuốc theo đúng bệnh rồi từ giã trở về quê chờ thánh chỉ.

6. Tóm tắt Vào phủ Chúa Trịnh, mẫu số 6:

Vào sáng sớm tinh mơ ngày 1/2 tôi được lệnh là có thánh chỉ triệu tập về phủ chầu ngay lập tức. Tôi nhanh chóng chuẩn bị mũ áo chỉnh tề được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Đi vào cửa sau vào phủ, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Vốn là con quan tôi thực không lạ với chốn phồn hoa nhưng khi bước chân vào phủ thì quả mới hay cảnh giàu sang của vua chúa dường nào. Qua mấy lần cửa, các hành lang dài miên man tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng, là những cổ vật quý giá chưa từng nhìn thấy. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến, và được hầu hạ bữa sáng với mâm vàng, sơn hào hải vị. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Người nằm trong chốn màn che trướng rủ, ăn quá no, mặc quá ấm, lười vận động nên phủ tạng yếu đi, bệnh phát đã lâu sau một hồi suy nghĩ vì sợ lợi danh ràng buộc không về được núi, nhưng nghĩ lại còn nợ ơn nước nên đã kê đơn theo đúng bệnh. Sau đó tôi từ giã lên cáng trở về kinh Trung Kiền để chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong cung cũng đến thăm hỏi.

—————-HẾT—————

Bên cạnh bài Tóm tắt bài Vào phủ chúa Trịnh trên đây, để tìm hiểu về tác phẩm, các em không nên bỏ qua những bài học quan trọng khác như: Soạn bài Vào phủ Chúa Trịnh, Cảm nghĩ về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, Phân tích đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, Giá trị hiện thực của Vào phủ chúa Trịnh.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button