Lớp 11

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ của Huấn Cao (11 Mẫu)

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ của Huấn Cao bao gồm 11 bài mẫu hay nhất được Hoàng Thùy Chi About biên soạn và tổng hợp sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em hoàn thiện tốt bài tập của mình. Đồng thời, sẽ giúp các em cảm nhận được vì sao Cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân vẫn được coi là cái cảnh xưa nay hiếm.

Đề bài:Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ của Huấn Cao

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ của Huấn Cao
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ của Huấn Cao

Các em nên xem thêm:

  • Phân tích cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
  • Cảm nhận về cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ – Mẫu 1

Có thể nói cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một cảnh tượng vô cùng độc đáo, có thể nói là xưa nay hiếm. Không gian cho chữ vô cùng đặc biệt, người ta chỉ xin chữ và cho chữ ở những nơi sạch sẽ, yên tĩnh, trang trọng còn trong tác phẩm cảnh cho chữ lại diễn ra ở nhà tù tối tăm, bẩn thỉu, đó là nơi chỉ tồn tại cái xấu, cái ác, lừa lọc và giả dối với nhau. Thời gian cho chữ cũng là một điểm đặc biệt khac: Huấn Cao cho chữ khi mà chỉ đến sáng mai sẽ phải đi chịu án tử hình. Ông đã dành những giây phút cuối cùng của cuộc đời để vừa hoàn thành nguyện ước cho quản ngục, vừa để lại những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất cho cuộc đời.

Có thể nói qua cảnh cho chữ trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật và hoàn chỉnh vẻ đẹp nhân cách của mỗi nhân vật cũng như ngầm khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài hoa và nhân cách cao đẹp với cái xấu xa, độc ác, tàn nhẫn.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ – Mẫu 2

Có thể nói cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân là một cảnh tượng vô cùng lạ mắt, xưa nay hiếm. Ko gian cho chữ vô cùng đặc trưng, người ta chỉ xin chữ và cho chữ ở những nơi sạch sẽ, yên tĩnh, trang trọng còn trong tác phẩm cảnh cho chữ lại diễn ra ở nhà tù tối tăm, dơ dáy, đó là nơi chỉ tồn tại cái xấu, cái ác, lừa lọc và giả dối với nhau. Thời kì cho chữ cũng là một điểm đặc trưng khac: Huấn Cao cho chữ trong khi chỉ tới sáng mai sẽ phải đi chịu án xử tử. Ông đã dành những phút chốc cuối cùng của cuộc đời để vừa hoàn thành ước nguyện cho quản ngục, vừa để lại những gì tinh túy, đẹp tươi nhất cho cuộc đời. Có thể nói qua cảnh cho chữ trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đã làm nổi trội và hoàn chỉnh vẻ đẹp tư cách của mỗi nhân vật cũng như ngầm khẳng định sự thắng lợi của cái đẹp, cái tài hoa và tư cách cao đẹp với cái xấu xa, độc ác, tàn nhẫn.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ – Mẫu 3

Cảnh cho chữ đã được Nguyễn Tuân vận dụng thủ pháp đối lập tương phản triệt để, đem lại hiểu quả nghệ thuật cao. Không khí cổ xưa của một thời đã cách xa hàng trăm năm đã được Nguyễn Tuân gợi lại qua ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật. Cảnh cho chữ là một bức tranh giàu chất hội họa, đồng thời ông vận dung linh hoạt kĩ thuật điện ảnh, liên tục chuyển góc, chuyển cảnh, quay cận rồi quay xa giúp người đọc có cái nhìn trọn vẹn về nhân vật. Cảnh cho chữ là một cảnh đặc sắc, “xưa nay chưa từng có”, kết tinh giá trị nghệ thuật và tư tưởng của Nguyễn Tuân, làm nổi bật và hoàn chỉnh vẻ đẹp nhân cách của mỗi nhân vật. Với cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã khẳng định, giữa chốn nhà lao tù ngục, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị mọi thứ mà chính người tử tù với tài năng và cốt cách làm chủ. Qua đó, ông cũng ngầm khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài hoa và nhân cách cao đẹp với cái xấu xa, độc ác, tàn nhẫn.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ – Mẫu 4

Cảnh cho chữ trong “Chữ người tử tù” đã kết tinh tài năng, sáng tạo và tư tưởng độc đáo của Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã nói lên lòng ngưỡng vọng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa, nghĩa khí và nhân cách cao thượng. Đan xen vào đó tác giả cũng kín đao bày tỏ cái đau xót chung cho cái đẹp chân chính, đích thực đang bị hủy hoại. Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân bản: dù cuộc đời có đen tối vẫn còn có những tấm lòng tỏa sáng.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ – Mẫu 5

Trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, cảnh cho chữ thực sự gây ấn tượng rất mạnh cho người đọc. Có thể nói, tác giả đã dồn bút lực tạo nên một kiểu kết truyện đặc sắc, để lại rất nhiều dư âm. Chỉ với cảnh này, các nhân vật mới thực sự bộc lộ tất cả những gì vốn có của mình. Một Huấn Cao trước đây chỉ được biết đến qua lời truyền tụng viết chữ rất nhanh và rất đẹp, thì giờ đây bàn tay tài hoa ấy sẽ vung bút viết nên những nét chữ vuông vắn, tươi tắn trên tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ trước con mắt cảm phục của những người được vinh hạnh chứng kiến. Một thầy thơ lại trước đây ta ngờ rằng “hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình”, thì lúc này “run run bưng chậu mực” với thái độ khiêm nhường, cung kính, như tự chứng thực phẩm cách trong sạch của mình. Một quản ngục vốn có thiên lương và tấm lòng biệt nhỡn liên tài, trong tình huống này đã không ngần ngại cúi đầu trước khí phách, tài hoa. Rõ ràng, trong cảnh cho chữ, tất cả đều được đẩy đến đỉnh điểm, tột cùng, là sự thăng hoa của mọi vẻ đẹp. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân đã xem đây là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ – Mẫu 6

Qua cảnh cho chữ đầy xúc động, Nguyễn Tuân đã ngầm khẳng định vị thế của cái đẹp thiên lương, nó không đơn độc mà mang một sức mạnh vô hình “nhân đạo hoá” cái ác, cái xấu xa đi vào con đường chân chính, tươi đẹp. Đoạn văn thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Tuân, ông luôn đặt con người trong vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Ông có kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực, sức tưởng tượng vô cùng độc đáo. Nguyễn Tuân vẽ nên một bức tranh với hai mảng màu sáng tối đối chọi gay gắt, một bên là khung cảnh tăm tối ngục tù, một bên là ánh sáng chói loá của nét đẹp hoàn mỹ.

Cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù là một sáng tạo nghệ thuật mới mẻ của Nguyễn Tuân. Cảnh lạ lùng, hiếm có, khiến ta sửng sốt bội phần thế nhưng nhờ chi tiết truyện này hình ảnh cái đẹp hiện lên thật diệu kỳ, thể hiện tấm lòng trân trọng, nâng niu của tác giả trước nét thanh cao của nghệ thuật tuyệt mỹ.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ – Mẫu 7

Cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Đoạn văn xứng đáng là một bức họa phẩm được viết với bút pháp lãng mạn, có ngôn ngữ giàu màu sắc tạo hình với không khí trang nghiêm có phần bi tráng, sử dụng thủ pháp tương phản đầy ấn tượng. Nó biểu lộ được cái “tài” và cái “tâm” của một nhà văn lớn – Nguyễn Tuân.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ – Mẫu 8

Chiêm ngưỡng cảnh cho chữ đầy ngoạn mục, người đọc còn bị cuốn hút bởi nghệ thuật độc đáo, già dặn của Nguyễn Tuân. Nhà văn có biệt tài trong việc dựng không khí, tạo tình huống, khắc hoạ nhân vật. Chỉ vài nét chấm phá, lập tức một cảnh tượng sáng tạo nghệ thuật thư pháp, đặc trưng của nền văn hoá chữ Hán, hiện ra trước mắt ta thật rõ nét. Đúng như có người đã nhận xét: cảnh cho chữ mang đậm chất điện ảnh bởi Nguyễn Tuân đã biết phát huy tối đa hiệu quả của phép tương phản. Đó là sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng; giữa cái đẹp cao cả của nghệ thuật và chốn lao tù ô uế, phàm tục; giữa người tù thân thể bị gông xiềng mà nhân cách và tinh thần tự do với viên quản ngục có quyền hành mà chảng khác nào chịu án chung thân về mặt tinh thần; giữa con người thiên lương và con người công cụ… Xét trên mọi phương diện, cảnh cho chữ là biểu hiện sâu sắc nhất của cảm hứng lãng mạn của Nguyễn Tuân trong Chữ người tử tù.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ – Mẫu 9

Cảnh cho chữ đã được Nguyễn Tuân vận dụng thủ pháp đối lập tương phản triệt để, đem lại hiểu quả nghệ thuật cao. Không khí cổ xưa của một thời đã cách xa hàng trăm năm đã được Nguyễn Tuân gợi lại qua ngôn ngữ và cử chỉ của nhân vật. Cảnh cho chữ là một bức tranh giàu chất hội họa, đồng thời ông vận dung linh hoạt kĩ thuật điện ảnh, liên tục chuyển góc, chuyển cảnh, quay cận rồi quay xa giúp người đọc có cái nhìn trọn vẹn về nhân vật.

Cảnh cho chữ là một cảnh đặc sắc, “xưa nay chưa từng có”, kết tinh giá trị nghệ thuật và tư tưởng của Nguyễn Tuân, làm nổi bật và hoàn chỉnh vẻ đẹp nhân cách của mỗi nhân vật. Với cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân đã khẳng định, giữa chốn nhà lao tù ngục, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị mọi thứ mà chính người tử tù với tài năng và cốt cách làm chủ. Qua đó, ông cũng ngầm khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, cái tài hoa và nhân cách cao đẹp với cái xấu xa, độc ác, tàn nhẫn.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ – Mẫu 10

Đoạn truyện ông Huấn Cao cho chữ là đoạn văn hay nhất trong truyện ngắn Chữ người tử tù. Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết nào cũng gợi cảm, gây ấn tượng. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân biến hóa, sáng tạo, có hồn, có nhịp điệu dư ba. Một không khí cổ kính trang nghiêm đầy xúc động, có phần bi tráng toát lên trong đoạn văn.

Chữ người tử tù không còn là chữ nữa, không chỉ là mĩ mà thôi, mà những nét chữ tươi tắn nó nói lên những bão tung hoành của một đời người. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối. Đấy là sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng, đối với sự phàm tục nhơ bẩn, cũng là sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu nô lệ. Sự hòa hợp giữa mĩ và dũng trong hình tượng Huấn Cao là đỉnh cao nhân cách theo lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân, theo triết lí duy mĩ của Nguyễn Tuân.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận của em về cảnh cho chữ – Mẫu 11

Có thể nói cảnh cho chữ trong thiên phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyên Tuân chính là một tình huống vô cùng đắt giá. Nó chính là bài ca ca ngợi sự tài hoa của những con người nghĩa khí, cho sự bất diệt của nghệ thuật. Đồng thời cũng ngầm khẳng định cái đẹp nghệ thuật có sức mạnh lớn lao. Có thể cảm hóa được những điều xấu xa của cuộc đời.

*******************

Trên đây là 11 bài mẫu viết đoạn văn về cảnh cho chữ của Huấn Cao ngắn gọn, hay nhất. Hy vọng sẽ giúp các em có thêm nhiều gợi ý mới lạ để hoàn thiện đoạn văn nêu cảm nhận của em về cảnh cho chữ của Huấn Cao theo văn phong riêng của mình trở nên sinh động, cuốn hút nhất.

cdnthuathienhue.edu.vn

Trường Cao Đẳng nghề Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 209/QĐ-LĐTBXH ngày 22/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Là một trong những trường đào tạo nghề trọng điểm của Tỉnh Thừa Thiên Huế và là một trong 36 trường dạy nghề được đầu tư tập trung bằng nguồn vốn dự án "Tăng cường năng lực đào tạo nghề" giai đoạn 2001-2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Có thể bạn cần

Back to top button